Nguy cơ sông băng đồng loạt tan chảy, phóng thích nhiều tấn vi khuẩn vào sông suối
Chuyên san N ature Communications Earth and Environment đăng cảnh báo nguy cơ các mầm bệnh và hàng ngàn vi khuẩn gây hại có thể rò rỉ vào sông suối và hồ trong quá trình các sông băng tan chảy vì biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu băng ở rìa tây của mảng băng Greenland ĐẠI HỌC ABERYSTWYTH
Báo cáo mới cho thấy hàng tấn vi khuẩn đã được phóng thích từ các sông băng đang tan chảy ở Bắc Bán Cầu. Hiện giới chuyên gia vẫn tìm cách xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ lây lan mầm bệnh cho hệ sinh thái, nhưng trung bình có khoảng 650.000 tấn carbon bị thải trở lại vào không khí mỗi năm vì băng tan do biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi nghĩ rằng các sông băng là nguồn dự trữ nước đóng băng khổng lồ, nhưng bài học chính thu được từ cuộc nghiên cứu này là bản thân chúng cũng duy trì các hệ sinh thái riêng”, theo tác giả Arwyn Edwards của Đại học Aberystwyth (Anh).
Video đang HOT
Trong lúc vi khuẩn tan ra từ sông băng trên núi bị đẩy xuống hạ nguồn, có khả năng chúng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho các hệ sinh thái mà chúng tiếp xúc. Tuy nhiên, đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể loại trừ nguy cơ đến từ mầm bệnh phóng thích do hiện tượng băng tan.
“Chúng tôi chưa có đủ dữ liệu để hiểu rõ giá trị và mối đe dọa đến từ các vi khuẩn trên. Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi về liệu sẽ xuất hiện mầm bệnh của “ngày tận thế” cùng với băng tan. Tôi cho rằng nguy cơ này rất nhỏ, nhưng không phải là không có, vì thế chúng ta cần phân tích mối đe dọa đến từ những vi khuẩn đó”, chuyên gia Edwards cho biết.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn là các nhà khoa học dự đoán được tình trạng tan băng ở 10 sông băng khắp Bắc Bán Cầu sẽ phóng thích hơn 100.000 tấn vi khuẩn vào hệ thống sông ngòi trong 80 năm kế tiếp.
Reuters ngày 3.11 dẫn lại báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết các sông băng nổi tiếng ở núi Dolomites (Ý), công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu.
Các sông băng tại Thụy Sĩ đang tan nhanh kỷ lục
Theo một nghiên cứu được công bố ngày 28/9, các sông băng của Thụy Sĩ đã mất đi 6% thể tích trong năm nay do mùa Đông khô hạn và các đợt nắng nóng thường xuyên xảy ra trong mùa Hè, phá vỡ các kỷ lục băng tan trước đó.
Báo cáo nghiên cứu do Ủy ban Cryospheric (CC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ thực hiện đã chỉ ra tốc độ tan chảy rất nhanh của các sông băng khi 3km khối băng - tương đương 3.000 tỷ lít nước - đã tan chảy và điều này có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nữa.
CC nhấn mạnh 2022 là một năm tai họa đối với các sông băng của Thụy Sĩ khi tất cả các kỷ lục băng tan đều bị phá vỡ. Ủy ban này cho biết thêm rằng tỷ lệ băng tan 2% trong 12 tháng trước đây được coi là điều "cực đoan". CC cho biết thêm hiện tượng tan chảy diễn biến đặc biệt nghiêm trọng đối với các sông băng nhỏ.
Trên thực tế, các sông băng Pizol, Vadret dal Corvatsch và Schwarzbachfirn đã biến mất. Tại khu vực Engadine, các khu vực thuộc bang Valais, miền Nam Thụy Sĩ, và cả ở miền Nam nước này, một lớp băng dày từ 4-6m ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển cũng đã tan chảy hoàn toàn.
Vào giữa tháng 9 này, lớp băng dày một thời bao phủ con đèo giữa sông băng Scex Rouge và Tsanfleuron đã không còn tung tích. Ngoài ra, những thiệt hại đáng kể còn được ghi nhận ngay cả ở những điểm đo cao nhất, bao gồm đỉnh núi Jungfraujoch cao gần 3.500m.
Báo cáo nhấn mạnh xu hướng trên cũng cho thấy tầm quan trọng của các sông băng đối với việc cung cấp nước và năng lượng trong những năm khô nóng. Chỉ riêng lượng nước băng tan trong tháng 7 và tháng 8 đã cung cấp đủ nước trong năm nay để lấp đầy hoàn toàn tất cả các hồ chứa trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Giáo sư Matthias Huss, người đứng đầu Cơ quan giám sát sông băng tại Thụy Sĩ, cho biết nếu nước này tiếp tục trải qua các điều kiện khí hậu cực đoan như năm nay trong vòng 50 năm, tác động sẽ lớn hơn nhiều vì trong 50 năm nữa, giới khoa học dự đoán hầu hết các sông băng biến mất và do đó không thể cấp nước vào mùa Hè khô nóng.
Giáo sư Huss nhấn mạnh rằng không thể làm chậm quá trình tan băng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu giảm phát thải khí CO2 và hành động vì khí hậu thì điều này có thể giúp bảo vệ được 1/3 thể tích sông băng tại Thụy Sĩ theo kịch bản lạc quan nhất. Ngược lại, gần như các sông băng tại quốc gia Trung Âu này sẽ tan chảy vào cuối thế kỷ 21.
Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu được công bố vào tháng 2 năm nay, hiện tượng băng và tuyết tan là một trong 10 mối đe dọa chính mà biến đổi khí hậu gây ra.
Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931 Ngày 22/8, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cảnh báo thể tích các sông băng tại nước này đã giảm một nửa kể từ năm 1931, sau khi lần đầu phục dựng được xu hướng sông băng biến mất trong thể kỷ 20. Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931. Ảnh: Reuters Nghiên cứu đã được đăng...