Nguy cơ quỹ đạo thấp trái đất ‘ngập rác’
Sự gia tăng nhanh chóng số vệ tinh và rác vũ trụ sẽ đẩy quỹ đạo thấp của trái đất đến tình trạng vô phương sử dụng, trừ phi các công ty và những nước liên quan sớm có động thái hợp tác, chia sẻ dữ liệu cần thiết trong quá trình hoạt động tại khu vực này.
Hình ảnh cho thấy mạng lưới dày đặc các vệ tinh trên quỹ đạo thấp trái đất. ẢNH: REUTERS
Đó là lời cảnh báo đến từ ủy ban điều phối giao thông vũ trụ trực thuộc LHQ sau khi nghiên cứu tình trạng trên quỹ đạo thấp trái đất, theo Reuters hôm 2.12.
Giao thông đông đúc ở quỹ đạo thấp trái đất
Dữ liệu của công ty tư nhân Slingshot Aerospace (trụ sở tại Mỹ) ghi nhận hiện có hơn 14.000 vệ tinh, ở quỹ đạo thấp của địa cầu, trong đó có khoảng 3.500 vệ tinh không còn hoạt động.
Bên cạnh đó, khu vực còn tập trung khoảng 120 triệu mảnh vỡ xuất phát từ các vụ phóng, va chạm và khấu hao trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, giới quan sát chỉ có thể theo dõi được vị trí của khoảng vài ngàn mảnh, gọi chung là rác vũ trụ, với kích thước đủ lớn để lọt vào tầm của các công cụ quan sát.
Đồng chủ tịch ủy ban điều phối Aarti Holla-Maini, Giám đốc Văn phòng các vấn đề không gian LHQ, cảnh báo không còn thời gian để mất trước khi thảm họa có thể phát sinh.
“Với quá nhiều thứ được phóng vào vũ trụ, chúng ta buộc phải làm mọi điều cần thiết để đảm bảo an toàn trên không gian, và điều đó có nghĩa là phải tạo điều kiện thuận lợi để các nhà vận hành, dù thuộc nhà nước hay tư nhân, chia sẻ thông tin với nhau nhằm tránh nguy cơ va chạm”, theo bà Holla-Maini.
Bà cảnh báo quỹ đạo thấp trái đất phải được duy trì an toàn nếu muốn tránh tình trạng gián đoạn vô cùng tốn kém có thể xảy ra cho hoạt động viễn thông, điều hướng trên toàn cầu, cũng như dẫn đến trở ngại cho hoạt động khám phá khoa học.
Mô hình vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. ẢNH: REUTERS
Nguy cơ vẫn đang chực chờ trên quỹ đạo thấp
Hồi tháng 8, một tầng tên lửa đẩy của Trung Quốc đã nổ tung, phóng thích hàng ngàn mảnh vụn vào không gian.
Trước đó 2 tháng, một vệ tinh “chết” của Nga cũng phát nổ, tạo ra nhiều mảnh vỡ và buộc các nhà du hành trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) phải di chuyển vào tàu vũ trụ kết nối với ISS để phòng ngừa mảnh vỡ lao trúng trạm.
Dữ liệu của Slingshot ghi nhận các trường hợp vệ tinh ở khoảng cách gần nhau đã tăng 17% trong năm ngoái. Và dự kiến sẽ có thêm hàng chục ngàn vệ tinh tiến vào quỹ đạo trong những năm sắp tới.
Vì rác không gian, giới bảo hiểm phải e dè
Theo tính toán của công ty NorthStar Earth & Space (trụ sở ở Canada), nguy cơ tổn thất tài chính do va chạm trên quỹ đạo có thể lên đến 556 triệu USD trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, đến nay hiện vẫn chưa có một hệ thống tập trung nào cho phép tất cả những nước đang sử dụng vùng không gian quanh trái đất có thể tận dụng. Thậm chí việc thuyết phục họ chia sẻ thông tin cũng gặp nhiều trở ngại.
Trong khi một số quốc gia sẵn sàng làm điều đó, các thế lực không gian còn lại không muốn chia sẻ vì lý do anninh quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều các vệ tinh hoạt động lưỡng dụng và đảm nhận vai trò liên quan đến quốc phòng.
Không ít các tập đoàn còn viện dẫn lý do bảo vệ bí mật thương mại để từ chối chia sẻ.
Rác vệ tinh và tên lửa đẩy Liên Xô-Trung Quốc suýt gây thảm họa trên quỹ đạo
Khoảng cách giữa hai khối rác khổng lồ chỉ 36 m, cho thấy sự cấp bách trong việc dọn dẹp không gian trên quỹ đạo thấp của trái đất để tránh nguy cơ khó lường trong tương lai.
Mô phỏng các mảnh vỡ rác vũ trụ trên quỹ đạo trái đất. Ảnh AFP/GETTY
Leolabs, dịch vụ quản lý hoạt động của vệ tinh và các vật thể khác trên quỹ đạo địa cầu, đã phát hiện hai khối rác khổng lồ suýt nữa va chạm nhau vào ngày 13.9.
Space.com hôm 22.9 đưa tin một trong số này là rác vệ tinh hết hoạt động của Liên Xô, và khối rác còn lại là phần thân tên lửa đẩy của Trung Quốc.
Leolabs xác nhận vệ tinh của Liên Xô là Cosmos 807, trọng lượng 400 kg và được phóng lên quỹ đạo năm 1976, còn rác của Trung Quốc nặng đến 2.000 kg, là tầng đẩy của tên lửa Trường Chinh 4C.
Hai khối rác này đang di chuyển với tốc độ khoảng 7,5 km/giây, hoặc hơn 27.000 km/giờ ở độ cao 689 km.
Một vụ va chạm giữa hai khối rác vũ trụ khổng lồ với kích thước như trên có thể tạo ra khoảng 3.000 mảnh vỡ trên quỹ đạo địa cầu, theo Leolabs.
Khí quyển ở độ cao này rất loãng, có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian để các mảnh vụn nhỏ xuất phát từ những vụ va chạm dạng này có thể rơi xuống địa cầu mà không gây tổn hại gì.
Vì rác không gian, giới bảo hiểm phải e dè
Và trong thời gian chờ chúng rơi xuống, các vệ tinh đang hoạt động trên cùng độ cao đối mặt nguy cơ bị phá hủy trong trường hợp "đụng độ" với rác vũ trụ.
Leolabs tính toán khoảng cách giữa vệ tinh Liên Xô và tầng đẩy của tên lửa Trung Quốc là 36 m, cộng/trừ 13 m.
Một vệ tinh chết và đang rực lửa lao trở lại Trái đất ngày 21-2 Những bức ảnh chụp trong không gian cho thấy một vệ tinh lớn của châu Âu đã chết và đang rực lửa khi lao về bầu khí quyển, dự kiến rơi xuống Trái đất vào ngày 21-2. Công ty hình ảnh thương mại HEO Robotics đã chụp được hình ảnh vệ tinh ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu khi nó bắt...