Nguy cơ phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng từ 53.000 tỷ vốn vay làm BOT, BT
Dư nợ với các dự án BOT, BT giao thông đang tăng trong khi có nhiều dự án doanh thu lại không đạt như dự tính khiến 53.000 tỷ đồng có nguy cơ phát sinh thành nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Trong báo cáo vừa gửi đến Quốc hội để phục vụ kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu từ 21/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018.
Theo báo cáo của Thống đốc, trên cơ sở mức tăng trưởng 13,89% của tín dụng cuối năm 2018, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2019, Ngân hàng nhà nước định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018.
Đáng chú ý, ước đến tháng 9/2019, các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Nguy cơ phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng từ 53.000 tỷ vốn vay làm BOT, BT. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thống đốc lo ngại khi hiện nay, có nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 53.000 tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Theo nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại, việc cấp tín dụng với các dự án BOT, BT (xây dựng – chuyển giao) giao thông hiện nay rất rủi ro, nhất là rủi ro dài hạn. Hai nguyên nhân chính là cơ chế chính sách về thu phí chưa rõ ràng và năng lực tài chính của chủ đầu tư quá yếu. Thực tế, đầu năm nay, đã có ngân hàng phải rao bán tài sản đảm bảo là quyền thu phí phát sinh tại dự án BOT để thu hồi nợ xấu.
Được biết, cách đây không lâu, LienVietPostBank Chi nhánh TP.HCM rao bán khoản nợ có tài sản bảo đảm là quyền thu phí phát sinh tại Dự án BOT nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn I) để thu hồi khoản nợ hơn 457 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn còn dang dở.
Không chỉ LienVietPostBank, hàng chục ngân hàng trót cho vay BOT cũng đang trong cảnh đứng ngồi không yên, bởi hiện có hơn hai chục dự án BOT có lưu lượng xe thực tế thấp hơn so với dự báo. Số liệu của Bộ Giao thông – Vận tải cho thấy, hiện có gần 30 dự án có doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính ban đầu và không đủ trả nợ ngân hàng. Đặc biệt, nếu việc tăng thu phí của các trạm BOT tiếp tục bị hoãn lại so với hợp đồng, dự báo sẽ có gần chục dự án bị “vỡ” phương án tài chính.
Đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng ở Việt Nam là rất lớn, song rủi ro cũng rất cao. Nguyên nhân là các dự án BOT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay dài, chủ đầu tư có năng lực hạn chế, vốn tự có thấp (10-15%), các dự án BOT thường chậm tiến độ, chi phí phát sinh lớn… ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
LienvietPostbank có thể phát hành cổ phiếu tăng vốn thêm 888 tỷ đồng
LienvietPostbank vừa thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ, theo đó, ngân hàng có thể phát hành 88,8 triệu cổ phiếu với giá trị 888 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên mức 9.769 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) vừa thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2019 sau khi đã được ĐHCĐ thường niên năm 2019 thông qua, dự kiến sẽ thực hiện ngay trong nửa cuối năm nay.
Hiện nay, trên báo cáo tài chính, ngân hàng đang có các nguồn tăng vốn sau: lợi nhuận sau thuế và trích lập quỹ năm 2018 (588 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại năm 2017 chuyển sang (237 tỷ đồng) và thặng dư vốn cổ phần 63 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng có thể phát hành thêm 88,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 888 tỷ đồng (tỷ lệ 10% vốn hiện tại) để nâng vốn lên mức 9.769 tỷ đồng.
Sau đợt tăng vốn này, cổ đông lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ tăng sở hữu nắm lên 99 triệu cổ phiếu và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 10,15% vốn.
Mặc dù kế hoạch tăng vốn đã được thông qua từ năm 2018 với mục tiêu đạt hơn 10.300 tỷ đồng vốn, song đến cuối năm 2018, mức vốn điều lệ mới chỉ có gần 7.500 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, năm 2018, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.213 tỷ đồng, giảm 31,4% so với năm 2017 và vượt kế hoạch sau điều chỉnh (mục tiêu chỉ còn 1.200 tỷ đồng). Tổng tài sản đến cuối năm 2018 đạt 175.095 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm.
Năm 2019, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng. Đến hết quý 1, lợi nhuận trước thuế đạt 511 tỷ đồng, và lãnh đạo ngân hàng tự tin có thể hoàn thành mục tiêu đề ra.
Đến 31/3/2019, tổng tài sản đạt 181.901 tỉ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% đạt gần 123.758 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng cũng gần bằng cùng kỳ năm 2018 và đạt hơn 125.843 tỉ đồng. Nợ xấu cuối kỳ ở mức 1.682 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 1,36% dư nợ.
Theo thuonggiaonline.vn
26 dự án BOT sụt giảm doanh thu Các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có nguy cơ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu. Báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN cho biết, trong 57 dự án BOT do cơ quan này quản lý, có 27 dự án có doanh thu tăng...