Nguy cơ nổ ra đối đầu quân sự Mỹ – Trung ở Biển Đông
Việc Mỹ bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông có thể tăng nguy cơ xung đột do tính toán sai lầm, giới chuyên gia cảnh báo.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 13/7 ra tuyên bố về “lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”. Đây được coi là thay đổi quan điểm quan trọng khi làm rõ chính sách của Washington tại Biển Đông, với trọng tâm là bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo điều này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm giữa hai bên, làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự giữa hai cường quốc trên Biển Đông.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng. Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đầu tháng 6 thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, trong đó có điều khoản bổ sung quan trọng là cung cấp tài chính cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI), thể hiện quyết tâm của Washington trong đối phó với Bắc Kinh về mặt quân sự.
Mục đích chính của PDI là “dằn mặt” Trung Quốc, cũng như trấn an các đồng minh thông qua tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở châu Á.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông hôm 6/7. Ảnh: US Navy.
Trước đây, khi đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ thường lên án yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực đàm phán để đi đến thống nhất về chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, tuyên bố về Biển Đông lần này chuyển sang hướng tiếp cận khác, đó là chủ động bác bỏ thẳng thừng yêu sách của Bắc Kinh.
Điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc phản ứng quyết liệt bằng cách đẩy mạnh hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp nhằm đối phó Mỹ, cũng như uy hiếp các nước có tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
“Tuyên bố này không nhất thiết thay đổi những gì Mỹ đã và đang thực hiện ở Biển Đông. Tuy nhiên, có một sự quan ngại rằng Trung Quốc có thể tăng cường thách thức các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Điều này có thể dẫn đến tính toán sai lầm trên biển và nguy cơ xảy ra sự cố”, học giả Collin Koh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nêu quan điểm.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/7 đăng bài bình luận cảnh báo “quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan”, đồng thời đe dọa rằng “các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông”.
Quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ nguồn gốc và cách xử lý đại dịch Covid-19 đến Hong Kong. Tuy nhiên, Biển Đông vẫn là điểm nóng dễ dẫn đến các vụ va chạm giữa lực lượng quân sự hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper từng tuyên bố muốn triển khai thêm binh lực đối phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ gần đây cũng đẩy mạnh các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, trong khi hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz vừa hoàn thành đợt diễn tập chung trên Biển Đông.
“Chính quyền Trump đang cố gắng làm mọi thứ để tăng sức ép với Trung Quốc”, Zhu Feng, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Hợp tác về Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, đánh giá. “Họ khai thác yếu tố Trung Quốc để phục vụ bầu cử, mặt khác thay đổi thái độ với Bắc Kinh”, Zhu cho biết.
Hãng tư vấn rủi ro Eurasia Group ở Mỹ nhận định nguy cơ xảy ra sự cố ở Biển Đông dẫn đến leo thang xung đột đang gia tăng, trong khi khả năng hạ nhiệt ngày càng khó khăn do quan hệ hai nước xấu đi. Công ty này cảnh báo Trung Quốc có thể lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông để “buộc các máy bay quân sự và thương mại quốc tế công nhận chủ quyền của họ”.
“Cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn nổ ra xung đột vì vấn đề này nhưng nó vẫn tồn tại. Nếu lãnh đạo hai nước không có kênh liên lạc hiệu quả về Biển Đông, tình hình rất dễ leo thang vượt tầm kiểm soát”, Zheng Yongnian, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhấn mạnh.
Biển Đông: Philippines đòi bồi thường vụ đâm chìm tàu cá, TQ "ngậm bồ hòn"
Cách tiếp cận nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông từ Philippines được giới quan sát quốc tế đánh giá là chậm, chắc và hiệu quả.
Mới đây, Philippines tiếp tục đòi bồi thường thiệt hại về vụ một tàu cá Philippines bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc.
Philippines quyết đòi Trung Quốc bồi thường vụ đâm chìm tàu cá (ảnh: Asian Times)
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra đã công bố kế hoạch chính phủ nhằm buộc Bắc Kinh bồi thường thiệt hại cho 22 ngư dân bị chìm tàu khi bị tàu Trung Quốc đâm hồi năm ngoái.
Bộ Tư pháp Philippines cho hay, những ngư dân nước này đã suýt chết đuối khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ông Menardo Guevarra cho biết, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng trả bất kỳ khoản bồi thường nào mà Philippines đề nghị về vụ chìm tàu, miễn là phải hợp lý. Trung Quốc cũng thừa nhận lỗi của tàu nước này trong việc gây ra sự cố.
Các chuyên gia cho rằng, dân quân Trung Quốc đã đóng giả làm ngư dân và quấy rối hoạt động của tàu các nước khác trong khu vực Biển Đông.
Philippines đang có sự thay đổi rõ rệt và cứng rắn về lập trường chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
Cùng với việc tăng cường các hoạt động phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines cũng thể hiện lập trường muốn củng cố quan hệ với Mỹ - đối tác an ninh truyền thống.
Đầu tháng này, Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Philippines cũng khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) với Mỹ.
Động thái của Philippines thể hiện chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte ngày càng quan ngại những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ chưa thể hiện rõ ràng rằng liệu nước này có đứng ra hỗ trợ nếu Philippines bị Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông hay không.
Philippines muốn quay về với đối tác an ninh truyền thống là Mỹ trước những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: SCMP)
Tháng 8 năm ngoái, trong chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh, Trung Quốc và Philippines một lần nữa nhắc lại cam kết cùng khai thác, chia sẻ tài nguyên Biển Đông.
Tuy nhiên, hành động nói không đi đôi với làm của Bắc Kinh khiến Manila lo ngại. Theo các chuyên gia, không thể hài hòa lợi ích giữa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với hiến pháp Philippines.
Thêm vào đó, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á càng làm cho cam kết cùng chia sẻ lợi ích giữa Manila và Bắc Kinh rơi vào bế tắc.
Ông Duterte - người đã bước vào năm thứ 5 trong nhiệm kỳ 6 năm làm Tổng thống Philippines - dự kiến sẽ không để Bắc Kinh "che mắt" và đi ngược lại hiến pháp Philippines về sự toàn vẹn lãnh thổ.
"Ngay cả khi khu vực của chúng ta đang ra sức đối phó với Covid-19, nhiều vụ việc đáng báo động đã xảy ra ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng và tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế", Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam chủ trì.
Indonesia phản đối yêu sách 'đường 9 đoạn' Phái đoàn thường trực Indonesia gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bác yêu sách "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. "Indonesia tái khẳng định bản đồ đường 9 đoạn nêu yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và trái ngược với Công ước Liên Hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5

Israel tấn công ồ ạt vào Houthi sau cảnh báo sơ tán ở Yemen?

Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Cục diện bầu cử tổng thống Hàn Quốc

Lầu Năm Góc tiếp tục kế hoạch 'thay máu'

Giáo hoàng Leo XIV công bố tầm nhìn giáo hội

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'

Voi con bị xe tải cán chết, voi mẹ tuyệt vọng tìm cách cứu

Hỏng máy phát điện, 5 ngư dân trôi dạt trên biển suốt 55 ngày

Mỹ lo bùng phát bệnh sởi

Bang Wisconsin kiện chính quyền ông Trump lần thứ 16

Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc
Có thể bạn quan tâm

Á hậu MUT tốn công cạch mặt đàn chị, nịnh Nawat bỏ bạn trai đăng quang cấp tỉnh
Sao châu á
13:22:51 12/05/2025
Vịnh Bái Tử Long: Điểm đến mới cho du lịch hạng sang
Du lịch
13:20:18 12/05/2025
Những người giữ cho ngư trường lặng sóng...
Pháp luật
13:18:59 12/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 12/5: Bạch Dương khó khăn, Thiên Bình chậm trễ
Trắc nghiệm
13:03:44 12/05/2025
Diễn viên "Mùi ngò gai" giải nghệ lấy chồng đại gia: Hiện sống giàu sang, dạy con cũng khéo
Sao việt
12:53:29 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
Nhạc việt
12:32:04 12/05/2025
Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
Thế giới số
12:03:03 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025