Nguy cơ nhiệt độ Trái Đất vượt giới hạn tăng 1,5 độ C
Theo đánh giá mới của Paris Equity Check công bố ngày 6/12, các chính sách về khí hậu của hầu hết các quốc gia giàu có và nhiều nền kinh tế mới nổi có phát thải cao có thể khiến nhiệt độ toàn cầu vượt quá mức tăng 1,5 độ C – mức giới hạn an toàn đã được tái khẳng định tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại thành phố Sharm El-Sheikh (Ai Cập) vào tháng trước.
Các nhà máy nhiệt điện đã hoạt động và đang được xây dựng đe dọa ảnh hưởng đến mục tiêu ngăn chặn sự ấm dần lên của Trái Đất. Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, các chính sách về khí hậu mà các quốc gia giàu có như Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện có thể khiến nhiệt độ toàn cầu tăng từ 2,1 độ C đến 3,4 độ C ngay cả khi các nước này mở rộng tham vọng về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong 18 tháng qua. Cộng với các chính sách về khí hậu của các nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, hậu quả còn tồi tệ hơn – ám chỉ mức tăng nhiệt 5 độ C thảm khốc vào cuối thế kỷ này.
Trong khi đó, phần lớn các quốc gia nghèo nhất thế giới đang trong lộ trình duy trì mức tăng nhiệt Trái Đất trong phạm vi giới hạn 1,5 độ C.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các quốc gia nghèo hơn sẽ cần được các nước giàu hỗ trợ tài chính để duy trì sự phát triển phát thải thấp sau năm 2030.
Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Paris Equity Check- Yann Robiou de Pont nêu rõ: “Thách thức đối với khu vực phía Nam bán cầu (gọi chung cho các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á) là duy trì phát thải thấp sau năm 2030.
Các quốc gia đã đồng ý với mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái Đất trung bình ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức tăng nhiệt này được các nhà khoa học cho rằng an toàn hơn để tránh được những tác động nguy hiểm nhất của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ của Trái Đất đến nay tăng lên 1,2 độ C đã gây ra một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, từ các đợt nắng nóng và hạn hán đến lũ lụt và các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn hơn do nước biển dâng.
Theo ông Henry Kokofu, đặc phái viên của Ghana – nước giữ chức Chủ tịch Diễn đàn nhóm dễ bị tổn thương vì khí hậu, những nước gây ô nhiễm lớn “phải thực hiện và chia sẻ công bằng để giảm mức độ ô nhiễm ngay trong thập kỷ này”.
COP27: LHQ và EU đánh giá thỏa thuận cuối cùng chưa đủ tham vọng về cắt giảm khí thải
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (trái) và Ngoại trưởng Ai Cập, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) trong cuộc họp báo tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập), ngày 17/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thư ký LHQ Guterres nêu rõ: "Hành tinh của chúng ta vẫn đang trong tình cảnh nguy cấp. Chúng ta cần giảm mạnh ngay khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề mà COP lần này chưa giải quyết được".
Đại diện Liên minh châu Âu (EU) cũng có quan điểm tương tự khi bày tỏ thất vọng vì thỏa thuận cuối cùng của COP 27 "vẫn thiếu tham vọng về giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính".
Phát biểu tại phiên bế mạc COP27, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách chính sách khí hậu Frans Timmermans nhấn mạnh, thỏa thuận cuối cùng này vẫn chưa đủ tạo bước tiến cho người dân và Trái Đất. Theo ông Timmermans, những nỗ lực mới của các nước giàu có và cũng là những nước có phát thải lớn vẫn là chưa đủ để tăng cường và đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải.
Thỏa thuận khí hậu cuối cùng được các nước tham dự Hội nghị COP27 nhất trí vào sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), sau khi đã kéo dài thời gian đàm phán thêm 1 ngày. Điều khoản đáng chú ý nhất trong thỏa thuận là việc các nước nhất trí thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" để bù đắp cho các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Thỏa thuận cuối cùng của COP27 bao quát một loạt nỗ lực lớn của thế giới nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ra, thỏa thuận cũng lần đầu tiên đề cập tới năng lượng tái tạo trong khi nhắc lại những kêu gọi trước đây về tăng cường nỗ lực hướng tới giảm dần điện than và loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, điều gây thất vọng cho giới phân tích là thỏa thuận tại COP27 không đi xa hơn so với thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị COP26 tại Glasgow (Anh) hồi năm ngoái liên quan tới các vấn đề chủ chốt.
Theo các nhà khoa học, giới hạn mức tăng nhiệt của Trái Đất ở 1,5 độ C là "hành lang an toàn" trước các tác động mang tính thảm họa do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thế giới đang đi chệch hướng trong thực hiện mục tiêu này và đang tiến tới mức tăng nhiệt 2,5 độ C, căn cứ vào những cam kết và kế hoạch khí hậu hiện nay.
Các nước đang phát triển cần 2.000 tỷ USD/năm để đối phó với biến đổi khí hậu Các nước đang phát triển và mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Đây là nội dung trong báo cáo do chính phủ 2 nước Anh...