Nguy cơ nhiễm trùng khi lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc
Sau khi lấy ráy tai ở tiệm tóc, tai tôi có nhiều mủ, sưng da đau nhức. Tôi có nên tiếp tục lấy ráy tai nữa không?
Tôi có thói quen lấy ráy tai ở tiệm tóc 6 năm nay. Gần đây, tai tôi hay bị sưng kèm mủ trong tai. Nguyên nhân là gì và làm sao để phòng ngừa, thưa bác sĩ? (Văn Long)
Ảnh: Verywell Health
Trả lời:
Tai người có cơ chế bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Ráy tai là kháng sinh tự nhiên giữ môi trường axit trong tai. Khi thường xuyên lấy hoặc lấy sai cách, lớp bảo vệ này không còn, khiến da bị trầy. Lúc đó, tuyến dưới da tiết chất nhầy, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ngứa, sưng và đau.
Video đang HOT
Dụng cụ vệ sinh tai, mũi ở tiệm tóc thường được sử dụng chung cho nhiều người nên sẽ chứa nhiều loại vi khuẩn như kỵ khí, hiếu khí, ram âm, ram dương, siêu vi và vi nấm… Người được lấy ráy tai sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Dùng chung dụng cụ lấy ráy tai không qua khử trùng dễ mắc bệnh viêm nhiễm tai ngoài. Nhiều trường hợp lấy ráy tai gây nấm, rách da ống tai, nhiễm trùng, mưng mủ, rách màng nhĩ…
Mọi người không nên tự ý ngoáy tai hay lấy ráy tai ở tiệm tóc. Người có nhiều ráy tai nên đến bác sĩ tai mũi họng có dụng cụ chuyên dụng giúp làm sạch tai mà không gây tổn thương.
Bác sĩ Phạm Kiên Hữu
Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Theo VNE
Lấy ráy tai rất... đã nhưng chớ nên làm!
Ráy tai có vẻ kinh tởm, nhưng chớ ghét bỏ nó vì nó bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
ShutterStock
Một bài báo được công bố trên trang Allina Health giải thích rằng ráy tai thực sự lành mạnh và mọi người cần nó.
Ráy tai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ống tai chống lại tổn thương thực thể và sự xâm nhập của vi sinh vật.
Theo Natural News, ráy tai được sản xuất trong ống tai ngoài. Ống tai được bao phủ bởi da và da này có các tuyến đặc biệt sản xuất ráy tai. Nó chứa các enzyme giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển trong tai. Ráy tai cũng giữ ẩm cho da ống tai, ngăn ngừa tai bị khô và ngứa.
Ngoài ra, ráy tai ngăn bụi và các hạt bụi bẩn xâm nhập vào tai.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, chúng ta không nên loại bỏ ráy tai. Cách làm sạch tai duy nhất nên xem xét là làm sạch tai ngoài.
Để làm sạch tai ngoài, bạn có thể sử dụng một miếng vải ẩm sau khi tắm để lau, nhưng không sử dụng quá nhiều áp lực khi chà. Bạn không phải lo lắng về ráy tai trong tai vì nó thường sẽ tích tụ, khô và sau đó tự rơi ra khỏi tai, mang theo bụi bẩn.
Chỉ nên loại bỏ ráy tai khi các bác sĩ cần nhìn thấy màng nhĩ để điều trị nhiễm trùng hoặc các vấn đề về tai khác; hoặc khi bị mất thính lực hoặc đau.
Tuy nhiên, một số người vẫn cố muốn loại bỏ ráy tai. Đặt bất kỳ vật dụng nào vào ống tai đều có thể gây nhiễm trùng.
Hầu hết mọi người sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai, điều này không được khuyến khích. Bông tăm được làm chỉ để làm sạch các phần bên ngoài của tai và không phải ống tai. Sử dụng những thứ này sẽ chỉ đẩy sáp vào sâu hơn trong tai. Điều này có thể gây đau tai và tắc nghẽn ráy tai làm cho khó loại bỏ hơn, theo Natural News.
Gần đây, việc sử dụng nến tai đã được chú ý. Tuy nhiên, nến tai không an toàn, cũng không hiệu quả. Sử dụng những thứ này có thể làm bỏng ống tai và có thể gây lỗ thủng trong màng nhĩ. Nến tai cũng có thể gây bỏng ở mặt, ra máu, chấn thương do sáp nhỏ giọt và nguy hiểm hỏa hoạn.
Tốt nhất là đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy rằng bạn có vấn đề về ráy tai. Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định triệu chứng của tình trạng tiềm ẩn. Loại bỏ ráy ra khỏi tai quá mạnh có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác hoặc ống tai bị ngứa, đau hoặc dễ bị nhiễm trùng hơn, theo Natural News.
Theo thanhnien
6 VÙNG CẤM CỦA TRẺ SƠ SINH cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào Những vùng cấm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí là gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu bị tác động, vì vậy cha mẹ cần hết sức cẩn thận. Dưới đây là 6 vùng cấm cha mẹ cần đặc biệt chú ý: Rốn Rôn chinh la vêt thương cua tre sơ sinh, chinh vi...