Nguy cơ nhiễm bệnh do ăn tiết canh và món tái, sống
Ăn món tái, sống chế biến từ lợn; không đảm bảo an toàn, vệ sinh khi giết mổ có thể là nguồn gây bệnh nguy hiểm, do nhiễm liên cầu lợn.
Viêm màng não, nhiễm trùng huyết
Vừa qua, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do liên cầu lợn. Trong đó, bệnh nhân (BN) C.T.L (nam, 44 tuổi, ở H.Tam Nông, Phú Thọ) vào viện ngày 14.5 do sốt cao và nổi ban toàn thân.
Người nhà của BN cho biết, khoảng 10 ngày trước, BN có mổ lợn, sau khoảng 1 tuần thì sốt cao và nổi ban khắp người. BN được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao 40 độ C, thở nhanh, mạch nhanh, kèm theo nổi ban khắp người.
Hình ảnh tổn thương da ở bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn trước và sau điều trị. Ảnh BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Qua khai thác tiền sử, bệnh sử cùng khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết nghi do liên cầu lợn. BN được điều trị bằng các biện pháp tích cực: kháng sinh, lọc máu, chăm sóc vùng da bị tổn thương kết hợp với dinh dưỡng.
Cùng ngày 14.5, ông N.V.Ch (67 tuổi, ở H.Phù Ninh, Phú Thọ) được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng sốt cao, rét run, rối loạn ý thức. BN được các bác sĩ chỉ định chụp chiếu, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm chọc dịch tủy não. Kết quả cho thấy BN bị viêm màng não do liên cầu lợn. Sau 4 ngày điều trị bằng kháng sinh, kiểm soát hô hấp, dinh dưỡng, an thần, người bệnh hết sốt, ý thức cải thiện dần.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Lịch (Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ), liên cầu lợn là vi khuẩn gây bệnh cho lợn và có nguy cơ lây cho người khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn bệnh. Khi có dấu hiệu của nhiễm cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nhận biết bệnh
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.
Vi khuẩn S.suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, cừu, ngựa, trâu, bò, dê, chó, mèo, chim… Bình thường S.suis cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng của lợn. Tuy nhiên, khi lợn mắc bệnh, vi khuẩn này có thể tìm thấy ở các phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục hay trong máu của lợn bệnh.
Với người nhiễm liên cầu lợn này, thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày). Người bị nhiễm vi khuẩn này thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như: tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn từ lợn xâm nhập cơ thể người qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Chưa ghi nhận vi khuẩn này lây truyền từ người sang người.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), các bác sĩ cũng đã tiếp nhận các ca nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Bệnh thường khởi phát là sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Đáng lưu ý, bệnh có thể diễn biến nhanh dẫn đến suy đa phủ tạng, đe dọa tử vong nếu BN đến bệnh viện muộn. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có nguy cơ viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn, thậm chí cùng lúc mắc hai thể bệnh này.
Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Thể sốc nhiễm khuẩn thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng. Tỷ lệ tử vong do liên cầu lợn từng ghi nhận từ 5 – 20%. Nếu khỏi bệnh, thời gian hồi phục thường kéo dài.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Biện pháp phòng bệnh
Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, người dân cần thực hiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch dụng cụ sau khi chế biến. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Lo ngại virus đậu mùa khỉ sẽ nối tiếp đại dịch COVID-19
Nhiều người lo ngại trong bối cảnh thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên đại dịch mới tiếp theo.
Đến ngày 20/5, thêm nhiều quốc gia châu Âu báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp như Tây Ban Nha: 7 ca, Bồ Đào Nha: 14 ca, Italia: 1 ca, Anh: 7 ca, sau khi virus đậu mùa khỉ hiếm gặp - vốn chỉ xuất hiện giới hạn ở châu Phi - được ghi nhận đang có dấu hiệu bùng phát tại Mỹ và Canada.
Nhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2019, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.
Virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo?
Đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp, họ hàng của virus sởi - vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Virus đậu mùa có hai chủng chính là chủng Congo và chủng Tây Phi. Trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỉ lệ tử vong khoảng 10%, và chủng Tây Phi là khoảng 1%.
Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958, và tên bệnh được đặt xuất phát từ thực tế là hai đợt bùng phát một căn bệnh như bệnh đậu mùa xảy ra trên những con khỉ trong phòng thí nghiệm được giữ để nghiên cứu.
Bệnh có biểu hiện tương tự như bệnh đậu mùa, và thường có triệu chứng nhẹ. Các biểu hiện chính thường gặp của bệnh là sốt, đau cơ, sưng mặt và toàn thân. Các nốt mụn nước xuất hiện trên da trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu sốt, đi kèm các triệu chứng như đau nhức cơ, nhức đầu và cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ 5 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi phế quản, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc.
Các bác sĩ hiện vẫn chưa chắc chắn bệnh đậu khỉ lây lan chính xác như thế nào. Họ cho rằng bệnh lây lan khi tiếp xúc gần với vết thương, chất dịch cơ thể hoặc các giọt đường hô hấp của người bị bệnh. Nó cũng có thể lây lan từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với giường hoặc quần áo của người bị bệnh. Hoặc có khả năng lây lan qua việc sử dụng các sản phẩm mà người bị bệnh đã sử dụng và lây lan phổ biến hơn ở những người hành nghề mại dâm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 19/5, thông báo rằng đang phối hợp với giới chức y tế Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) để đánh giá về bệnh đậu mùa khỉ. Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove lưu ý rằng cần "theo dõi việc tiếp xúc để bảo đảm rằng không có thêm sự lây truyền từ người sang người, cũng như truy ngược tiếp xúc để hiểu rõ hơn về nguồn lây nhiễm của các ca bệnh".
Các quan chức Anh cho biết hầu hết các trường hợp gần đây là những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới - và những người này không có tiền sử du lịch đến châu Phi. Điều đó cho thấy căn bệnh này đã và đang lây lan trong nước.
Hiện sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ được cho rằng có thể kiểm soát bằng cách làm sạch các sản phẩm mà những người bị bệnh sử dụng bằng chất khử trùng.
Hiện chưa có vaccine đậu mùa khỉ, song giới chức y tế Anh cho biết vaccine đậu mùa vẫn có hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra 5 hệ lụy nghiêm trọng đe dọa cơ thể Chuyên gia cảnh báo, không chỉ miệng mà tình trạng sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt. Tiến sĩ Azad Eyrumlu, nha sĩ tại Phòng khám Nha khoa Banning Dental Group (Vương Quốc Anh) cho biết việc không giữ răng miệng sạch sẽ dẫn đến các vấn đề như bệnh nướu...