Nguy cơ nào khiến người dùng bị chiếm đoạt tài sản trên Facebook
Trong bài viết trước, báo ĐS&PL đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về lừa đảo trên mạng xã hội. Trong kỳ này, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân.
LTS: Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, nạn lừa đảo càng phức tạp bởi nhiều chiêu trò. Điều này cũng gây khó cho cơ quan chức năng trong điều tra, ngăn chặn. Báo Đời sống & Pháp luật xin gửi tới quý độc giả loạt bài: “Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và viễn thông”.
Để độc giả hiểu rõ hơn những nguy cơ người dùng mạng xã hội phải đối mặt hàng ngày khi tham gia mạng xã hội, phóng viên báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Hữu Trung – Chuyên gia an ninh hệ thống Công ty cổ phần BKAV.
PV: Trước hết, là một chuyên gia an ninh mạng, xin anh hãy cho biết, người dùng mạng xã hội hàng ngày đang đối mặt với những nguy cơ bị đánh cắp tài khoản, thông tin cá nhân như thế nào?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Theo như đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng thuộc BKAV, tình trạng lừa đảo đánh cắp tài khoản mạng xã hội rồi chiếm đoạt tài sản đang diễn biễn phức tạp và ngày càng nở rộ. Thực chất, các hành vi lừa đảo đều bắt nguồn từ việc người sử dụng để lộ thông tin tài khoản dẫn đến những hệ lụy về sau. Theo như thống kê của BKAV trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có hơn 1000 trang web giả mạo facebook được lập ra.
Thủ đoạn của những kẻ đánh cắp tài khoản này tương đối giống nhau, từ một trang web được lập ra như đã nói ở trên, khi người dùng truy cập vào thấy giống giao diện Facebook sẽ điền các thông tin tài khoản để truy cập dẫn đến việc các đối tượng xấu có thể có được các thông tin này và đánh cắp tài khoản.
PV: Ngoài ra nguyên nhân nào khiến người sử dụng mạng xã hội có nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Ngoài việc chúng ta không biết mà nhấn vào những website giả mạo để lộ thông tin rồi bị chiếm tài khoản dẫn đến bị lừa đảo, một bộ phận người sử dụng khác lại trực tiếp gửi thẻ hay tiền cho đối tượng lừa đảo. Đây không còn là việc liên quan đến kỹ thuật nữa mà là vấn đề cho ý thức của người sử dụng.
Anh Nguyễn Hữu Trung – chuyên gia an ninh mạng công ty BKAV
PV: Theo nghiên cứu của công ty BKAV, có hay không việc cá nhân nào đó có thể kích lượng like, share trên facebook mà không cần dùng chức năng quảng cáo? Vì đây là hình thức lừa đảo phổ biến của các đối tượng nhắm vào người sử dụng Facebook để kinh doanh.
Anh Nguyễn Hữu Trung: Các đối tượng xấu ít nhiều có thể thực hiện hành vi tạm gọi là hack like, share. Để làm được điều này, với các hình thức chiếm đoạt thông tin đăng nhập như đã nói ở trên, chúng sẽ sử dụng tài khoản của chúng ta để like, share các fanpage trên mạng xã hội. Một hình thức khác được nhóm đối tượng áp dụng là post những hình ảnh, ứng dụng độc lên facebook, khi người dùng không biết, nhấn vào sẽ dính mã độc và tự động like, share mà không biết.
Như vậy, các hình thức kiểu như hack like đều là phi pháp và hoàn toàn có thể gây tác dụng ngược với người sử dụng.
Video đang HOT
PV: Phía các đơn vị an ninh mạng đã có những biện pháp nào cảnh báo tới cộng đồng mạng nhằm tránh những sự việc đáng tiếc hay chưa?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Chúng tôi đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người sử dụng mạng xã hội nhưng hầu hết mọi việc đều quyết định bởi yếu tố cẩn trọng của người sử dụng. Ví dụ như khi nhận được các tin nhắn thông báo trúng thưởng, khuyến mãi thì mọi người nên xác thực các thông tin này bằng cách tìm hiểu về các đơn vị tổ chức sự kiện như vậy.
Hoặc một trường hợp khác là khi được bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, chúng ta toàn toàn có thể gọi điện, nhắn tin để xác thực trước khi thực hiện giao dịch. Chính sự chủ quan của người sử dụng là yếu tố quan trọng khiến đối tượng xấu có thể thực hiện hành vi lừa đảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành Trung (thực hiện)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bài 9: Sắp "phán quyết" vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất huyện
Sau loạt bài phản ánh về việc áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất huyện được Báo Dân trí đăng tải, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc xác minh. Liệu vụ việc lần này có được "phán quyết" sau nhiều năm mong mỏi, chờ đợi công lý của người dân?
Bà Đàm Thị Lích đang mong chờ ngày "phán quyết" về việc áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất của gia đình bà
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4161/UBND - TD gửi đến UBND huyện Đức Trọng về việc giải quyết đơn thư khiếu nại của bà Đàm Thị Lích (75 tuổi, ngụ số 93 Trần Hưng Đạo, tổ 13, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) về việc đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và xác định lại việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc áp thuế hơn 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất mà bà Lích đã gửi đơn thư khiếu nại.
Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đức Trọng đã giao Phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, kiểm tra, tham mưu UBND huyện giải quyết đơn thư của bà Đàm Thị Lích theo thẩm quyền, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện trước ngày 7/9/2015.
Chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xử lý đơn thư của bà Đàm Thị Lích
UBND huyện Đức Trọng yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo vụ của bà Đàm Thị Lích trước ngày 7/9/2015
Liên quan trực tiếp đến vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất huyện, Chi Cục thuế huyện Đức Trọng đã bị Cục thuế tỉnh Lâm Đồng yêu cầu giải trình toàn bộ vụ việc. Cụ thể, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 2482/CT-QLCKTTĐ, do ông Nguyễn Trọng Thoan, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng ký, chỉ đạo Chi Cục thuế huyện Đức Trọng báo cáo giải trình toàn bộ diễn biến, quy trình luân chuẩn hồ sơ, phát hành thông báo thu tiền sử dụng đất của bà Đàm Thị Lích.
Ngay khi nhận được báo cáo giải trình từ Chi Cục thuế huyện Đức Trọng, Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 2516/QĐ-CT chỉ đạo lập tổ xác minh gồm ông Nguyễn Duy Hoàng, Kiểm tra viên thuế Phòng Kiểm tra Nội bộ làm tổ trưởng và ông Bùi Xuân Đức, Chuyên viên Phòng Quản lý các Khoản thuế thu từ đất làm thành viên. Theo đó, Tổ xác minh có nhiệm vụ làm rõ nội dung Báo Dân trí đã nêu về tiền sử dụng đất của bà Đàm Thị Lích, xác minh căn cứ pháp lý để xác định nghĩa vụ tài chính và ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất hơn 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất của hộ bà Lích.
Báo cáo giải trình của Chi Cục thuế huyện Đức Trọng gửi đến Cục thuế tỉnh Lâm Đồng
Quyết định thành lập tổ xác minh của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng việc vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng của Chi Cục thuế huyện Đức Trọng
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Cục thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện đơn vị này đang phối hợp với UBND huyện Đức Trọng để thống nhất, đưa ra kết quả xác minh cuối cùng về việc áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất của hộ bà Đàm Thị Lích.
Trước đó, trong buổi làm việc với PV Dân trí, ông Phan Anh Tuấn, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng cho rằng, Phòng Tài nguyên chỉ lập hồ sơ, chuyển phiếu thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính, trong đó thể hiện, mảnh đất của bà Đàm Thị Lích thuộc loại đất ở đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài, diện tích đất để xác định nghĩa vụ tài chính là 253,9m2, sử dụng riêng 253,9m2. Nguồn gốc đất do gia đình bà Lích khai phá trước năm 1975, xây dựng nhà năm 1995, lô đất đã được công nhận đất theo quyết định số 419/QĐ-UB ngày 18/12/1993 của UBND huyện Đức Trọng theo tờ xác định mốc thời gian sử dụng đất ngày 23/11/2012 được UBND thị trấn Liên Nghĩa xác nhận. Hạn mức đất ở được xác định như đơn xác nhận diện tích đât ở của bà Lích được ngày 26/11/2012 được UBND thị trấn Liên Nghĩa xác nhận.
Phiếu chuyển thông tin từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng gửi sang Chi Cục thuế huyện Đức Trọng để làm căn cứ xác minh nghĩa vụ tài chính
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, căn cứ vào đâu mà đưa ra mức 253m2 đất thổ cư và 310m2 đất nông nghệp? ông Tuấn giải thích là do người dân có nhu cầu đăng ký bao nhiêu, chúng tôi sẽ lập hồ sơ bấy nhiêu. Căn cứ hầu như theo ý kiến của người đăng ký làm sổ đỏ. "Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên Môi trường chỉ cung cấp thông tin cho Chi Cục thuế, còn việc tính toán thế nào thì do Chi Cục thuế huyện đưa ra" - Ông Tuấn khẳng định.
Phiếu thông tin này được chuyển đi ngày 19/2/2013. Chỉ ngày một ngày sau, tức ngày 20/2/2013, gia đình bà Lích đã nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà, đất số 464/CCT - TB của Chi Cục thuế huyện Đức Trọng với số tiền hơn 5,7 tỷ đồng. Đại diện Chi Cục thuế huyện Đức Trọng khẳng định, từ căn cứ thông tin địa chính, căn cứ bảng giá của UBND tỉnh quy định, hạn mức thu của nhà nước quy định theo thông tư 93. Chi Cục thuế huyện chỉ làm theo quy định, người dân có "giật mình" vì phải đóng hơn 5,7 tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất cho 253m2 đất cũng đành chịu!
Tờ khai xác định mốc thời gian sử dụng đất là ngày 18/12/1993 theo quyết định 419/QĐ-UB ngày 18/12/1993 căn cứ quyết định này thì thời gian sử dụng đất là sau ngày 15/10/1993. Cơ quan thuế căn cứ theo các quy định hiện hành để xác định, thu tiền sử dụng đất. Sau ngày 15/10/1993, thì phải nộp tiền sử dụng đất.
Quyết định 419 của UBND huyện Đức Trọng từng công nhận 610m2 đất của bà Đàm Thị Lích là "Lô đất thổ cư"
Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng Văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa, Đoàn Luật sư TP.HCM nhìn nhận, từ hồ sơ, tài liệu từ gia đình bà Đàm Thị Lích cung cấp có thể xác định toàn bộ diện tích 610 m2 của gia đình bà Lích là đất thổ cư được nhà nước cấp từ năm 1986 và sau này đã được Quyết định 419 của UBND huyện Đức Trọng công nhận là đất thổ cư thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất phải công nhận và cấp GCNQSD đất đối với toàn bộ 610 m2 đất trên cho bà Lích là đất thổ cư (đất ở) và không được tính tiền sử dụng đất.
Lô đất đất thổ cư 610 m2 của gia đình bà Lích là đất đã được nhà nước giao quyền sử dụng từ năm 1986, không phải là đất ở mới được giao theo quy định của Luật đất đai 2003, cũng không phải đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng lên đất thổ cư để ở. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền của huyện Đức Trọng dựa trên các quy định về hạn mức giao đất ở để tách diện tích đất của bà Lích thành 2 thửa, một thửa đất nông nghiệp (310 m2), một thửa buộc phải đóng tiền bằng với mức tiền sử dụng đất trong trường hợp nhà nước giao đất mới vượt hạn mức giao đất ở là chưa đúng quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 3 Điều 103 Luật đất đai năm 2013 hiện đang có hiệu lực.
"Cũng nói thêm rằng, thực tế là các quy định pháp luật về đất đai của nước ta từ sau 1975 đến nay có nhiều thay đổi, khối lượng văn bản rất lớn, nên các cán bộ làm công tác quản lý đất đai nếu không hiểu rõ và không nắm bắt kịp các thay đổi sẽ dễ có những sai sót không nhỏ và gây thiệt hại cho người sử dụng đất" - Luật sư Lễ chia sẻ.
Cả một đời lao động vất vả, bà Lích cũng chưa bao giờ mơ đến có được số tiền 5,7 tỷ đồng mà đóng thuế đất
Luật sư Lễ thông tin thêm: "Việc xác nghĩa vụ đóng thuế phải đúng pháp luật nhưng bên cạnh đó cũng phải suy nghĩ thêm rằng: Nếu khi số tiền thuế đất phải nộp còn nhiều hơn mấy lần số tiền mà người dân bán miếng đất đó thì vậy có khuyến khích người dân đóng thuế để cầm được "sổ đỏ" thì có lợi ích gì không? Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền đang trong thời gian điều tra, xem xét lại toàn bộ hồ sơ sử dụng đất của bà Lích, do đó Công văn báo cáo của Chi Cục Thuế huyện Đức Trọng chưa phải là kết quả trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Với những thông tin Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng quan tâm đến vụ việc của bà Lích và trả lời Báo Dân trí gần đây tôi rất có lòng tin rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ sớm làm rõ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình bà Lích".
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Trung Kiên
Theo Dantri
Tay không bắt cướp có HIV, một cán bộ phường dính nguy cơ phơi nhiễm Trong luc vât lôn vơi tên cươp co HIV, vị chi huy quân sư phương bi đôi tương cao xươc tay, mau đôi tương dinh vao vêt xươc gây nguy cơ phơi nhiêm... Sư viêc xay ra vao khoang 11h35 ngay 31/7 tai đương Đăng Văn Ngư (canh đương vao tru sơ UBND phương Trung Tư - Đông Đa - Ha Nôi). Thơi...