Nguy cơ mở một cửa biển mới sau mưa lũ
Một đoạn bờ biển dài đã bị triều cường và sóng biển tấn công tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), có nguy cơ mở một cửa biến mới.
Tại bãi biển này đã xuất hiện hiện tượng xâm thực những năm qua. Hiện toàn bờ biển gần 4 km đã bị xâm thực nặng, ăn sâu vào mép tỉnh lộ 21. Nước ngập qua đường tấn công vào nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân với khoảng 15 hecta bị ngập trực tiếp.
Ông Nguyễn Hữu, quyền Chủ tịch UBND xã Vinh Hải cho biết, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, từ ngày 1/11, nước biển xâm thực đã mở ra một cửa biển có chiều dài hơn 100m. Nước biển đã ăn sâu vào đất liền khá lớn.
Nước biển tràn vào bờ ở đoạn cửa biển mở vào đất liền
Trước thực trạng này, chính quyền cùng với người dân đã rọ đá gia cố tạm thời. Ông Hữu mong muốn cấp trên sớm có các biện pháp chống sạt lở và xây bờ kè ở đây để dân yên tâm.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế – ông Bùi Thanh Hà đã về kiểm tra tình hình mưa lũ và sạt lở do biểm xâm thực ở xã Vinh Hải. Phó Bí thư yêu cầu sau lũ huyện phải nhanh chóng tổng hợp, đề xuất phương án xử lý sạt lở bờ biển Vinh Hải, nếu không sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa của bà con.
Sạt lở nặng tại biển Vinh Hải do biển tấn công
Nhiều đá gia cố đã bị sóng đánh tan
Video đang HOT
Một cửa biển mới đưa nước vào bờ
Nước biển vào ngập diện tích canh tác của người dân
Tình trạng xâm thực do biển ở Vinh Hải ngày càng mạnh.
Nhiều dân đã phải di dời – bỏ hoang ngôi nhà bên bãi biển
Sóng tại khu vực này rất lớn
Sức tấn công của thiên nhiên dữ dội.
Đại Dương
Theo Datri
Khánh Hòa: Xót xa nhìn vườn chuối đổ như ngả rạ, nông dân mất Tết
Đó là những lời than vãn, nghe rất xót xa của các hộ trồng chuối tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Sau cơn bão số 12, PV Dân Việt đã đến khu vực xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, một vùng chuyên trồng chuối và được xem lớn nhất khu vực tỉnh Khánh Hòa. Toàn bộ những vườn chuối hiện đều bị bật gốc và ngã đổ, các cây chuối ngã tính không xuể. Đi đến nhà nào, người dân cũng đều lắc đầu than vãn mất trắng hết rồi chú ơi, chẳng còn gì nữa cả...
Ông Nguyễn Xuân Anh đang chặt các buồng chuối để vứt bỏ
Một buồng chuối bị bùn đất vùi lấp
Đang loay hoay bên vườn chuối 5 sào, ông Nguyễn Xuân Anh (xã Suối Cát, Cam Lâm) cho biết: "Vườn chuối 520 gốc này là chuối cấy mô tôi trồng được hơn 1 năm, sau khi chăm sóc đã có trên 80% gốc chuối có buồng. Ông đang mừng thầm vì dự kiến bán vào thời điểm Tết này, mỗi buồng nhẩm tính giá từ 0,8 - 1 triệu đồng. Ai ngờ, cơn bão 12 đi qua đã cuốn sạch, chuối đã bị gãy nữa thân rất nhiều nằm la liệt trong vườn, chỉ còn cách chặt vứt bỏ".
Ông nói, đau xót hơn là vườn diện tích 2ha chuối và xoài nằm trên đồi, bão qua đã cướp mất. Cả hai ngày nay ông không lên vườn này vì cảm thấy chán nản, bao nhiêu vốn liếng công sức giờ đã trở thành con số không. Gia đình ông thiệt hại ước tính khoảng gần 200 triệu đồng.
Chuối gãy nằm la liệt, tính không xuể
Nằm sát bên cạnh, bà Lê Thị Mai cho hay, gia đình có 3 sào chuối, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng. Nhờ nguồn này mà có tiền nuôi con cái ăn học và trang trải trong gia đình. Cơn bão tràn vào đã làm cho vườn chuối hư hết, giờ gia đình không biết lấy nguồn nào để sống...
Bão số 12 đi qua đã làm cho nhiều diện tích chuối của người dân xã Suối Cát thiệt hại nặng
Theo đại diện địa phương cho biết, chuối là một trong những cây chủ lực, bà con có thu nhập chủ yếu từ trồng các giống chuối cau, chuối mốc, chuối mùi hương, với diện tích khoảng 1.000ha chuối. Cơn bão 12 đổ bộ làm cho nhiều hộ bị mất trắng, nhiều hộ lâm vào cảnh lao đao.
Theo Danviet
Số người thiệt mạng vì mưa bão ở Khánh Hòa vẫn chưa dừng lại Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa, tính đến 7h sáng 8/11, bão Damrey (bão số 12) đã khiến 42 người trên địa bàn tỉnh này tử vong, 2 người mất tích. Ngoài ra, báo cáo nhanh cũng cho biết đến sáng nay 8/11, tỉnh Khánh Hòa có hơn 2.500 căn nhà sập hoàn toàn; hơn 58.200 căn...