Nguy cơ mâu thuẫn leo thang giữa OPEC+ và Mỹ
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC cảnh báo sẽ có đòn đáp trả nếu Mỹ ra kế hoạch mở kho dự trữ dầu chiến lược của nước này.
Một nhà máy lọc dầu tại Texas (Mỹ). Ảnh: AP
Diễn biến này được cho có thể gây ra cạnh tranh về kiểm soát thị trường năng lượng toàn cầu. Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết Tổng thống Joe Biden dự kiến ngày 23/11 thông báo kế hoạch mở Kho Dự trữ Dầu Chiến lược cùng thời điểm với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Động thái này nhằm mục đích hạ nhiệt giá dầu đã tăng mạnh trong năm nay. Mỹ hiện là nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Các đại biểu của OPEC cho biết việc tung hàng triệu thùng dầu ra thị trường là không công bằng trong tình hình hiện nay. OPEC và các nước liên minh dự kiến gặp gỡ vào ngày 2/12 để dự liệu về việc tăng sản xuất dầu lên 400.000 thùng/ngày vào tháng 1/2022.
Video đang HOT
Trước đó, 23 quốc gia thành viên OPEC đã phớt lờ đề nghị của Tổng thống Biden và nhiều nhà lãnh đạo khác vào đầu tháng này về việc tăng cường nguồn cung vốn bị gián đoạn trong thời gian đại dịch.
Đối với Tổng thống Biden, việc phối hợp cùng một số quốc gia tung kho dự trữ dầu có thể là chiến thắng ngoại giao cho Mỹ, đặc biệt khi có sự góp mặt của Trung Quốc. Vấn đề này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận với Tổng thống Biden trong hội nghị trực tuyến vào tháng 11.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 20/11 cho biết chính phủ của ông đang cân nhắc mở kho dự trữ dầu, phối hợp với các quốc gia như Mỹ. Các quan chức Ấn Độ vào ngày 22/11 cũng tiết lộ có khả năng nước này sẽ tham gia.
Diễn biến này cũng đồng nghĩa với lần mở kho dự trữ dầu thô lớn nhất từ các nền kinh tế ngoài sự bảo hộ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trước đây, việc mở kho dự trữ dầu lớn có sự phối hợp của IEA với Trung Quốc không phải thành viên, ví dụ như trường hợp năm 2011 có tổng cộng 60 triệu thùng dầu được đưa ra khi nguồn cung bị gián đoạn bởi tình hình ở Libya.
Theo Bloomberg, trong môi trường lạm phát với giá tất cả các mặt hàng đều tăng, những nền kinh tế lớn sẽ có sức chịu đựng kém với giá dầu tăng.
Giá dầu châu Á giảm sau quyết định của OPEC+
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 2/9 sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC , nhất trí duy trì chính sách đưa nguồn cung trở lại thị trường theo lộ trình từng bước tại thời điểm số ca mắc COVID-19 trên thế giới gia tăng và nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ vẫn đóng cửa.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 13 giờ 50 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc giảm 15 xu Mỹ (0,2%) xuống 71,44 USD/thùng, sau khi giảm 4 xu Mỹ trong phiên 1/9. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 20 xu Mỹ (0,3%) xuống 68,39 USD/thùng, sau khi tăng 9 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Ngày 1/9, OPEC đã nhất trí duy trì chính sách nới lỏng dần thỏa thuận cắt giảm sản lượng, theo đó sẽ có thêm 400.000 thùng dầu/ngày được bơm vào thị trường hàng tháng. OPEC cũng đã nâng dự báo nhu cầu dầu cho năm 2022, trong khi phải đứng trước sự hối thúc tăng sản lượng từ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đánh giá cao động thái tái khẳng định cam kết tăng nguồn cung nói trên của OPEC .
Các nhà máy lọc dầu tại bang Louisiana của Mỹ sẽ mất vài tuần để hoạt động trở lại sau khi cơn bão Ida "quét" qua khu vực này, trong đó nhiều cơ sở khai thác phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và nước, có khả năng làm giảm nhu cầu dầu.
Cơ quan quản lý hoạt động khai thác dầu ngoài khơi của Mỹ cho biết các công ty năng lượng đang nỗ lực khởi động lại các cơ sở và đường ống dẫn dầu tại vùng Vịnh, nơi cung cấp khoảng 1,4 triệu thùng dầu, vẫn đang bị đóng cửa.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 1/9 cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 7,2 triệu thùng và các sản phẩm dầu mỏ do các nhà máy lọc dầu cung cấp đã tăng lên mức cao kỷ lục bất chấp số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn quốc.
Tập đoàn Shell công bố kế hoạch chuyển trụ sở từ Hà Lan sang Anh Shell sẽ loại bỏ từ "Royal Dutch" ra khỏi tên công ty sau 130 năm và chuyển trụ sở sang Vương quốc Anh sau khi hứng chịu sức ép từ các nhà hoạt động ở Hà Lan yêu cầu cắt giảm lượng khí thải độc hại. Một nhà máy lọc dầu của Shell ở Rotterdam, Hà Lan. (Nguồn: AFP) Tập đoàn năng lượng...