Nguy cơ mất tình yêu vì trò đùa quá trớn của cô em họ
Bạn gái cho tôi xem những bức ảnh, người trong ảnh là tôi và bên cạnh là một cô gái tạo dáng ở mọi tư thế.
Dù là anh em họ nhưng tôi và em mới biết nhau cách đây 2 năm, lý do là khi tôi còn ở nhà thì em ít tuổi, đang đi học và ít giao lưu với bạn bè người thân họ hàng. Em lớn hơn chút tôi lại phải xa nhà để theo đuổi con đường học vấn và công việc. Thời gian tôi về nhà cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay và đó là những dịp nghỉ lễ tết, vỏn vẹn được hơn tuần lại phải xa nhà để vùi đầu vào cơ số công việc gần như là giống nhau. Tất nhiên với thời gian ngắn ngủi như thế thì gia đình, họ hàng luôn được tôi ưu tiên thăm hỏi trước rồi mới đến bạn bè và những việc khác.
Mỗi lần về tôi đều ghé qua gia đình em chúc tết và tặng quà bố mẹ em nhưng chưa lần nào chúng tôi trực tiếp ngồi nói chuyện như hai anh em. Bố mẹ em là người hiền lành, chịu khó và rất được lòng anh em, bạn bè, hàng xóm. Dù thời gian không có nhiều nhưng mỗi khi đến nhà chơi tôi luôn dành gần một ngày để giúp gia đình em một số công việc trang trí dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết và ăn bữa cơm gia đình. Trong khi tôi và bố mẹ em tất bật với bao nhiêu việc thì em tỏ ra chẳng hề quan tâm và giúp đỡ gì, chỉ thích ngồi một mình trong phòng ngủ lướt mạng, thỉnh thoảng nói chuyện điện thoại với người nào đó mà em tỏ ra rất thích thú. Đôi khi em chỉ đi ra ngoài nhìn cả nhà làm việc rồi lại quay vào trong và tiếp tục với những câu chuyện còn dở dang trên mạng.
Thực chất tôi cũng không muốn biết em nghĩ gì, làm gì và ra sao vì ở cái tuổi đó ham chơi và suy nghĩ còn bồng bột cũng là lẽ thường. Cho đến khi cả nhà xong việc và bước vào bữa cơm gia đình, em cũng không hề đả động gì đến việc nội trợ dọn dẹp giúp đỡ bố mẹ, thậm chí cũng không ăn cơm tối vì còn bận với vô số câu chuyện ảo trên mạng. Bố mẹ em dường như đã quen với việc đó và tôi đoán nó diễn ra gần như hàng ngày, hàng tuần để rồi em xem như đó là tất yếu vì không ai có thể nói gì hơn.
Trong bữa cơm tôi cố ý nhắc đến thái độ của em, bố mẹ em chỉ cười rồi bảo “Nó khi nào chẳng như thế, không ai nói được vì khi làm nó không vừa ý thì lại bỏ đi chơi với mấy người có lai lịch và thân thế không rõ ràng. Với lại sức khỏe của nó cũng không tốt lắm, nên gia đình không ai muốn làm nó buồn”. Đến đây thì tôi hiểu tại sao em lại cư xử như thế và cũng biết em ngang bướng, bất trị đều có lý do.
Trong bữa cơm bố mẹ em cũng muốn tôi tư vấn cách giúp em học tốt hơn và định hướng nghề nghiệp sau này vì dù gì tôi cũng trải qua thời học sinh, sinh viên và bây giờ đã đi làm. Bố mẹ em cũng có ý tin tưởng và giao em cho tôi quản lý, dạy dỗ vì họ bất lực. Mặc dù không có nhiều thời gian nhưng cũng không có lý do gì để tôi từ chối. Tôi suy nghĩ và muốn giúp gia đình thay đổi tư duy, ý thức của em. Tôi xin nghỉ phép một tháng và ghé nhà em thường xuyên hơn để theo dõi lối sống, suy nghĩ, hướng em đi đúng quỹ đạo tôi và bố mẹ em đã vạch ra.
Em cũng tỏ ra khá nghe lời từ những lần anh em nói chuyện và lúc tôi đưa đi chơi những trò chơi hơi quái dị do em nghĩ ra. Quan trọng là em thích và tôi cũng sẽ thấy được cá tính của em rõ hơn. Một điều nữa tôi muốn em không sống theo bản năng, không phụ thuộc vào những trò ảo trên mạng internet. Dường như với em khi đã quen và thích cái gì thì rất khó bỏ. Ngay cả việc đi chơi cùng một người anh họ như tôi cũng thành thói quen của em và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chính mình đã hình thành cho em thói quen đi đâu cũng có anh đi cùng, làm gì cũng gọi điện hỏi anh và rắc rối hơn là đêm khuya vẫn phải thức để trả lời mấy cái tin nhắn mà chính tôi cũng chẳng hiểu em đang đề cập đến những điều gì.
Video đang HOT
Gần một tháng hai anh em đã hiểu nhau nhiều hơn, em cũng thay đổi nhiều, không còn như trước. Bố mẹ em đã thấy được những thay đổi tích cực đó và đến lúc tôi phải tiếp tục công việc của mình sau kỳ nghỉ phép. Tháng đầu tiên tôi xa em nhưng hàng ngày anh em vẫn đều đặn nhắn tin, trò chuyện qua điện thoại. Những câu chuyện, suy nghĩ ở cái tuổi của em tôi hiểu khá rõ và không khó để giúp em giải tỏa những vấn đề đó. Dường như tôi là thần tượng cũng như nhà tư vấn tâm lý miễn phí của em.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì cho đến một lần cô bạn gái của tôi nổi cơn thịnh nộ đòi chia tay không biết lý do, hỏi chỉ khóc và không nói. Ở tình huống đó tôi chẳng biết làm sao, cô ấy không nói thì tôi cũng chịu, cứ nghĩ chắc thấy tôi đi cùng người con gái nào đó (vì tôi hay đi cà phê với mấy cô bạn học vào dịp cuối tuần). Gọi điện bạn gái không nghe, nhắn tin không trả lời. Làm đủ mọi cách tôi cũng không thể biết vì sao bạn gái như thế.
Một tuần sau đó tình trạng cũng không cải thiện là mấy, cô ấy không hề gọi điện nhắn tin, còn tôi vẫn đều đặn nhắn tin quan tâm hàng ngày nhưng nhận lại được là sự im lặng đến khó hiểu. Rồi bao lần im lặng, bạn gái nhắn tin đòi gặp. Cô ấy nói “Tại sao anh có thể lừa dối em lâu đến như vậy, tại sao anh lấy đi niềm tin của em dành cho anh bấy lâu nay. Nếu anh yêu người con gái khác thì cứ nói thẳng với em, dù em yêu anh nhiều nhưng vẫn sẽ chấp nhận ra đi, chấp nhận đau một lần nhưng bù lại sẽ không bị mang tiếng cướp người yêu của kẻ khác”.
Bạn gái cho tôi xem những tin nhắn trên Facebook từ một người con gái tự xưng là bạn gái ở quê của tôi. Tôi thực sự không tin vào mắt mình khi đọc những tin nhắn đó, có điều tôi không biết người con gái nhắn tin với bạn gái mình là ai, có mục đích gì. Bạn gái tôi không tin và vẫn khẳng định đó là người tôi quen, không phải bất cứ ai giả mạo. Cô ấy khóc và tiếp tục nói “Em có thể bỏ qua người con gái nói chuyện trên Facebook nhưng không thể bỏ qua việc anh phản bội và công khai vào nhà nghỉ với người con gái khác, đó là sự xúc phạm. Em không thể tiếp tục yêu, tin tưởng anh nữa”.
Nếu em không đưa thêm mấy bức ảnh chụp tôi và người con gái đó đang trong phòng của nhà nghỉ thì tôi cũng thấy bật cười vì trí tưởng tượng phong phú hoặc là sự tin người quá đáng của em. Đến bản thân tôi cũng không biết mình đã vào nhà nghỉ cùng ai thì tại sao em biết và hơn nữa lại có cả ảnh. Thật bất ngờ, người trong bức ảnh là tôi và bên cạnh là một người con gái tạo dáng ở mọi tư thế nhưng tuyệt nhiên không có những hình ảnh nhạy cảm hoặc những hành động thiếu tế nhị mà giống như hai người bạn hoặc hai anh em đang chụp ảnh cùng nhau. Mặt của cô gái đã được che mất bởi phần mềm chỉnh sửa ảnh nhưng không khó để nhận ra đó là cô em họ nghịch ngợm của mình.
Hóa ra đây là trò đùa của cô em gái. Kỳ nghỉ hè vừa rồi em có xin phép bố mẹ vào Sài Gòn thăm tôi. Chỗ tôi ở thuộc ký túc của công ty và rất hạn chế việc bạn bè hay người thân là con gái ở chung phòng nên đành thuê nhà nghỉ cho em. Những lần cô bé gọi tôi đến đón đi chơi, hai anh em có chụp hình chung trong phòng nhưng tôi chỉ nghĩ rằng mấy đứa con gái mới lớn thường thích chụp ảnh tự sướng rồi đăng lên Facebook chứ không vì lý do nào khác. Với lại chúng tôi là anh em thì chẳng có gì phải ngại cả. Bây giờ tôi có thể khẳng định người nhắn tin và gửi ảnh cho bạn gái là một và đó là em họ.
Tôi đã cố gắng giải thích rằng đó là sự hiểu lầm, người nhắn tin và gửi hình cho bạn gái là em họ nhưng cô ấy không tin. Chỉ còn cách tôi phải gọi điện cho em họ nghịch ngợm để giải oan. Bất ngờ hơn khi em họ nghe máy và nói chuyện cùng cô người yêu của tôi thì em lại một mực phủ nhận không biết gì cả, không gửi tin nhắn, không gửi ảnh, cũng chưa vào Sài Gòn thăm tôi bao giờ. Chỉ nghe xong bao nhiêu đó cô người yêu không nói câu nào, thẳng tay cho tôi một cái tát rồi bỏ về. Từ hôm đó đến giờ tôi không thể liên lạc, cũng không gặp bạn gái để giải thích. Cô ấy không tin những gì tôi nói, còn em họ vẫn chưa có ý định dừng trò đùa quái ác dù tôi có năn nỉ hay thẳng thừng lớn tiếng với em qua điện thoại. Hiện tại tôi đã bó tay, không biết làm sao để cho bạn gái mình hết hiểu lầm, cũng chẳng có cách nào trị nổi cô em họ ngỗ ngược. Mong được các độc giả tư vấn.
Gửi em họ của anh: “Nếu em còn xem anh là anh trai thì hãy dừng ngay trò đùa này lại đi. Có thể nó sẽ làm em vui và hứng thú nhưng anh thì không vui chút nào cả. Chẳng may mọi chuyện vượt quá giới hạn của một trò đùa thì không những anh sẽ mất đi người mình yêu thương mà em cũng mất đi người chị dâu tốt trong tương lai đấy. Hãy tưởng tượng em đang cầm một ngọn lửa để đùa giỡn và thật không may chính trò đùa của em lại đốt cháy ngôi nhà của người thân mình đã cất công xây dựng bao năm qua đấy”.
Theo Blogtamsu
Những lý do khiến các cặp đôi thường "vỡ mộng" sau hôn nhân
Hầu hết các cặp đôi khi yêu đều mong nhanh chóng có được cái kết viên mãn - một đám cưới - một gia đình. Vậy nhưng khi kết hôn rồi, họ mới chợt nhận ra hôn nhân không đẹp như mộng tưởng.
1. Cái tôi quá lớn
Nhiều cặp đôi, do cái tôi quá lớn khiến cho cuộc sống vợ chồng thiếu sự đồng thuận. Hôn nhân trở nên "vỡ mộng" do quá coi trọng cái tôi của chính mình. Nếu trong trường hợp cả hai bạn đều quá đề cao cái tôi của bản thân và nhất mực cho rằng vấn đề - quan điểm nào của mình đưa ra đều đúng, không để ý đến suy nghĩ của người khác thì chắc chắn mâu thuẫn ngày càng chất chồng và dẫn đến rạn nứt tình cảm.
Một khi bạn không đủ hoặc thiếu lòng kiên nhẫn đối với mọi thứ trong cuộc sống gia đình, đối với người mà bạn yêu thương thì hôn nhân của bạn sẽ rơi vào tình thế "vỡ mộng" và bế tắc.
2. Thiếu hoà hợp về tình dục
Khi hai người kết hôn với nhau, việc hòa hợp tình dục cũng là một trong những yếu tố kéo hai người lại gần nhau hơn. Một khi hai bạn gặp trục trặc về vấn đề tình dục thì chắc chắn cuộc hôn nhân đó cũng kéo theo những rắc rối. Và lúc đó bạn sẽ nhận ra, hôn nhân không phải chỉ có tình yêu là đủ mà nó còn đòi hỏi cả sự đồng điệu về thể xác.
3. Lộ những thói xấu
Khi còn trong giai đoạn tìm hiểu và yêu nhau, các cặp đôi thường khó nhận thấy nhược điểm cũng như thói xấu của đối phương. Bởi phần lớn họ chỉ thể hiện những điều tốt đẹp để ghi điểm, "lấy lòng" nửa kia. Hơn nữa, trong giai đoạn hẹn hò, các cặp đôi chỉ có một khoảng thời gian nhất định ở bên nhau, vì thế các thói quen, tật xấu ít có cơ hội bộc lộ. Trong khi đó, khi đã về chung một nhà thì phần thói xấu của từng người dần dần lộ ra: lười nhác, xuề xòa trong ăn mặc, tụ tập bạn bè... Thực tế đã không ít các cặp đôi thấy choáng váng vì những tật xấu "bỗng nhiên xuất hiện" ở nửa kia vốn hoàn hảo của mình. Và dĩ nhiên, hình ảnh hoàn hảo, lấp lánh một thời về người đó lúc này bỗng vỡ vụn.
4. Áp lực về tài chính
Tài chính là một trong những vấn đề khiến nhiều cặp đôi trở nên căng thẳng, xung đột với nhau sau hôn nhân. Bởi sau khi kết hôn, cả hai sẽ có rất nhiều vấn đề mà các cặp đôi phải sử dụng đến nguồn tài chính tích lũy của cả hai. Từ các khoản tiền chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày, đến việc thăm hỏi gia đình nội ngoại, họ hàng, đến việc mua nhà, đổi xe... sẽ khiến cho các cặp vợ chồng lúc nào cũng thấy quay cuồng vì thiếu tiền.
Nguồn tài chính eo hẹp trong khi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của vợ chồng ngày càng lớn khiến cho không ít các cặp vợ chồng mới cưới rơi vào cảnh bế tắc. Từ đó nảy sinh sự cãi vã, chì chiết nhau. Tâm lý mệt mỏi, chán nản khiến cho các cặp đôi thấy hôn nhân là một mớ bòng bong của những rắc rối.
5. Va chạm, mâu thuẫn khi sống chung với các thành viên trong gia đình chồng hoặc vợ
Va chạm, mâu thuẫn của các thành viên khi sống chung trong gia đình chồng hoặc vợ là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào. Việc khác nhau về tính cách, thói quen, nhu cầu, sở thích, lối suy nghĩ khác nhau do độ tuổi giữa các thành viên trong gia đình là các nguyên nhân thường gặp gây ra mâu thuẫn. Điều quan trọng là khi mâu thuẫn xảy ra, chúng ta biết cách xử lý và hoà giải êm thắm mọi việc. Điều này nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào.
Chính vì ngại các mâu thuẫn sẽ xảy ra khi sống chung với gia đình chồng hoặc vợ, đa số các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam đều mong muốn có một căn nhà riêng sau khi kết hôn để cùng xây dựng tổ ấm bắt đầu cho cuộc sống hôn nhân.
Theo Saga/Afamily
Vô cùng lo lắng vì chồng quan tâm tới cháu gái quá mức Tôi nhận thấy từ khi cô cháu đến, chồng chỉ nói chuyện với cháu, rất ít nói chuyện với tôi. Thực tế là cô cháu cũng không chơi với con tôi nhiều mà bận nói chuyện với chồng tôi. Tôi đang cùng chồng và con gái đi du lịch ở biển. Hôm qua trước khi đi, chồng nói cô em cùng cha khác...