Nguy cơ mất hàng không giá rẻ
Áp giá sàn vé hàng không sẽ hạn chế khả năng đi lại của người dân, khó khả thi. Đặc biệt, áp giá sàn coi như “khai tử” hàng không giá rẻ.
Theo các chuyên gia, việc áp giá sàn có thể tiêu diệt hãng hàng không giá rẻ và làm giảm khả năng đi lại của người dân. Trong ảnh: Khách lấy vé lên máy bay của một hãng hàng không giá rẻ – Ảnh: Hữu Khoa
Đó là nhận định của các chuyên gia và của chính hãng hàng không. Vì hình thức áp giá sàn vé máy bay nội địa đi ngược lại xu thế mở rộng cạnh tranh, cản trở khả năng giảm giá…
Triệt tiêu cạnh tranh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Hãng hàng không Vietjet Air cho rằng việc áp dụng giá sàn trên các đường bay nội địa theo đề xuất của một số hãng hàng không tại VN gần đây là khó khả thi. Lý do, với đội bay đa dạng chủng loại máy bay khác nhau nên chi phí khai thác của các hãng là khác nhau.
Bên cạnh đó, tiêu chí tính toán chi phí của các hãng hàng không rất khác nhau. Có hãng tính trên ghế/km, có hãng tính trên hiệu quả chuyến bay, thậm chí trên hiệu quả tài chính của cả một năm…
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, đánh giá việc Vietnam Airlines (VNA) và Jetstar Pacific (JPA) đề nghị áp giá sàn đối với đường bay tuyến nội địa là rất vô lý.
Cho rằng đề xuất này là để bảo vệ lợi ích của hãng hàng không chứ không bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ông Thỏa tiết lộ cách đây 5 năm, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã thảo luận kỹ và chốt lại chỉ quy định giá tối đa mà không đưa ra giá sàn.
Video đang HOT
Mục đích là để các đường bay cạnh tranh với nhau. Đưa ra giá tối đa, hay còn gọi là giá trần, vì có những đường bay độc quyền.
Về ý kiến của doanh nghiệp hàng không cho rằng nếu không áp giá sàn sẽ làm cơ cấu các ngành vận tải bị méo mó, ông Thỏa nhấn mạnh lý giải này không có cơ sở. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn dịch vụ theo giá cả, chất lượng. Cơ cấu do thị trường quyết định chứ đâu phải đưa giá sàn vào…
Hạn chế đi lại, ảnh hưởng du lịch
Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất áp giá sàn cho các chặng bay nội địa, các chuyên gia hàng không đều cho rằng nếu áp dụng, mô hình hàng không giá rẻ sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế cơ hội đi lại của đa số trong 10 triệu lượt khách hàng không/năm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các hãng du lịch trong nước.
“Việc VNA và JPA đòi áp giá sàn 1,54 triệu đồng/chặng bay nội địa không khác gì dồn các hãng hàng không giá rẻ vào chỗ chết” – vị chuyên gia nhấn mạnh.
Giám đốc điều hành Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) Peter Harbison dẫn trường hợp Indonesia áp giá sàn và khẳng định việc Nhà nước can thiệp bằng giá sàn vé máy bay chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu đi lại của hành khách, khiến các hãng hàng không giá rẻ không còn khả năng tăng cường đường bay và ảnh hưởng đến khả năng phát triển du lịch.
Không nên có giá sàn
Về đề xuất áp giá sàn vé máy bay, một chuyên gia hàng không còn cảnh báo khả năng vi phạm Luật cạnh tranh năm 2014. PGS.TS Nguyễn Hồng Thái – khoa vận tải kinh tế Trường đại học Giao thông vận tải – cho rằng nếu áp giá sàn mức cao sẽ làm hãng hàng không ít tìm cách hạ giá sản phẩm, không đưa ra cơ chế khuyến mãi thích hợp từng tình huống.
Vận tải là yếu tố đầu vào của toàn bộ nền kinh tế, nên theo ông Thái, giá vận tải thấp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ khác.
“Việc đưa ra giá sàn theo tôi là không thích hợp về quan hệ cung cầu. Việc đó để cho thị trường quyết định” – ông Thái nói.
Sẽ đánh giá thận trọng
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4-4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ GTVT đang xây dựng dự thảo về mức giá tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa.
Theo đó, dự kiến mức giá trần sẽ tăng trở lại bằng mức năm 2014 (tăng lên 4.250 đồng/khách/km) do giá nhiên liệu máy bay và tỉ giá tăng. Trong dự thảo không đặt ra giá sàn. Tuy nhiên, do có hãng đề xuất nên “cơ quan quản lý không có ý kiến gì cũng không được” – ông Trường nói.
Ông Trường nêu do giá sàn sẽ ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp nên cần đánh giá thận trọng, “trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng. Nếu Thủ tướng cho rằng việc đó là cần thiết thì làm”.
Không nên đùn trách nhiệm lên Thủ tướng
Việc Bộ GTVT cho hay sẽ xin ý kiến Thủ tướng về việc áp giá trần và giá sàn đối với vé máy bay, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng đây là thẩm quyền của Bộ GTVT, không thể cố tình đùn trách nhiệm, đẩy lên hỏi Thủ tướng.
Cũng theo ông Thỏa, việc này có thể đánh giá ở góc độ khác là có yếu kém về năng lực, trình độ. Ông Thỏa đề nghị không nên áp đặt biện pháp hành chính là áp giá sàn đối với vé máy bay các tuyến nội địa.
(Theo Tuổi Trẻ)
Hành khách la hét, gây gổ trên máy bay bị phạt 4 triệu đồng
Tối 3/4, trên chuyến bay từ TP HCM đi Hà Nội, một phụ nữ đã to tiếng, gây gổ với tiếp viên hàng không và hành khách khác, khiến chuyến bay bị chậm 50 phút.
Ảnh minh họa
Lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết, một nữ hành khách trú ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã vi phạm trật tự, kỷ luật trên chuyến bay VJ 134, dự kiến khởi hành lúc 21h10 ngày 3/4 từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đi Nội Bài (Hà Nội).
Theo biên bản của Cảng vụ Hàng không, khi bước vào máy bay, người phụ nữ này la hét tại cửa và gây gổ với các tiếp viên hàng không và hành khách khác tại khu vực ghế số 2, số 3 nên cơ trưởng quyết định không tiếp tục chuyên chở, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trên chuyến bay.
Tiếp viên hàng không đã phối hợp với lực lượng an ninh đưa hành khách xuống máy bay. Sự việc khiến chuyến bay VJ134 bị chậm 50 phút so với giờ dự kiến khởi hành.
Lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam nhận định, nữ hành khách bức xúc to tiếng có thể do bị đổi cửa ra máy bay. Tuy nhiên, việc này đã được thông báo rộng rãi tại sân bay, nhiều hành khách khác vẫn chấp hành.
Căn cứ lỗi vi phạm, Cảng vụ Hàng không miền Nam ra quyết định xử phạt hành chính 4 triệu đồng đối với nữ hành khách. Tuy nhiên, sau khi bị đưa xuống máy bay, hành khách này không chấp hành ký biên bản vụ việc, không tiếp nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngày 4/4, cơ quan cảng vụ hàng không sẽ tống đạt quyết định xử phạt về nơi cư trú.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hàng không tăng giá vé máy bay và phí dịch vụ Vietnam Airlines thông báo giá vé quốc nội hạng thương gia tăng từ 100.000 đến 500.000 đồng mỗi chặng, hạng phổ thông tăng từ 40.000 đến 300.000 đồng mỗi chặng. Vietnam Airlines cho biết, thời gian điều chỉnh giá vé từ 1/4, áp dùng tùy theo từng chặng bay cụ thể. Các loại phụ thu và phí khác giữ nguyên. Ngoài một số...