Nguy cơ mất an toàn hồ, đập thủy lợi ở Tuyên Quang
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.436 đập, hồ chứa thủy lợi. Trong đó, số công trình được phân loại theo khoản 1, Điều 1 và Điều 3, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 4-9-2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước có 403 công trình ( 374 hồ chứa và 29 đập dâng).
Khu vực cống ra của hồ Hoàng Khai bị sạt lở nghiêm trọng.
Trong số này, 63 đập, hồ chứa nước thủy lợi xung yếu bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao, nhiều công trình hiện nay không thể tích nước hoặc hạn chế tích nước do bị hư hỏng các hạng mục đập, tràn xả lũ, cống lấy nước,…
Video đang HOT
Công trình thủy lợi Ngòi Là 2, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn được xây dựng từ năm 1973 đến năm 1975 hoàn thành và đưa vào sử dụng, có sức chứa 3,2 triệu mét khối nước, phục vụ nhu cầu tưới cho hơn 700 ha lúa và hoa màu mỗi năm. Năm 2017, công trình được đầu tư gia cố, sửa chữa các hạng mục đập đầu mối, cống lấy nước, tràn xả lũ, đường quản lý vận hành và kênh hạ lưu sau tràn. Tuy nhiên, hệ thống tuyến kênh chính dài hơn 3 km được xây dựng từ năm 1999 bằng bê-tông thành mỏng, qua nhiều năm sử dụng đã bị xuống cấp. Thành kênh bị lún, vỡ, rò rỉ nước, tuyến kênh đi qua khu dân cư đông đúc nhưng không có nắp đậy cho nên thường xuyên bị vứt rác thải xuống kênh gây ách tắc dòng chảy. Hiện nay đang được khắc phục tạm thời như: Khơi thông, nạo vét dòng chảy; gia cố tạm thời bằng tre, gỗ những chỗ bị sụt, lún.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, cán bộ kỹ thuật Đội quản lý, khai thác công trình thủy lợi Ngòi Là 2 cho biết, hiện vẫn có bảy hộ dân đang sinh sống trong hành lang an toàn của công trình do khi xây dựng không có phương án bồi thường, thu hồi đất. Những hộ dân này đã sinh sống ở đây từ nhiều năm trước khi công trình được xây dựng, cho nên để giải phóng được mặt bằng thì cần nguồn kinh phí rất lớn. Năm 2017, có hộ gia đình vi phạm hành lang an toàn bảo vệ công trình, đội quản lý khai thác công trình phối hợp các cơ quan chức năng yêu cầu gia đình trả lại hiện trạng như ban đầu, không xâm phạm đến hành lang an toàn bảo vệ hồ, đập.
Nằm trong nguy cơ mất an toàn, cần được tu sửa, nâng cấp, công trình thủy lợi Hoàng Khai thuộc địa bàn xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn có hơn 31 ha diện tích mặt nước, cung cấp nước tưới cho gần 270 ha lúa/vụ/năm và 38 ha rau màu, nuôi trồng thủy sản. Công trình được xây dựng từ năm 1966, dù đến năm 2002 được nâng cấp, sửa chữa nhưng sau nhiều năm sử dụng, lòng hồ đang bị bồi lắng làm giảm dung tích chứa nước, khu vực cống ra của hồ đang bị sạt lở; đập phụ bằng đất hiện tại, mái thượng lưu đập bị xói mòn và sạt lở. Mặt đập kết hợp làm đường giao thông trước đây được trải nhựa, tuy nhiên, do các phương tiện lưu thông qua lại nhiều cho nên mặt đường đã xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà khiến việc đi lại gặp khó khăn. Hiện nay, ban quản lý công trình thủy lợi đã phải cấm các xe có trọng tải lớn đi qua để bảo đảm an toàn cho công trình. Hay như hồ Thia ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương cũng đang bị hư hại. Đập đầu mối là đập đất, mái hạ lưu chưa được gia cố, mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng gây thấm mạnh ở thân đập và cống lấy nước, tràn bằng đá xây bị hư hỏng nhiều vị trí,…
Theo Chi cục Thủy lợi Tuyên Quang, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.436 đập, hồ chứa thực hiện cấp nước phục vụ sản xuất. Trong đó số công trình được phân loại theo khoản 1, Điều 1 và Điều 3, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP gồm 403 công trình (374 công trình hồ chứa và 29 đập dâng) đã được phân cấp cho 143 ban quản lý công trình thủy lợi (gồm một ban cấp tỉnh, 142 ban cơ sở) tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ, trong đó, có hai hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao; 30 hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế; 31 hồ chứa hư hỏng các hạng mục đập, tràn xả lũ, cống lấy nước có nguy cơ gây mất an toàn. Trong những năm gần đây, nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng song do thiếu kinh phí cho nên các công trình chưa được đầu tư đồng bộ từ đầu mối đến hệ thống dẫn nước mặt ruộng, số lượng công trình tạm chiếm hơn 47% tổng số công trình toàn tỉnh thường xuyên bị hư hỏng sau mỗi trận mưa lũ, nguồn kinh phí của địa phương không thể đáp ứng được nhất là đối với các công trình bị hư hỏng có quy mô và kinh phí đầu tư lớn. Hệ thống kênh đất còn chiếm tỷ lệ lớn (gần 30% tổng chiều dài kênh toàn tỉnh), thường xuyên chịu tác động của điều kiện tự nhiên và mưa lũ cho nên bị sạt lở, vùi lấp, gây thất thoát nước làm giảm hiệu quả tưới của công trình.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra, rà soát cũng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhất là các tuyến kênh đi qua khu dân cư tập trung như: Lấn chiếm hành lang an toàn bảo vệ công trình để trồng cây, chăn thả gia súc; ngăn dòng chảy trên kênh để tự ý lấy nước, xả nước thải sinh hoạt và chăn nuôi vào hệ thống công trình thủy lợi… Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 34 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó đã xử lý với hình thức lập biên bản, vận động tháo dỡ di chuyển ra khỏi hành lang an toàn công trình 30 vụ. Nguyên nhân để xảy ra tình hình vi phạm này là do chưa thực hiện được việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình (do không có kinh phí để thực hiện cho nên phạm vi công trình do các tổ chức được giao trách nhiệm quản lý chưa được rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thiếu cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm theo quy định hiện hành). Một số nơi chính quyền địa phương chưa chú trọng công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật về thủy lợi, chưa thật sự quan tâm, phối hợp các đơn vị quản lý, khai thác trong việc ngăn chặn và xử lý kiên quyết, triệt để các vụ vi phạm. Một số công trình được đầu tư xây dựng từ lâu, hồ sơ bị thất lạc hoặc không có quyết định thu hồi đất cho nên phần lớn diện tích đất trong hành lang bảo vệ các công trình trên được sử dụng ổn định và thuộc quyền quản lý của người dân, trong đó một số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nên khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ công trình. Chưa có kinh phí hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng để hỗ trợ, di chuyển nhà dân ra khỏi phạm vi hành lang an toàn bảo vệ công trình… Ngoài ra, một số bộ phận người dân chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về xử lý vi phạm sau khi đã được chính quyền địa phương nhắc nhở, lập biên bản yêu cầu tháo dỡ, khôi phục trả lại nguyên trạng ban đầu cho công trình.
Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tuyên Quang Bùi Chí Thanh cho biết, do số lượng công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn hầu hết được đầu tư xây dựng từ lâu (hơn 20 năm), hồ sơ liên quan công trình phần lớn bị thất lạc cho nên rất khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc rà soát các thông số kỹ thuật để thực hiện phân loại và kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa đối với từng công trình đập, hồ chứa thủy lợi. Năng lực, trình độ của một số đơn vị quản lý, khai thác còn hạn chế cho nên chưa chủ động thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Các công trình đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư lắp đặt các thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn; hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du do chưa bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện. Ngoài ra, việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước cũng chưa thực hiện được do không có kinh phí dẫn đến việc quản lý bảo vệ phạm vi hành lang an toàn công trình còn nhiều bất cập.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, yêu cầu công tác thủy lợi là đổi mới căn bản, bền vững để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của hệ thống công trình thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động...