Nguy cơ mắc bệnh lây từ ruồi mùa hè tăng lên, cần phải làm gì?
Mùa nào nhiều ruồi? Câu trả lời là MÙA HÈ. Cũng vào mùa hè, nguy cơ mắc các bệnh lây từ ruồi cũng trở nên cao hơn, đặc biệt ở nhiệt độ từ 35 – 40 độ C.
Như đã nói, mật độ ruồi vào mùa hè thường dày hơn so với thời tiết lạnh của mùa đông. Vì thế mà nguy cơ mắc các bệnh lây từ ruồi cũng cao hơn. Phổ biến là các bệnh truyền nhiễm như lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, nấm da,…
1. Tập tính và vòng đời của ruồi
Theo Wikipedia, Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”). Chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.
Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tương tự như muỗi.
Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tương tự như muỗi (Ảnh: Internet)
Mùa nào nhiều ruồi?
Theo các nhà khoa học, mỗi một vùng miền khác nhau thì ruồi cũng có những phương thức tồn tại, phát triển và vòng đời khác nhau.
Chẳng hạn như chúng ta thường thấy các con ruồi trưởng thành thường “mất tích” vào mùa lạnh và xuất hiện khi trời nắng ấm trở lại. Cụ thể, ở miền Bắc, ruồi sống qua mùa đông dưới hình thức là con nhộng. Còn ở miền Nam, thời tiết ấm hơn thì ruồi sống ở dạng ấu trùng trưởng thành khi vào mùa lạnh. Sau đó, khi trời nắng ấm chúng sẽ tiếp tục phát triển theo vòng đời và trở thành ruồi trưởng thành.
Vào mùa hè, khi mức nhiệt dao động từ 20 – 25 o C là bạn đã có thể thấy ruồi xuất hiện với mật độ nhiều hơn. Và nhiều nhất là ở nền nhiệt 35 – 40 o C.
Vòng đời của ruồi
- Chu kì phát triển của ruồi bao gồm 4 giai đoạn: trứng –> giòi –> nhộng (ấu trùng) –> ruồi trưởng thành.
Ruồi đẻ trứng ở các nơi chứa chất hữu cơ phân giải như phân bón, rác. Trứng sẽ nở thành con giòi trong khoảng vài giờ
Video đang HOT
Từ giòi, sẽ lột xác 3 lần và trở thành nhộng
Chu kì phát triển của ruồi bao gồm 4 giai đoạn: trứng –> giòi –> nhộng (ấu trùng) –> ruồi trưởng thành (Ảnh: Internet)
Từ nhộng, sau 2 – 10 ngày sẽ phát triển thành ruồi non và trở thành ruồi trưởng thành.
Ruồi cái sẽ tiếp tục đẻ trứng sau vài ngày. Một con ruồi trưởng thành có thể sống từ 2 – 3 tuần, nhưng nếu trong điều kiện thời tiết thuận lợi chúng có thể sống tới 90 ngày.
Tập tính của ruồi là yếu tố hình thành nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm
Ruồi có tập tính liếm – hút thức ăn, bao gồm cả thực phẩm ôi thiu, rác thải của người, động vật, các bãi đờm, dãi, chất nôn, máu, các cơ quan tổ chức cơ thể hoại tử.
Đặc biệt, trên thân ruồi có nhiều tổ chức lông nhỏ có thể khiến virus hay vi khuẩn bám dính vào. Như vậy, ruồi được coi là vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành hay từ môi trường sang cơ thể con người.
2. Các bệnh lây từ ruồi sang người
Vậy ruồi có thể lây bệnh gì, có các bệnh lây từ ruồi sang người nào? Như đã nói ở trên, do tập tính tìm thức ăn mà ruồi trở thành vật vận chuyển mầm bệnh sang người – các bệnh truyền nhiễm. Có thể kể đến các bệnh phổ biến như:
- Bệnh đường tiêu hóa: lỵ, tả, thương hàn
Ruồi có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (Ảnh: Internet)
- Bệnh sán – ấu trùng giun: giun tóc, sán lợn, bệnh giun mắt Thelazia
- Bệnh về mắt: đau mắt hột, nhiễm khuẩn mắt
- Các bệnh ngoài da ví dụ như viêm da cấp tính, nấm da, hủi (hay còn gọi là bệnh phong,..)
3. Vậy cần làm gì để phòng tránh bệnh lây từ ruồi vào mùa hè?
Không chỉ vào mùa hè, kể cả các mùa khác bạn vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lây từ ruồi. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống ruồi mà bạn có thể tham khảo:
- Loại bỏ môi trường đẻ trứng của ruồi
Chú ý vệ sinh nhà cửa, chuồng trại, vườn sạch sẽ. Đặc biệt là có biện pháp xử lý chất thải của người và động vật hợp lý
Cần loại bỏ môi trường đẻ trứng và sinh sống của ruồi (Ảnh: Internet)
Với rác thải sinh hoạt cần được thu gom và xử lý bằng các biện pháp như vận chuyển tới nơi tập kết rác xa khu dân cư, chôn lấp,…
Cống, rãnh thoát nước thải nhiều chất hữu cơ chẳng hạn như nước thải từ chợ, từ các lò mổ,.. cần được nạo vét làm sạch thường xuyên
- Che đậy thức ăn kĩ càng bằng lồng bàn, các dụng cụ che đậy khác, tránh cho ruồi đậu vào
- Khi ngủ nên mắc màn, nhất là nhà có trẻ em hay người đang bị ốm để tránh tiếp xúc với ruồi
- Các biện pháp diệt ruồi:
Các biện pháp vật lý: Vỉ đập ruồi, bẫy ruồi, máy bắt ruồi bằng điện, nước bẫy ruồi,…
Các biện pháp hóa học: phun thuốc tiêu diệt ấu trùng ruồi, tiêu diệt giòi hay hóa chất tiêu diệt ruồi trưởng thành.
Mùa hè, cảnh báo trẻ tử vong do đuối nước
Mỗi dịp hè đến, nỗi lo đuối nước ở trẻ lại hiện hữu trong mỗi gia đình ở vùng nông thôn, những nơi gần sông, suối. Đáng nói là có không ít trường hợp bị đuối nước từ những hồ bơi do sự chủ quan của người lớn.
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai 8 tuổi, bị đuối nước, nhập viện trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch và suy hô hấp độ 3 tiên lượng nặng. Mẹ bệnh nhi cho biết, con đi câu cá với nhóm bạn ở ao gần nhà, khoảng 15 giờ 30 bạn cháu vội vã chạy về báo là cháu bị ngã xuống ao.
Ngay lập tức bố cháu đã nhờ người gọi nhân viên y tế và lặn xuống ao cứu cháu lên. Khi đưa cháu lên bờ thì cháu bé đã tím tái, ngừng thở, nhân viên y tế có mặt lúc ấy lập tức sơ cứu cho cháu. Sau khoảng 10 phút, cháu có phản xạ, gia đình đưa cháu tới Trung tâm tế huyện Việt Yên và được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.
Trẻ tử vong do đuối nước
Nhận được điện thoại từ đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Việt Yên báo tin đang chuyển tuyến bệnh nhi đuối nước, phải thở oxy và đề nghị các thầy thuốc bệnh viện hỗ trợ cấp cứu kịp thời nên kíp trực cấp cứu đã khẩn trương, sẵn sàng mọi phương tiện để cấp cứu.
Khi nhập viện Sản nhi Bắc Giang, qua thăm khám, thầy thuốc nhận thấy trẻ vẫn trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch, tăng trương lực cơ, phổi nhiều ran ẩm và hút dịch có bọt hồng. Sau 1 ngày thở máy và điều trị tích cực, các chỉ số sinh tồn dần ổn định.
Bác sĩ đang điều trị bệnh nhi đuối nước tại Bênh viện Nhi Trương ương
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cấp cứu cho 3 trẻ ở Bắc Giang được tìm thấy khi đã bị đuối nước 30 phút. Dù được cấp cứu ép tim 40 phút, nhịp đập trở lại nhưng cả 3 sau đó đều tử vong. Trước đó, nhân dịp nghỉ lễ, 3 trẻ được người thân ở huyện Lục Ngạn dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi.
Trường hợp khác là bé trai 8 tuổi ở Lào Cai, được chú dẫn đi nghỉ dưỡng. Khi đến resort, chú cho cháu cùng con trai 4 tuổi xuống ô tô trước đi gửi xe. Khi quay lại, người chú không thấy cháu đâu, khi hỏi con trai, cậu bé liền chỉ tay xuống khu vực hồ bơi. Khi chạy lại, bé trai đã chìm dưới đáy hồ, cháu bé sau đó được chuyển xuống Hà Nội điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.
Tại Việt Nam, trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gâp 10 lân các nươc phát triển. Tỉ lệ tử vong do đuối nước rất cao, ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với khu vực thành thị.
Sơ cứu đúng cách, cơ hội vàng
Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch thì người lớn tập trung lại trò chuyện hay lướt điện thoại, hoặc để trẻ em trông nhau, khi quay lại thì đã muộn. Với trẻ em chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ.
Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng trẻ tỉnh hay hôn mê, có bị ngừng tim, ngừng thở hay không và tình hình thực tế mà cấp cứu bằng các cách khác nhau. Điều quan trọng là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời ngay cả khi trẻ có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau đuối nước.
Ngoài ra, bác sĩ Dũng cũng lưu ý hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. "Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách. Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ"- bác sĩ Dũng cảnh báo.
Theo bác sĩ Dũng cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.
Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ. Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa.
Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực. "Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực. Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực"- bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Mề đay mãn tính vào mùa hè: Kiểm soát bằng cách nào? Mề đay mãn tính vào mùa hè là thách thức đối với mọi người. Tình trạng mề đay gây ngứa, khó chịu có thể kéo dài tới 6 tuần hoặc lâu hơn. Thực tế, mọi người không phải lúc nào cũng biết nguyên nhân gây phát ban hoặc nổi mề đay xảy ra. Tuy nhiên tình trạng bệnh có thể trở nên trầm...