Nguy cơ leo thang xung đột ở Li-bi
Theo Roi-tơ, Bộ Y tế Li-bi ngày 7-4 cho biết, có ít nhất 32 người chết và 50 người bị thương trong các vụ giao tranh ác liệt ở khu vực phía nam thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi, kể từ khi Tướng Kh.Háp-ta bắt đầu tiến công nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô.
Trước đó, lực lượng tự xưng Quân đội quốc gia Li-bi (LNA) của Tướng Háp-ta cho biết, 19 binh sĩ LNA chết trong các cuộc giao tranh.
Xung đột ở phía nam thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi. Ảnh: ANADOLU AGENCY
* Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo ngày 7-4 tuyên bố, Oa-sinh-tơn “quan ngại sâu sắc” về diễn biến giao tranh gần thủ đô Tơ-ri-pô-li kéo dài những ngày qua, đồng thời cho biết, Mỹ đang tìm cách “chấm dứt” cuộc tiến công này. Ông Pom-peo nhấn mạnh lập trường của Mỹ phản đối cuộc tiến công của lực lượng Tướng Kh.Háp-ta và khẳng định không có giải pháp quân sự cho xung đột tại Li-bi.
* Trước đó, quân đội Mỹ thông báo sẽ tạm thời rút một số lực lượng khỏi Li-bi do bất ổn gia tăng. Theo đó, một nhóm binh sĩ thuộc lực lượng hỗ trợ Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ tạm thời rút khỏi quốc gia Bắc Phi. Nhiệm vụ của cơ quan này tại Li-bi bao gồm hỗ trợ quân sự cho các sứ mệnh ngoại giao, tiến hành hoạt động chống khủng bố, cải thiện an ninh ở khu vực.
* Ngày 8-4, Người phụ trách các vấn đề đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) Ph.Mô-ghê-ri-ni kêu gọi các bên giao tranh ở Li-bi ngừng bắn để tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo. Quan chức EU cũng hối thúc các bên tránh làm leo thang căng thẳng và trở lại bàn đàm phán để tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
* Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) tại Li-bi (UNSMIL) kêu gọi một lệnh ngừng bắn kéo dài hai giờ để tạo điều kiện cho công tác cứu trợ nhân đạo, sơ tán dân thường và những người bị thương khỏi khu vực xung đột. UNSMIL kêu gọi các bên thiết lập lệnh ngừng bắn ở ngoại ô phía nam thủ đô Tơ-ri-pô-li để các đội cứu hộ và tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Li-bi sơ tán dân thường và người bị thương.
* Theo thống kê của LHQ, ít nhất 2.200 người đã sơ tán, trong khi nhiều người còn mắc kẹt ở khu vực phía nam Tơ-ri-pô-li. LHQ cảnh báo, việc các lực lượng quân sự ngày càng được triển khai nhiều hơn tới khu vực này khiến nhiều người mất nhà ở. Cơ quan cứu trợ của LHQ của Li-bi cho biết, có thể cung cấp trợ giúp y tế và bộ dụng cụ cứu thương để điều trị cho 210 nghìn cá nhân và 900 người bị thương trong ba tháng.
Theo NDĐT
Liên hợp quốc không thay đổi kế hoạch tổ chức Hội nghị Dân tộc Libya
Ngày 6/4, đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Ghassan Salame khẳng định Hội nghị Dân tộc Libya vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, bất chấp giao tranh đang diễn ra ở quốc gia Bắc Phi này.
Lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu, tiến về Tripoli ngày 3/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ở Tripoli, đặc phái viên Salame cho hay LHQ đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng leo thang khủng hoảng ở Libya. LHQ đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị ở thị trấn Ghadames, Tây Nam Libya, từ ngày 14-16/4, thảo luận về các cuộc bầu cử nhằm tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột kéo dài 8 năm tại đây.
Đặc phái viên LHQ nhấn mạnh tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này đã nỗ lực trong 1 năm qua để lên kế hoạch cho Hội nghị Dân tộc Libya, và sẽ không dễ dàng từ bỏ kế hoạch này. Ông thừa nhận việc tiến hành sự kiện này vào thời điểm căng thẳng hiện tại là hết sức khó khăn.
Trong cuộc họp báo chung cùng ngày với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định cuộc khủng hoảng ở Libya không thể được giải quyết bằng các biện pháp quân sự.
Về phần mình, quan chức ngoại giao Nga bày tỏ mong muốn tất cả lực lượng chính trị ở Libya tìm ra một thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng này và phản đối mọi sự can thiệp từ bên ngoài.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí gây sức ép đối với những cá nhân chịu trách nhiệm về cuộc tranh giành quyền lực ở Libya, đặc biệt là Tướng Khalifa Haftar - người đứng đầu lực lượng đối lập Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng ủng hộ chính quyền tại miền Đông Libya.
Phát biểu với phóng viên sau Hội nghị Ngoại trưởng G7, ông Maas cho biết mỗi nước sẽ sử dụng các kênh riêng để gây sức ép đối với các bên tại Libya và G7 không chấp nhận sự leo thang quân sự hơn nữa.
Hiện tình hình trên thực địa đang diễn biến hết sức phức tạp sau khi Tướng Khalifa Haftar phát động chiến dịch chiếm giữ thủ đô Tripoli. Các lực lượng của Tướng Haftar hiện đang tiến về Tripoli và đã ra điều kiện với các lực lượng đang kiểm soát thủ đô của Libya rằng một là giao nộp vũ và đầu hàng hoặc ở yên ở trong nhà.
Các lực lượng từ miền Đông hiện đã áp sát Tripoli. Trong khi đó, nhiều nhóm vũ trang từ thành phố Misrata ở miền Tây cũng đã bắt đầu di chuyển về phía Tripoli nhằm tăng viện cho lực lượng của Tướng Haftar.
Trước những diễn biến này, ngày 6/4, Không quân của chính phủ được LHQ ủng hộ tại Libya đã tấn công lực lượng LNA ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Nguồn tin quân đội chính phủ cho biết các máy bay chiến đấu đã cất cánh từ căn cứ không quân Misurata (cách Tripoli 200 km về phía Đông) và tiến hành 3 vụ không kích nhằm vào quân đội của Tướng Haftar tại hai địa điểm ở phía Nam Tripoli. Theo nguồn tin, hoạt động không kích này nhằm vào các kho thiết bị của LNA, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết về số người có thể bị thương vong.
Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chế độ của nhà độc tài Moamer Gadhafi. Tại đây đang tồn tại hai chính quyền ở miền Đông và miền Tây, với các lực lượng vũ trang riêng.
Cụ thể, LNA trung thành với Tướng Khalifa Haftar ủng hộ chính quyền miền Đông đối trọng lại với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) của Thủ tuóng Fayez al-Serraj ở miền Tây được LHQ hậu thuẫn.
Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận chính trị do LHQ bảo trợ vào cuối năm 2015, nhưng Libya vẫn chưa đạt được quá trình chuyển tiếp dân chủ. Hiện tại, GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội, mà vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm vũ trang để bảo vệ thủ đô.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Nỗ lực khắc phục hậu quả bão Idai Sau khi bão nhiệt đới Idai tàn khốc tràn qua và gây thiệt hại nặng nề, Mô-dăm-bích, Dim-ba-bu-ê và một số quốc gia châu Phi khác trải qua quãng thời gian hết sức khó khăn. Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết, nhằm giúp người dân nhiều khu vực của "lục địa đen" đứng dậy sau thiên...