Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 dưới 30%, DN mới đủ an toàn để sản xuất
Các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.
Các khu công nghiệp kích hoạt phòng, chống COVID-19 ở mức độ cao nhất. Ảnh: Đỗ Vi
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trên diện rộng, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa thống nhất hướng dẫn, khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải đảm bảo 5 nguyên tắc: Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo; người sử dụng lao động và người lao động, bàn bạc, thống nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa phương.
Đề cao tính tự giác, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và địa phương; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương.
Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và Hướng dẫn này, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai trên địa bàn.
Điều kiện an toàn để sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp
Video đang HOT
Về nguy cơ lây nhiễm COVID-19, phải ở mức nguy cơ thấp trở xuống (
Đã thực hiện ký Bản cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Có kế hoạch phòng, chống COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài ra, tại khu vực thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nếu bố trí người lao động đi làm, phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và bố trí khu vực làm việc riêng biệt với nhóm lao động hiện có trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.
Song song với đó, bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển người lao động với phương châm 01 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.
Ngoài ra, người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virút SARS-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Đặc biệt, các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.
Điều kiện đối với người lao động
Địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 (Test nhanh/RT-PCR) phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương.
Trường hợp địa phương đang thực hiện giãn cách mà cần phải bố trí người lao động lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để phòng dịch, hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập trung.
Trong thời gian ở khu lưu trú tập trung của doanh nghiệp, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người lao động có thể phải tiếp tục được xét nghiệm.
Hướng dẫn cũng nêu trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể của doanh nghiệp; sở LĐTB-XH, liên đoàn lao động tỉnh, TP, công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty; các chi nhánh của VCCI…
Trong đó, các cơ quan chuyên môn của Bộ LĐTB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI có trách nhiệm tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Y tế, các bộ, ngành hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai các chỉ thị, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
Phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung nhiều lao động, bố trí lao động ăn nghỉ tại nơi làm việc.
Dự kiến gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ lao động khó khăn
Tổng kinh phí gói mới hỗ trợ lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 là hơn 26.000 tỷ đồng, theo Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Trong phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật chiều 29/6, Bộ trưởng Dung cho biết dự thảo nghị quyết hỗ trợ lần này sẽ bổ sung thêm nhiều nội dung mới so với nghị quyết 42 năm 2020 (gói 62.000 tỷ đồng).
Công nhân Pouyuen, TP HCM tan ca về nhà, tháng 6/2021. Ảnh: Hữu Khoa
Chủ trì phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan soạn thảo và các bộ ngành liên quan bám sát, thực hiện nghiêm túc các kết luận của Bộ Chính trị. Bốn ngày trước, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần rà soát để đảm bảo chính sách phủ kín được người cần hỗ trợ, trong đó bổ sung nhóm lao động tự do. "Nghị quyết phải kịp thời hiệu quả, đúng đối tượng, minh bạch, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân và thực tế, không để xảy ra tiêu cực khi thực hiện chính sách", ông nói.
Ông Thành, bán vé số ở TP HCM nhận cơm 0 đồng trong những ngày thành phố giãn cách chống dịch, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Tháng 4/2020, gói an sinh 62.000 tỷ đồng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất được Chính phủ ban hành. Dự kiến 35.880 tỷ hỗ trợ 20 triệu người thuộc nhóm chính sách xã hội, lao động phi chính thức, lao động khu vực chính thức mất việc làm, hộ kinh doanh. Khoảng 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi trả lương cho lao động.
Ngoài ra, thêm nhóm chính sách tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất khoảng 6.500 tỷ đồng; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động với 3.000 tỷ trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Tới tháng 5/2021, gói an sinh trên giải ngân được gần 14.000 tỷ đồng (khoảng 22%) cho 13,2 triệu người.
Ủy ban Kinh tế ngày 15/6 đánh giá các chính sách chưa thực sự "chạm" tới được người dân, doanh nghiệp dễ bị tổn thương vì dịch. Gói vay không lãi suất 16.000 tỷ hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương, chỉ có 245 đơn vị tiếp cận được với số tiền 42 tỷ đồng, chiếm 0,26%; gói hỗ trợ qua chính sách tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất mới giải ngân được 12%.
Theo Ủy ban, Chính phủ cần có đánh giá toàn diện chính sách hỗ trợ thời gian vừa qua, từ đó đưa ra dự báo, kịch bản với những đề xuất phù hợp để hỗ trợ hiệu quả hơn.
Lao động tự do tại chợ đêm Long Biên, Hà Nội, tháng 4/2020. Ảnh: Thanh Huế
Hai tháng bùng phát, đợt dịch thứ tư đã lan ra 49 tỉnh thành với số ca nhiễm vượt 13.000. Dịch đã xâm nhập các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đe dọa sản xuất các tỉnh thành phía nam như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự báo dịch bệnh nếu tiếp tục tác động xấu tới khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động phải cách ly, ngừng việc có thể lên tới 2 đến 2,5 triệu người.
Chủ tịch TP.HCM: Phấn đấu cuối năm, 70% người dân TP được tiêm vaccine COVID-19 Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, phấn đấu đến cuối năm nay, 70% người dân thành phố sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chiều 26/6, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP.HCM và các địa phương lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để động viên, kiểm tra,...