Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao tại các chợ truyền thống của Indonesia
Trong số 12,3 triệu thương nhân tại 13.450 chợ truyền thống trên toàn Indonesia, có 535 người mắc Covid-19 tại 20 tỉnh, trong đó 29 người đã tử vong.
Trong giai đoạn chuyển tiếp từ giãn cách xã hội quy mô lớn sang “bình thường mới”, chính phủ Indonesia đã yêu cầu quân đội tham gia giám sát việc thực hiện giao thức y tế tại các chợ truyền thống. Tuy nhiên, dường như các biện pháp này không phát huy tác dụng khi các cụm lây nhiễm Covid-19 xuất hiện ngày một nhiều tại các chợ truyền thống của Indonesia.
Chợ truyền thống của Indonesia.
Theo báo cáo của Hiệp hội thương nhân chợ truyền thống Indonesia, tính đến ngày 12/6/2020, trong tổng số 12,3 triệu thương nhân tại 13.450 chợ truyền thống trên toàn Indonesia, có 535 người mắc Covid-19 tại 20 tỉnh, trong số đó 29 người đã tử vong.
Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ thương mại Indonesia đã ban hành thông tư hỗ trợ hoạt động của các chợ truyền thống trong khi duy trì giao thức y tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Theo đó, số người đến chợ bị hạn chế và phải đeo khẩu trang cũng như duy trì khoảng cách vật lí. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên đài TNVN tại Indonesia, điều này là rất khó thực hiện tại các chợ truyền thống ở Indonesia do hạn chế về không gian.
Trong những ngày qua, những cụm dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống đã được phát hiện khi chính phủ tăng cường các xét nghiệm nhanh diện rộng. Đã có hơn 50 thương nhân tại các chợ truyền thống ở Jakarta dương tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, chính quyền thủ đô Jakarta chưa có chủ trương đóng cửa các chợ truyền thống do nhu cầu cơ bản của người dân. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý cụm chợ Pasar Jaya đã đóng cửa tạm thời 19 chợ truyền thống tại thủ đô khi có 52 thương nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 để tiến hành khử trùng chợ. Bắt đầu từ hôm nay (15/6), cụm chợ tại thủ đô Jakarta sẽ được áp dụng chính sách ki-ốt chẵn lẻ theo ngày để hạn chế số thương nhân cũng như người đến mua tại chợ.
Tại thành phố Surabaya, miền Đông Java, chính quyền thành phố đã có biện pháp để tăng cường giám sát việc thực hiện giao thức y tế tại các chợ truyền thống sau khi có hơn 100 thương nhân lây nhiễm virus.
Nhà dịch tễ học đến từ Đại học Indonesia, ông Pandu Riono cho rằng, các chợ truyền thống tại Indonesia thiếu sự vệ sinh sạch sẽ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và không đảm bảo việc lưu thông không khí, do vậy, đây là môi trường lây lan dịch Covid-19 rất cao.
Thời gian vừa qua, khi chính phủ ban hành chính sách giãn cách xã hội quy mô lớn, 65% doanh số của thương nhân tại các chợ truyền thống sụt giảm. Theo Hiệp hội thương nhân chợ truyền thống Indonesia, sự tuân thủ kém cộng với giao thức y tế không được duy trì triệt để tại các chợ truyền thống, gây khó khăn cho việc tạo niềm tin và sự an toàn của người dân dẫn đến việc khôi phục doanh thu cho các thị trường truyền thống sẽ trở nên khó khăn hơn./.
Thêm hàng trăm ca nhiễm nCoV mới ở Đông Nam Á
Indonesia ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục trong 24 giờ qua, nhiều quốc gia trong khu vực thắt chặt các biện pháp hạn chế để ngăn dịch.
Giới chức y tế Indonesia cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tăng 247, mức kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này. Tổng số ca nhiễm là 2.738, trong đó 221 người chết, tăng 12 so với hôm trước. Indonesia đã làm xét nghiệm cho hơn 14.300 người.
Truyền thông đưa tin Bộ Y tế Indonesia đã phê duyệt yêu cầu áp các hạn chế cộng đồng quy mô lớn tại thủ đô Jakarta để ngăn đại dịch. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Y tế Indonesia sau đó nói rằng các yêu cầu của Jakarta chưa được chấp thuận.
Malaysia thông báo thêm 170 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 3.936. Bộ Y tế Malaysia cho biết số người chết tại nước này là 63, tăng thêm một so với hôm qua.
Malaysia ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất Đông Nam Á, song nước xác nhận nhiều người chết nhất là Indonesia.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở thành phố Tangerang, Indonesia ngày 6/4. Ảnh: AFP.
Philippines thông báo 177 người chết, tăng 14 so với hôm qua. Thêm 104 ca nhiễm tại Philippines, nâng tổng số lên 3.764, Bộ trưởng Y tế Francisco Duque nói trong cuộc họp báo hôm nay tại thủ đô Manila.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gia hạn lệnh phong tỏa và cách ly tại nhà với hơn một nửa dân số, dự kiến kéo dài đến 30/4. Lệnh hạn chế đi lại và tập trung đông người được ban hành tại Manila và vùng lân cận hồi tháng trước sau khi Philippines phát hiện ca nhiễm nội địa đầu tiên.
Singapore chưa thông báo số liệu mới về tình hình Covid-19, quốc đảo thường công bố báo cáo sau 23h mỗi ngày. Bộ Y tế Singapore ngày 6/4 cho biết thêm 66 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 1.375, trong đó 25 bệnh nhân nguy kịch, 5 người chết và 344 người đã hồi phục.
Lệnh đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu tại Singapore bắt đầu từ hôm nay và kéo dài đến ngày 4/5, các trường học tại Singapore sẽ đóng cửa vào ngày mai. Khu vực trung tâm của Singapore được mô tả giống "thành phố chết" khi gần như toàn bộ dân chúng đều ở nhà.
Thái Lan xác nhận 38 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 2.258, trong đó 16 ca ngoại nhập, 17 ca nội địa và 5 ca chưa xác định được nguồn lây. Một người đàn ông 54 tuổi chết vì nCoV chiều nay, nâng số người chết tại Thái Lan lên 27, theo phát ngôn viên Trung tâm Kiếm soát Tình hình Covid-19 Taweesin Wisanuyothin.
Campuchia cho biết thêm một ca nhiễm nội địa là người phụ nữ quốc tịch Việt Nam, nâng tổng số ca nhiễm lên 115. Trong số ca nhiễm có 49 người Campuchia và 66 người nước ngoài, chưa có ca tử vong.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định Covid-19 đang được kiểm soát và nước này chưa cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, ông Hun Sen nói chính phủ Campuchia quyết định dừng Choul Chnam Thmey, lễ mừng năm mới của người Khmer, dự kiễn diễn ra ngày 14-16/4, để ngăn đại dịch lan rộng.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,3 triệu người nhiễm nCoV, hơn 75.000 người chết và hơn 293.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Covid-19 khiến châu Á thay đổi thói quen ăn uống Khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Mỹ, cho thấy thói quen ăn uống của người châu Á có thể thay đổi sau đại dịch. "Người tiêu dùng trên khắp châu Á có các dấu hiệu cho thấy thói quen ăn uống của họ có thể thay đổi vĩnh viễn sau khi thế giới thoát khỏi tác động...