‘Nguy cơ lây lan Covid-19 lớn nhất là ổ dịch từ Công ty Trường Sinh’
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, hiện nguy cơ lây lan Covid-19 lớn nhất là ổ dịch từ Công ty Trường Sinh.
Ngày 1/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 28 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội với các quận, huyện để triển khai các biện pháp quyết liệt kiểm soát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch TP Hà Nội nhắc lại số các ca nhiễm đã được dự báo chính xác từ nguồn lây nhiễm thứ ba là người về từ vùng dịch hiện đang được kiểm soát tốt, các trường hợp có khả năng lây nhiễm đã được cách ly, nhận dạng. Hiện nguy cơ lớn nhất là ổ dịch từ Công ty Trường Sinh, đáng chú ý thành phố đã có trường hợp lây F2 trở thành F0 ở quận Long Biên.
Chủ tịch TP Hà Nội cho biết thêm, thành phố hiện đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp mới là triển khai việc xét nghiệm trên diện rộng để phát hiện các ca dương tính ngoài xã hội. Từ đó, đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn, xác minh các quan hệ nhanh hơn nữa để chặt đứt các nguồn lây lan dịch bệnh Covid-19.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nêu vấn đề số cán bộ y tế tham gia vào phòng chống dịch Covid-19 ở các nước bị nhiễm và thiệt mạng rất nhiều. Do vậy, cần nhận thức rõ, các y tá, bác sĩ là những chiến sĩ trên tuyến đầu phòng chống dịch Covid -19.
Thời gian tới, các quận, huyện, phường xã, đặc biệt là Sở Y tế phải rút ra bài học từ chính trên địa bàn thành phố và trên thế giới để khẩn trương chuẩn bị đầy đủ về tinh thần, kiến thức và các cơ sở vật chất cũng như trang bị đầy đủ cho các bác sĩ trên tuyến đầu, không để lây nhiễm.
Nêu rõ bài học ở bệnh viện Bạch Mai còn nguyên giá trị, Chủ tịch UBND TP nói: “ Chúng ta cũng phải kiểm tra tương tự ở các bệnh viện khác bởi nếu nếu là nguồn lây nhiễm sẽ lây lan rất nhanh giống như “nước đầu nguồn”, khi mà nó cứ chạy xuống dưới thì ngày càng ngày càng to. Chúng ta phải chú ý đến nguồn gốc lây bệnh, có phản ứng nhanh hơn, nhận biết kịp thời hơn“.
Video: Sau buổi sáng vắng vẻ, phố Hà Nội đông trở lại trong ngày đầu cách ly
XUÂN TRƯỜNG
Cách ly xã hội, 10% không hợp tác sẽ khiến 30-60% dân số lây nhiễm
Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn chứng ý kiến của chuyên gia Bỉ cảnh báo nếu khoảng 10% dân số không hợp tác với giải pháp cách ly xã hội, có thể nâng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 từ 30% - 60% dân số.
Kết luận cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP chiều nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu diễn biến tình hình thế giới khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các ca nhiễm và ca tử vong đều tăng nhanh.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, số cán bộ y tế tham gia vào công cuộc chống dịch ở các nước bị nhiễm và tử vong là khá cao. Nặng nề nhất là Tây Ban Nha có hơn 15.000 y tá, bác sĩ bị nhiễm, Italy: hơn 6.000, Pháp: 1.400. Đáng lưu ý, đã có trường hợp trẻ 11, 13 tuổi tử vong.
Khoanh vùng "đốm nhỏ" để không bùng phát thành "đốm to"
Cho hay BS chính là chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, ông lưu ý chúng ta phải rút ra bài học trên thế giới để khẩn trương chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ cho y, bác sĩ về cả tinh thần, kiến thức, trang thiết bị phòng ngừa dịch và điều trị.
Ông đề nghị các BV cần rút kinh nghiệm, tránh bài học như tại BV Hồng Ngọc chỉ trong vài tiếng mà 21 bác sĩ y tá tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hay BV Bạch Mai.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Với ổ dịch tại BV Bạch Mai liên quan công ty Trường Sinh, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu rà soát lại tất cả dịch vụ mà công ty này cung cấp ở các BV khác. Vì nếu để nguồn cung cấp nhiễm bệnh thì việc lây lan sẽ rất nhanh, giống như "con nước đầu nguồn bị nhiễm sẽ chảy xuống sông to và ra biển lớn".
Hà Nội đang là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất cả nước, trong đó có 33 trường hợp được phát hiện, ngăn chặn ở sân bay và 56 người được phát hiện trong nội địa.
Ông nhấn mạnh, sự nguy hiểm của dịch phải căn cứ vào con số phát hiện trong nội địa này chứ không phải số người đã ngăn chặn được ở sân bay, bởi số nhập cảnh còn lại nếu có nhiễm cũng không lo lây lan các nơi vì đã kịp cách ly, nhận dạng.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, nguy cơ lớn nhất hiện nay vẫn là ổ dịch từ công ty Trường Sinh, mà bản chất là từ khoa Dinh dưỡng của BV Bạch Mai với 37 người mắc, có trường hợp bệnh nhân lây nhiễm khiến F2 trở thành F0 (trưởng hợp ở Long Biên).
Cơ bản trên địa bàn TP đang rà soát kỹ tất cả trường hợp liên quan có yếu tố BV Bạch Mai.
Ông Chung nhắc lại nghiên cứu của CDC Trung Quốc cho thấy tỷ lệ số người nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện ra bên ngoài chiếm tới 65%. Thực tế ở nước ta cũng có những người dương tính không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn làm lây lan dịch.
Một bệnh nhân đang được hỗ trợ thở máy tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ 2. Ảnh: Liên Nguyễn
Vì vậy, biện pháp cách ly xã hội như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính là để chia nhỏ, không tạo cơ hội lây lan và bùng phát dịch thành những đốm to. Việc khoanh từng đốm nhỏ và xử lý sẽ có hiệu quả hơn.
Ông Chung cũng cho biết 2 nguồn lây nhiễm là từ BV Bạch Mai và nhóm người từ nước ngoài về đều đang được kiểm soát rất tốt. TP đang xét nghiệm nhanh trên diện rộng để kịp thời phát hiện ca nhiễm ngoài xã hội. Đây là biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng phát hiện được nguồn gốc dịch bệnh.
Hà Nội 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở
Về giải pháp cách ly xã hội, ông Chung nêu ý kiến các chuyên gia cho rằng nếu cách ly xã hội mà không được sự đồng thuận của một nhóm nhỏ dân số thì sẽ không mang hiệu quả ngay.
"Các chuyên gia Bỉ đã cảnh báo rằng, chỉ cần một bộ phận nhỏ (khoảng 10% dân số) không hợp tác, có thể nâng tỷ lệ lây nhiễm từ 30% - 60% dân số", ông Chung lo lắng. Còn với Hà Nội chỉ cần 10% đi ra ngoài thì vẫn tạo nguy cơ lây nhiễm, nếu 40% đi ra ngoài thì việc cách ly xã hội gần như không đem lại hiệu quả.
Theo ông, việc cách ly tại nhà sẽ giúp phòng, ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Chủ tịch Hà Nội đề nghị các quận huyện làm tốt công tác tuyên truyền đến từng gia đình, từng người dân chấp hành nghiêm lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước; chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng và chỉ thị 05 của TP cũng như hướng dẫn trực tiếp ở cơ sở.
Theo ông Chung, mọi người dân phải thấy nguy cơ là nó đã xảy ra thành đại dịch.
Ông thông tin, toàn bộ nước Pháp có 85 triệu dân thì có 17.000 máy thở và đang sản xuất khẩn trương trong 10 ngày nữa có 10.000 máy thở, nhưng theo thông tin đến giờ phút này cũng đã lấp đầy.
"Trung ương tôi chưa nắm chắc hết, nhưng riêng Hà Nội thì các BV tuyến Hà Nội có 300 máy thở thôi.
Như Pháp chia trung bình ra 5 triệu dân có 1.000 máy thở; Đức 1,7 triệu dân có 1.000 máy thở, chúng ta có 8 triệu dân với 300 máy thở, nếu xảy ra thì đại họa", ông Chung lưu ý.
Ông cho rằng cách làm tốt nhất là phải phòng ngừa. Cần tuyên truyền mạnh điều này để mọi người dân tự giác.
Ông Chung cho biết, từ ngày mai sẽ mở rộng đối tượng test nhanh để tính toán tỷ lệ mắc bệnh ngoài cộng đồng, từ đó có giải pháp quyết liệt hơn, xác định được nguồn lây nhiễm. Mục tiêu là tìm được gốc rễ của dịch bệnh để chặt đứt nguy cơ lây nhiễm, nâng cao mức an toàn cho thành phố.
Cần tiếp tục rà soát tất cả những trường hợp có liên quan đến BV Bạch Mai. Từ ngày mai sẽ tiếp tục lấy xét nghiệm lần 2 cho toàn bộ cán bộ, nhân viên BV này.
Những người xét nghiệm rồi chưa phải 100% đã yên tâm hoàn toàn, vì có trường hợp xét nghiệm 2 lần âm tính, lần thứ 3 vẫn dương tính. Nên sau khi xét nghiệm, ai có dấu hiệu nào thì phải báo cơ sở y tế.
"Kể cả 0,01% cũng không được phép bỏ lọt, chống dịch phải tỉ mỉ chứ không qua loa, đại khái được. Phải cách ly, khoanh nhỏ để dập dịch", ông Chung nhấn mạnh.
Hương Quỳnh - Trần Thường
Rà soát hơn 430 người liên quan bệnh nhân 178 Ngày 1-4, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên Đặng Ngọc Huy cho biết, ngay sau khi phát hiện bệnh nhân số 178 Hoàng Thị N. cư trú ở xóm Phú Thịnh 1, xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) mắc Covid-19, các cấp, ngành chức năng đã nhanh chóng rà soát cách ly, theo dõi y tế đối với tất cả...