Nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 tại Nam Phi do biến thể lai Deltacron
Tiến sĩ Ridhwaan Suliman thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIR) của Nam Phi nhận định một biến thể mới với tên gọi Deltacron (sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron) đã xuất hiện tại Nam Phi và có thể sẽ gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5 tới ở nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của báo “Pretoria News”, Tiến sĩ Ridhwaan Suliman cho biết “không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể Deltacron nghiêm trọng hơn hoặc gây tử vong nhiều hơn so với biến thể Omicron”. Theo ông, biến thể này đã chiếm ưu thế trong nước và trở nên phổ biến chỉ sau biến thể Omicron – nguyên nhân gây ra làn sóng dịch thứ 4.
Bên cạnh việc khuyến khích những người mắc bệnh nền tiêm nhắc lại, ông Suliman cũng cho rằng Nam Phi hiện đã có mức độ miễn dịch dân số cao, khi các nghiên cứu gần đây cho thấy 68% – 80% người dân có khả năng miễn dịch.
Video đang HOT
Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nam Phi kêu gọi người dân tiếp tục duy trì tinh thần cảnh giác vì dịch COVID-19 vẫn chưa bị “đánh bại”, đồng thời khuyến khích tất cả những người trên 12 tuổi tiêm chủng.
Chính phủ Nam Phi đã gia hạn tình trạng thảm họa quốc gia đến ngày 15/4 trên cơ sở cân nhắc nhu cầu tiếp tục bổ sung luật hiện hành và các thỏa thuận dự phòng do chính quyền các tỉnh bang thực hiện để giải quyết tác động của thảm họa.
Các quy định y tế được đề xuất – đang mở để lấy ý kiến người dân – sẽ cho phép quốc gia thiết lập các hệ thống ứng phó khẩn cấp, nhanh chóng và hiệu quả để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 và cuối cùng là thay đổi tình trạng áp dụng các quy định về thảm họa.
Bất chấp làn sóng thứ 5 đang được dự báo sẽ xuất hiện, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã nới lỏng các hạn chế đối với dịch COVID-19, dựa trên cơ sở bằng chứng của các nhà khoa học rằng khoảng 60% đến 80% người dân nước này miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Thái Lan công bố 73 ca nhiễm biến thể lai Deltacron đã khỏi bệnh
Theo Cục Khoa học y tế (DMS) thuộc Bộ Y tế Thái Lan, ngày 23/3, Thái Lan công bố 73 ca nhiễm Deltacron, biến thể lai giữa Delta và Omicron.
Tất cả những người này đều đã bình phục.
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN
Cục trưởng DMS, ông Supakit Sirilak cho biết, Deltacron được phát hiện trong quá trình giải trình tự gene hằng tuần của Bộ Y tế. Cụ thể, kết quả giải trình tự gene cho thấy 73 ca nhiễm biến thể Deltacron. Các mẫu bệnh phẩm này được thu thập không phải từ 1-2 tuần trước, mà đa số là trong thời gian từ tháng 12/2021 - 1/2022 khi hai biến thể Delta và Omicron đang lây lan rộng. Tất cả các bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn. Thái Lan đã gửi phát hiện trên đến cơ sở dữ liệu gene toàn cầu GISAID. Đến nay, cơ sở dữ liệu này ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm biến thể Deltacron, trong đó có 73 ca tại Thái Lan.
Quá trình giải trình tự gene đối với gần 2.000 mẫu bệnh phẩm từ ngày 12-18/3 cũng cho thấy gần 100% số ca nhiễm biến thể Omicron và 1 ca nhiễm biến thể Delta. Trong số các mẫu bệnh phẩm này, 406 ca nhiễm biến thể phụ BA.1 của Omicron và 1.479 ca nhiễm biến thể BA.2. Thái Lan không ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến thể phụ BA.3.
Ông Supakit trấn an người dân không nên hoảng sợ. Theo Cục trưởng DMS, nếu số ca nhiễm biến thể Delta tiếp tục giảm, khả năng các ca nhiễm biến thể lai cũng giảm theo. Tuy nhiên, nếu Deltacron có khả năng lây lan mạnh, biến thể này có thể thay thế Omicron. Trong khi đó, hiện chưa có thông tin cụ thể về độc lực của biến thể Deltacron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể Deltacron và chưa có bằng chứng cho thấy biến thể lai này có khả năng lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn hay "né" hệ miễn dịch của con người.
Trong khi mức độ nguy hiểm của biến thể Deltacron vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá, ông Supakit kêu gọi người dân tiêm liều vaccine tăng cường để phòng các biến thể nguy hiểm.
Nam Phi đánh giá cao vai trò của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine BRICS Ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học và Đổi mới Nam Phi Blade Nzimande hoan nghênh việc ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và tuyên bố sáng kiến này sẽ là một cột mốc quan trọng để nâng cao năng lực cho các nước thành viên...