Nguy cơ khi bị huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Ảnh minh họa
Tôi vừa đi khám thì biết bị huyết áp thấp. Xin hỏi, huyết áp thấp dễ gặp phải những nguy cơ gì?
Ngô Văn An (Lâm Đồng)
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Bệnh nhân huyết áp thấp thường có những biểu hiện: mệt mỏi, lả người và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, nặng hơn có thể ngất xỉu…
Bên cạnh đó, người bị huyết áp thấp có thể suy giảm khả năng chăn gối; da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc; vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh; thở dốc, nói như hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Video đang HOT
Huyết áp hạ quá thấp có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, chiếm tỷ lệ 10-15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp. Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao.
Huyết áp tâm trương dưới 70mmHg thì rất có khả năng bị chứng mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10mmHg thì nguy cơ bị mất trí tăng 20%.
Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần. Tối nhất, người bệnh nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để thực hành các biện pháp thay đổi lối sống, ăn uống để cải thiện tình trạng huyết áp thấp, tránh các nguy cơ do huyết áp thấp gây ra.
Bệnh nhi 6 tuổi than thở "Mẹ ơi, con mệt quá", bác sĩ cũng không cấp cứu kịp vì vi khuẩn lây lan quá nhanh
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (6 tuổi) sống tại Đài Loan, đến khoa cấp cứu khám trong tình trạng đau họng, sốt cao, không tỉnh táo.
Ảnh minh họa
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc, khi đo huyết áp cho bệnh nhi thấy nhịp tim nhanh, huyết áp thấp nên bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhi từ khoa cấp cứu sang khoa hồi sức tích cực.
Khi bệnh nhi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, cậu bé đã nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con khát nước, con mệt quá". Sau đó, cậu bé đã ngất xỉu ngay trước cửa phòng. Thời điểm này, các nhân viên y tế được huy động gấp rút cứu cậu bé, nhưng vô phương cứu chữa bởi "độc tố vi khuẩn lây lan quá nhanh", bệnh nhi đã qua đời và được chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Bác sĩ Hoàng cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Tình trạng nhẹ nhất là vi khuẩn có thể chung sống hòa bình với vật chủ (người), nhưng vẫn có cơ hội lây nhiễm cho những người xung quanh.
Khi bước sang giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bị sốt, đau họng, sau khi được khám có thể phát hiện có mủ trong họng và viêm amidan.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là vi khuẩn sẽ tiết độc tố trong cổ họng của người bệnh, cổ họng của bệnh nhi có thể không có biểu hiện rõ ràng nhưng toàn thân sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ.
Sau bi kịch thương tâm của bệnh nhi 6 tuổi, mỗi khi thấy trẻ nhỏ đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt mỏi, bác sĩ Hoàng thường nhanh chóng sắp xếp cho các em nhập viện và đo huyết áp nhằm tránh bi kịch thương tâm tiếp diễn. Thông qua sự việc này, bác sĩ Hoàng cảnh báo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy trẻ sốt cao và không tỉnh táo.
Bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital
Bác sĩ Khâu Đình Phương, khoa nhi, bệnh viện Taipei City Hospital giải thích rằng, liên cầu khuẩn nhóm A là một loại vi khuẩn. Sau khi bệnh nhân nhiễm trùng, sẽ xuất hiện tình trạng viêm họng và nổi ban đỏ, thường xảy ra ở nhóm trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Các triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai. Một số trẻ sẽ sưng đỏ mặt và sưng hạch ở cổ. Nhiều trẻ bị bệnh thường bắt đầu phát ban từ 24 đến 48 giờ sau khi bị sốt.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng penicillin hoặc các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong 10 ngày, ngoài ra nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra các biến chứng như sốt thấp khớp, bệnh thấp tim, viêm cầu thận, hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp thì có thể tránh được biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nếu trẻ bị sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai, nổi mẩn đỏ trên da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị, đồng thời cần chú ý xem liệu trẻ có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm A hay còn có tên khoa học là vi khuẩn streptococcus nhóm A, là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất, gây ra những bệnh lý ở họng và da của con người.
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sẽ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với những dịch và chất bài tiết từ mũi và họng của người đã mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn này còn lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, vết loét trên da đã bị nhiễm trùng.
Khoảng 20% người mang liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A này trong cơ thể ở vùng họng nhưng không biểu hiện bệnh lý. Đến khi loại vi khuẩn này gây bệnh thì sẽ có 2 loại đó là xâm lấn và không xâm lấn:
Nếu bệnh nhiễm phải vi khuẩn streptococcus nhóm A là không xâm lấn thì sẽ bao gồm những loại bệnh sau trên lâm sàng như viêm họng liên cầu ở trẻ, sốt ban đỏ, chốc lở, nhiễm trùng vùng tai và viêm phổi. Loại nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng, dễ lây lan hơn nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn.
Nếu là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A xâm lấn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn, bao gồm những bệnh lý như hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn cấp tính, sốt thấp khớp, viêm hoại tử.
Tìm hiểu 6 triệu chứng huyết áp thấp thường gặp Các triệu chứng huyết áp thấp thường gặp sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh kịp thời. Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến. Bệnh được xác định khi chỉ số huyết áp ở dưới 90/60mmHg (chỉ số bình thường là 120/80mmHg) hoặc giảm hơn 20mmHg so với huyết áp bình thường trước đó....