Nguy cơ “kép” từ Bắc Cực
Không chỉ đang phải đối mặt với tốc độ tan băng kỷ lục từ trước tới nay, Bắc Cực còn đang phải đối mặt với nguy cơ khí methane thoát ra từ những tầng đất tưởng như bị đóng băng vĩnh viễn.
Bắc Cực đang đứng trước 2 nguy cơ lớn là băng tan và thoát khí methane
Cảnh báo về nguy cơ “kép” với Bắc Cực được các nhà khoa học quốc tế đưa ra trong 2 cuộc hội thảo riêng rẽ cùng diễn ra trong ngày 19-9. Các nhà khoa học tham gia 2 cuộc hội thảo tại trường Đại học Columbia và tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace (Hoà bình xanh) cùng có chung đánh giá rằng, Bắc Cực đang cùng lúc đối mặt với tốc độ tan băng kỷ lục và nguy cơ thoát khí methane từ các tầng đất và đáy biển vốn đóng băng từ xa xưa.
Theo số liệu của Trung tâm Dữ liệu băng và tuyết Quốc gia Mỹ tính toán từ các hình ảnh vệ tinh, lượng băng Bắc Cực đã và đang tan chảy rất mạnh. Tính tới ngày 16-9, tổng diện tích băng tại Bắc Cực chỉ còn 3,4 triệu km2, mức thấp nhất kể từ đầu năm và cũng là mức thấp nhất từ năm 1979 khi bắt đầu thu thập dữ liệu này đến nay.
Trong khi đó, phát biểu tại hội thảo của tổ chức Greenpeace, nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết, từ năm 1979 đến 2012, lượng băng ở Bắc Cực đã suy giảm trung bình 13% mỗi thập kỷ, cao hơn so với mức giảm 6% trong giai đoạn 1979-2000. Nhà khoa học này cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục, băng ở Bắc Cực sẽ không còn vào cuối thập niên này.
Vấn đề băng tan ở Bắc Cực đã được cảnh báo rất nhiều lần, song những số liệu mới nhất cho thấy tốc độ tan băng ở đây còn vượt quá mọi dự báo trước đây. Số liệu tính toán đưa ra đúng 5 năm trước, vào ngày
16-9-2007, cho thấy tổng diện tích băng của Bắc Cực là 4,1 triệu km2.
Video đang HOT
Không chỉ có vậy, hiện tượng tan băng kỷ lục đang khiến Bắc Cực đối diện với nguy cơ bị thoát khí methane vốn nằm dưới những tầng đất và đáy biển tưởng chừng đóng băng vĩnh cửu. Hơn 8 triệu tấn khí methane, tương đương với lượng methane thoát ra từ tất cả các đại dương hàng năm, bị lưu giữ dưới các lớp băng vĩnh cửu ở đáy biển Bắc Cực đã thoát vào khí quyển và con số này tăng lên do băng ở cực Bắc đang tan chảy nhanh chóng. Khí methane đang bị lưu giữ ở thềm lục địa Bắc Cực thoát vào khí quyển có thể làm Trái Đất nóng lên đột biến.
Nguyên nhân chính làm băng ở Bắc Cực tan với tốc độ kỷ lục là do khí hậu Trái Đất đang ấm lên do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra ngày càng nhiều. Với tốc độ tan chảy hiện nay, các nhà khoa học cho rằng rất có thể nhân loại sẽ phải chứng kiến một Bắc Cực không có băng vào mùa hè năm 2100.
Không khó để nhìn thấy trước hậu quả gì sẽ xảy ra nếu băng Bắc Cực cứ tiếp tục tan chảy với tốc độ như hiện nay. Trước hết, băng Bắc Cực tan sẽ khiến nước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm các khu vực duyên hải trên toàn cầu. Các nhà khoa học cũng ước tính rằng tổn thất kinh tế cho nhân loại do tan băng nhanh ở Bắc Cực sẽ lên tới 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2050 do Bắc Cực không còn băng sẽ mất khả năng làm lạnh khí hậu Trái Đất.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là cả thế giới phải chung tay giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển Quốc gia Mỹ (NCAR) cho rằng, tốc độ tan băng tại Bắc Cực có thể sẽ chững lại trong khoảng 10 năm tới và điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: con người (50%) và sự biến đổi tự nhiên của khí hậu (50%).
Theo ANTD
Hỗn chiến dưới đáy biển giành 'cổ vật 500 năm'
Ngư dân đổ xô lặn gần tàu đắm, giành giật, khiến cổ vật vỡ toác, làm vũ khí khiến ít nhất 5 người bị thương.
Một tuần nay hàng chục công an, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi phải túc trực bảo vệ "kho cổ vật 500 năm". Mặc dù Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép Quảng Ngãi khai quật khẩn cấp cổ vật dưới con tàu chìm, song ngành văn hóa tỉnh này vẫn còn loay hoay lựa chọn đơn vị trục vớt.
Lực lượng Biên phòng Quảng Ngãi lập biên bản xử phạt ngư dân vì hành vi lén lút vào "vùng cấm" trục vớt cổ vật. Ảnh: Trí Tín.
Đêm 14, rạng sáng 15/9, lợi dụng biển động sóng lớn, năm chiếc tàu cùng hàng chục ngư dân đã vượt qua hàng rào an ninh vào "vùng cấm" để khai thác cổ vật. Cuộc truy bắt kéo dài đến 4h sáng 15/9 tình hình an ninh mới tạm lắng xuống.
Một ngày trước, 8 ngư dân ở xã này cũng đánh liều cho hai tàu cá có trang bị thiết bị lặn vào khu vực tàu cổ. Bị kiểm tra, chủ tàu không trình được giấy xuất bến do biên phòng cấp, trên tàu có nhiều dây hơi, bình lặn và một số dụng cụ dùng trục vớt đồ cổ.
"Do biển động sóng lớn, lợi dụng các tàu, canô của công an, biên phòng vào bờ núp gió, hàng chục ngư dân đã đưa tàu thuyền đi trục vớt cổ vật. Lực lượng an ninh phờ phạc vì truy bắt, canh giữ cổ vật thâu đêm suốt sáng", đại diện Công an xã Bình Châu cho biết.
Khai nhận với cơ quan chức năng, ông Trần Trung A, chủ 2 tàu cá bị lập biên bản nói: "Chúng tôi lâu nay hành nghề lặn tôm, cá ở vùng biển gần bờ. Những ngày qua nghe bạn chài kháo nhau mò cổ vật bán được số tiền lớn nên đánh liều thử vận may, không dè mới lọt vào vùng cấm thì bị phát hiện. Đồ cổ chưa thấy đâu đã phải tốn tiền nộp phạt".
Cảnh sát cơ động tỉnh Quảng Ngãi tuần tra bảo vệ nghiêm ngặt "kho cổ vật 500 tuổi". Ảnh: Trí Tín.
Suốt tuần qua, làng chài Châu Thuận Biển yên bình bỗng dưng bị xáo trộn lớn vì cổ vật được phát hiện dưới con tàu chìm ở vùng biển này.Hàng trăm ngư dân tạm dừng việc ra khơi đánh bắt thủy sản ở nhà chờ cơ hội trục vớt cổ vật bán kiếm tiền.
Ngồi trên bờ biển nhìn ra vị trí con tàu chìm chứa cổ vật, lão ngư Trương Quang Sở (80 tuổi) cho biết, mới đầu ngư dân ở làng chài vớt được chén bát cổ cách nhà ông chỉ 100 mét, ai cũng bảo đó là lộc biển trời cho. Vì món lợi quá lớn từ cổ vật nên ai nấy đều đổ xô đi trục vớt rồi xảy ra tranh giành, giật giây hơi lặn, chửi nhau ngoài biển náo động cả một vùng. "Mới lộc biển đó mà giờ thành tai họa cho làng chài rồi", lão ông thở dài.
Chỉ tay về phía biển, nơi có nhiều canô của cảnh sát giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng bảo vệ "kho cổ vật", ông Võ Tấn Miên, Trưởng thôn Châu Thuận Biển cho hay, từ ngày cổ vật được phát hiện, ngư dân đổ xô đi lặn trục vớt tranh giành cổ vật đánh nhau khiến ít nhất 5 người bị thương. Người này vừa lấy được, người kia giật lấy khiến cổ vật vỡ toác. Thế là họ dùng những mảnh vỡ làm vũ khí cứa vào tay, chân của nhau ngay dưới đáy biển.
Ông Miên kể, ba hôm trước có một ngư dân trẻ ở thôn An Hải trong lúc giành giật cổ vật đã bị nhóm ngư dân đập vỡ kính lặn máu chảy lênh láng phải đưa đến trạm y tế xã khâu 3 mũi trên mặt, suýt chút nữa là hỏng cả mắt. "Tụi trẻ trong thôn gọi đây là 'cuộc chiến của người nhái', may mà chưa xảy ra chết người", ông xót xa.
Ông Phùng Bá Vương, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu bày tỏ tiếc nuối vì cổ vật vớt lên bờ nguyên vẹn, song vì ngư dân giành giật đã vỡ thành nhiều mảnh. Ảnh: Trí Tín.
Cũng theo ông Miên, do ngư dân dùng xà beng, bay của thợ xây, móc sắt... trục vớt trong tình trạng lộn xộn nên rất ít cổ vật lấy lên nguyên vẹn. Cứ 10 cái thì chỉ lấy được 2 cái nguyên vẹn, còn lại bể nát. Người ta đồn thổi làng chài trúng tiền tỷ từ cổ vật, song tiền chưa thấy đâu mà làng quê đã xôn xao, đố kỵ, tình nghĩa mất hết vì tranh giành nhau. Giới buôn đồ cổ khắp nơi đổ về lùng sục rất mất an ninh.
Theo thống kê của UBND xã Bình Châu, hiện lực lượng chức năng thu giữ 36 hiện vật gồm tô, dĩa và chén men nâu, men ngọc... nhưng chưa bàn giao cho Bảo tàng Quảng Ngãi. Phó chủ tịch Phùng Bá Vương kể, mấy hôm trước, trong lúc làm thủ tục bàn giao các tô men ngọc, men nâu cho Bảo tàng Quảng Ngãi, bỗng dưng một phụ nữ khóc bù lu, bù loa xông vào phòng làm việc giật lấy 4 cái tô chạy ra sân của trụ sở. Hậu quả là một chiếc tô men nâu bị bể thành nhiều mảnh.
Bà này cho rằng, hai con trai của bà lặn thuê trục vớt cổ vật và được chủ tàu trả công bằng 4 cái tô này nên cơ quan chức năng phải trả lại cho gia đình. Chỉ đến khi công an phân tích rõ hành vi trục vớt của hai con trai cũng như việc bà này gây hư hại, làm vỡ cổ vật là vi phạm pháp luật thì bà ta mới chịu về.
"Nếu các cơ quan chức năng không sớm tổ chức khai quật cổ vật trong con tàu chìm thì thời gian tới tình trạng xô xát đánh nhau, tranh giành vì món lợi cổ vật gây ra án mạng chết người là hoàn toàn có thể xảy ra", ông Vương cảnh báo.
Theo Soha
Phát hiện loài cá hiếm chuyên 'đi bộ' dưới đại dương Các nhà khoa học Mỹ phát hiện được một loài cá vô cùng quý hiếm di chuyển dưới đáy biển bằng vây ngực và thay đổi màu da liên tục trong quá trình sinh trưởng. Con cá lạ di chuyển bằng vây ngực sống dưới độ sâu hơn 3.350 m Qua hình ảnh thu được từ chiếc camera đặt trong một tàu ngầm...