Nguy cơ hụt thu ngân sách nhà nước 12,5% so với dự toán
Ước dự toán thu NSNN cả năm 2020 hụt 189,2 nghìn tỷ đồng (giảm 12,5%) so với dự toán. Tổng chi cũng giảm 3,5%. Bội chi lại có xu hướng tăng 1,55%, tiệm cận con số 5% GDP. Đó là những vấn đề đáng lưu ý trong bức tranh NSNN cuối năm nay.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội.
Chi thường xuyên tăng cho phòng chống dịch
Báo cáo trên nghị trường chiều nay 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Dự ước cả năm thu NSNN đạt 1.323,1 nghìn tỷ đồng, hụt 189,2 nghìn tỷ đồng (giảm 12,5%) so với dự toán.
Ước thực hiện tổng chi NSNN năm 2020 là 1.686,2 nghìn tỷ đồng, giảm 60,89 nghìn tỷ đồng (giảm 3,5%) so với dự toán. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thu NSNN khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định, tăng cường kỷ luật tài chính, tập trung nguồn lực đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, khắc phục kịp thời hậu quả bão lũ, thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.
Chi thường xuyên ước cả năm 2020 là 1.068,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12 nghìn tỷ đồng (tăng 1,1%) so dự toán, chủ yếu là tăng do sử dụng dự phòng để chi cho công tác phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Video đang HOT
Cùng với đó, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong 9 tháng đầu năm thực hiện khoảng 57,2% so dự toán, dự ước cả năm là 495,36 nghìn tỷ đồng, tăng 24,76 nghìn tỷ đồng (tăng 5,3%) so với dự toán.
Như vậy, bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 4,99% GDP, tăng 1,55% so với dự toán. Các chỉ tiêu về nợ công ước đến cuối năm 2020 vẫn dưới mức giới hạn an toàn.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ dự kiến dự toán tổng thu NSNN năm 2021 là 1.343,33 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 343,67 nghìn tỷ đồng.
Do thay đổi chỉ tiêu kinh tế tổng hợp GDP điều chỉnh để xây dựng dự toán NSNN năm 2021; GDP điều chỉnh dự kiến tăng 25,4%, theo đó, điều chỉnh giảm tỷ lệ các chỉ tiêu về thu, chi NSNN, bội chi, nợ công trên GDP từ năm 2021 trở đi.
Lưu ý nghĩa vụ trả nợ trực tiếp
Nêu ý kiến thẩm tra báo cáo này của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Về thu NSNN, mặc dù cơ quan quản lý thu đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và nợ đọng thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đầy đủ các giải pháp thực hiện chính sách thu đã đề ra, song do tác động của đại dịch Covid-19 nên các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và thu từ dầu thô đều không đạt dự toán đã được Quốc hội quyết định, nợ đọng thuế còn cao, nhiều địa phương trọng điểm thu đạt tỷ lệ thấp so với dự toán.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá sát hơn khả năng thu NSNN nhất là thu tiền bán cổ phần nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, thu từ dầu thô để có giải pháp điều hành NSNN phù hợp, tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp để phấn đấu thu NSNN đạt mức cao nhất trong những tháng còn lại của năm 2020.
Đối với chi NSNN, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội chia sẻ với Chính phủ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thu NSNN khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định, tăng cường kỷ luật tài chính, tập trung nguồn lực đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, khắc phục kịp thời hậu quả bão lũ, thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.
Tuy nhiên cơ quan thẩm tra nhấn mạnh việc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm dù Chính phủ có nhiều biện pháp quyết liệt và việc điều chuyển vốn đầu tư công còn chậm và chưa kiên quyết, cho đến nay, vẫn còn tình trạng giao vốn chưa hết, chưa đúng quy định của pháp luật.
Xét về cân đối chung, ông Hải đề nghị Chính phủ đặc biệt lưu ý về nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ có thể chạm ngưỡng 25% tổng thu NSNN, là dấu hiệu nguy hiểm, gây rủi ro và giảm mức an toàn tài chính quốc gia.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu tổng hợp về dự toán NSNN năm 2021 và đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn, vì quá trình thực hiện sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp có liên quan đến an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
46.477 tỉ đồng nợ thuế không còn khả năng thu hồi
Theo Chính phủ, tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi là 46.477 tỉ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 5,4% so với thời điểm ngày 31-12-2019.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 khai mạc vào ngày mai 20-10, đã nêu kết quả về công tác quản lý nợ thuế.
Theo đó, từ năm 2018 đến hết tháng 9-2020, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện thu hồi được 93.734 tỉ đồng tiền thuế nợ tại thời điểm cuối năm trước chuyển sang; cơ quan hải quan đã đôn đốc và thu hồi 2.998,5 tỉ đồng tiền thuế nợ.
Số nợ thuế 9 tháng năm 2020 tăng lên so với thời điểm cuối năm 2019, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 - Ảnh minh họa
Tổng số tiền nợ thuế tính đến cuối tháng 9-2020 là 106.548 tỉ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 23,3% so với thời điểm ngày 31-12-2019.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy tiền nợ thuế có khả năng thu là 60.071 tỉ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 42,1% so với thời điểm ngày 31-12-2019.
Đáng chú ý, tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 46.477 tỉ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 5,4% so với thời điểm ngày 31-12-2019.
Chính phủ nêu rõ, số nợ thuế 9 tháng năm 2020 tăng lên so với thời điểm cuối năm 2019 nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phải tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Nghị định 109/2020/NĐ-CP ngày 15-9-2020 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đến nay, một số khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế vẫn còn khó khăn, chưa nộp được tiền thuế đã được gia hạn vào ngân sách nhà nước.
Giải ngân vốn ODA địa phương: Đẩy nhanh tiến độ để giảm dư nợ tạm ứng Vốn giải ngân tại các địa phương đã tăng, thời gian chi tiêu trung bình từ các tài khoản tạm ứng giảm từ 7 tháng xuống còn từ 3 đến 4 tháng, góp phần giảm chi phí trả lãi vay cho ngân sách. Hội nghị với các địa phương ' Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ...