Nguy cơ hít sặc do bất cẩn trong ăn uống

Theo dõi VGT trên

Hít sặc thường xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống. Tai nạn này gây tình trạng viêm phổi hít nặng, nguy kịch, thậm chí tử vong.

Nguy cơ hít sặc do bất cẩn trong ăn uống - Hình 1

Bệnh nhân 90 tuổi đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM). Ảnh: BVCC

Hít sặc thường xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống. Tai nạn này gây tình trạng viêm phổi hít nặng, nguy kịch, thậm chí tử vong. Người già thường có tỷ lệ hít sặc cao hơn.

Liên tiếp 2 ca tử vong trước nhập viện

Hiện tượng người già bị hít sặc còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt. Khi ăn uống không tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện, các dị vật như: Nước bọt, đờm, thức ăn, dịch vị trào ngược vào đường hô hấp, tác động gây phản ứng viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn vào phổi.

Nằm một chỗ do di chứng tai biến, trong quá trình ăn, bệnh nhân N.V.N (90 tuổi, ngụ Vĩnh Long) có biểu hiện hít sặc, sốt, ho, khó thở, tím tái, được gia đình đưa đến Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cấp cứu.

BS.CKI Trịnh Hải Hoàng – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phải hỗ trợ thở máy. Các bác sĩ tiến hành nội soi súc rửa phế quản, ghi nhận có nhiều thức ăn bên trong. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân N. tỉnh táo hơn, tim mạch tạm ổn, còn thở máy.

ThS.BS Nguyễn Thụy Trang – Phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất cho hay, tuần qua có 2 ca tử vong do hít sặc nặng trước khi nhập viện. Trong đó có trường hợp ngưng tim hoặc phải điều trị ICU.

Theo thống kê, thời gian gần đây, số người hít sặc đường thở tăng, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 1 – 2 ca. Trong đó, các trường hợp hít sặc thức ăn, nước uống hầu hết đều là người lớn tuổi, có bệnh nền suy giảm khả năng ho, rối loạn chức năng nuốt gây hít sặc.

Liên quan đến vấn đề rối loạn nuốt, BS Trang cho biết thêm, đây là một trong những rối loạn khá phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có vấn đề về sa sút trí tuệ, những người có sức khỏe suy giảm do bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, các loại bệnh ung thư…).

“Rối loạn nuốt cũng có thể là di chứng của đột quỵ não, u não, bệnh Parkinson, lạm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ. Người được chăm sóc, sinh hoạt trên giường, đặt ống thông dạ dày cũng là một trong những yếu tố gây tăng tỷ lệ hít sặc”, BS Trang nói.

Người trẻ cũng hít sặc do nghiện rượu bia

Video đang HOT

Có đến 52% bệnh nhân bị rối loạn nuốt sau đột quỵ não cấp. Sau đột quỵ não một tuần, rối loạn nuốt xảy ra ở 25 – 30% bệnh nhân. Sau đột quỵ não 6 tháng, rối loạn nuốt xảy ra ở 11 – 50% bệnh nhân. 30% bệnh nhân hít sặc sẽ dẫn đến viêm phổi. Viêm phổi do hít sặc làm tử vong 3 – 6% bệnh nhân trong năm đầu tiên. Các tai biến khác của rối loạn nuốt là gây sụt cân, mất nước, suy dinh dưỡng, thay đổi thói quen ăn uống, gây trầm cảm và giảm khả năng hòa nhập xã hội.

Thực tế, người trung niên, người trẻ thường xuyên sử dụng rượu bia gây rối loạn khả năng nuốt. Những người này lúc không tỉnh táo, khó kiểm soát cơ thể sẽ dễ hít sặc nước, thức ăn.

Người lạm dụng rượu bia cũng có nguy cơ sặc nước bọt cao do việc tiêu thụ quá nhiều chất cồn có thể làm giảm phản xạ cơ. Việc không kiểm soát được mức độ bia rượu có thể gây nên ứ đọng nước bọt ở phía sau họng thay vì trôi xuống dưới. Tuy nhiên, nhóm người dễ hít sặc nhất vẫn là người già và trẻ nhỏ.

Đối với người già, nhất là những người có bệnh nền, di chứng của bệnh tật, để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, khi chăm sóc phải chú ý lúc ăn uống. Người già phải ngồi thẳng 90 độ, có tựa lưng.

Trường hợp không ngồi được, có thể nằm nhưng độ dốc ít nhất 60 độ, cằm hơi cúi xuống. Người chăm sóc cho ăn lượng thức ăn nhỏ, quan sát để điều chỉnh tốc độ ăn, cho ăn luân phiên giữa thức ăn lỏng và thức ăn đặc; không nên cho ăn quá nhiều cùng một lúc, chia nhỏ phần ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Đối với trẻ nhỏ, BS.CKII Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho rằng, đặc điểm phát triển của trẻ nhỏ là nhai chưa kỹ và nuốt dễ dàng. Do đó, thức ăn dễ bị mắc kẹt trong đường thở. Những loại như hạt, đậu phộng, nho, xúc xích… dễ làm bé hít sặc. Lý do, đây là thực phẩm dạng cứng, tròn, nhỏ, dễ bị trôi về phía sau họng khi có nước bọt.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ vừa ăn vừa chơi, chạy nhảy, nói chuyện, nguy cơ hít sặc sẽ tăng. “Chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Đó là ăn uống đúng cách, phải nhai kỹ mới nuốt, nuốt thức ăn trước khi nói chuyện hoặc cười đùa.

Phụ huynh cần chọn lựa thực phẩm phù hợp với lứa tuổi, cắt nhỏ thức ăn, nấu chín mềm. Đặc biệt, giám sát trẻ khi ăn. Người lớn tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy và phải theo dõi quá trình ăn uống và biểu hiện của trẻ để có hướng xử lý sớm, kịp thời”, BS Nam lưu ý.

ThS.BS Nguyễn Thụy Trang cho rằng, khi một bệnh nhân hít sặc, việc xử trí nhanh chóng, đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, cần đánh giá tình trạng sặc để xác định mức độ nghiêm trọng.

Trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu suy hô hấp nghiêm trọng, hãy yêu cầu bệnh nhân không nói, tránh làm tắc nghẽn đường hô hấp nhiều hơn. Tiếp theo, dùng dụng cụ hoặc tay khều các dị vật nhìn thấy ra; không dùng dụng cụ hoặc đưa tay sâu vào đường thở của bệnh nhân để tìm kiếm dị vật. Điều này có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn trong đường thở.

“Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có khả năng ho thì cần hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân ho mạnh bằng bụng để cố gắng tự đẩy chất lỏng, thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp. Nếu bệnh nhân khó thở nghiêm trọng, không tỉnh táo, tím tái, có dấu hiệu suy hô hấp, mất ý thức, cần gọi người hỗ trợ, tiến hành cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất”, BS Trang nhấn mạnh.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ "thịt" xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu: vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ - càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim. Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc - thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là "một giải pháp rất cục bộ", không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật - đặc biệt là động vật có vú - và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn bắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ - khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là "shipper chuyên nghiệp" và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: "Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái".

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: "Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng".

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông lên cơn dại tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trướcNgười đàn ông lên cơn dại tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trước
20:35:10 17/02/2025
Bệnh não mô cầu lây qua đường hô hấp, có thể gây tử vong trong 24 giờBệnh não mô cầu lây qua đường hô hấp, có thể gây tử vong trong 24 giờ
18:32:57 17/02/2025
Viêm xoang dị ứng thời tiết chữa thế nào hiệu quả?Viêm xoang dị ứng thời tiết chữa thế nào hiệu quả?
13:34:10 17/02/2025
3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi
07:36:08 18/02/2025
Đột phá xét nghiệm máu giúp ngừa đau timĐột phá xét nghiệm máu giúp ngừa đau tim
17:00:48 17/02/2025
Lợi khuẩn phômai có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tự kỷLợi khuẩn phômai có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tự kỷ
06:08:39 17/02/2025
Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?
06:19:52 17/02/2025
Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắtThời điểm tốt nhất để bổ sung sắt
16:14:14 17/02/2025

Tin đang nóng

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Khoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷKhoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷ
20:48:26 18/02/2025
Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11
00:15:54 19/02/2025
Cuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổiCuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổi
22:52:09 18/02/2025
Học viên ôtô tập lái cán người tử vongHọc viên ôtô tập lái cán người tử vong
20:58:56 18/02/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thởThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thở
23:32:28 18/02/2025
Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?
21:32:18 18/02/2025
Vợ NSND Công Lý nói gì trước những nhận xét ác ý về ông xã?Vợ NSND Công Lý nói gì trước những nhận xét ác ý về ông xã?
20:30:44 18/02/2025

Tin mới nhất

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

08:31:45 18/02/2025
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Lợi ích sức khỏe ít người biết của vỏ bưởi

Lợi ích sức khỏe ít người biết của vỏ bưởi

07:31:47 18/02/2025
Hơn nữa, hương thơm của tinh dầu vỏ bưởi còn có khả năng kích thích sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu.
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

07:27:55 18/02/2025
Các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh tuân thủ đúng lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm đúng hạn để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng.
Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh?

Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh?

07:25:04 18/02/2025
Nếu mọi người dùng kháng sinh không đúng thì có 3 cái hại: Sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong tươn...
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp, nguy cơ tử vong cao

Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp, nguy cơ tử vong cao

07:22:53 18/02/2025
Khi tiếp nhận, bệnh nhân tỉnh chậm, thở oxy qua ống nội khí quản, tim nhịp đều, mạch rõ, bụng mềm, không liệt, hai phổi thông khí rõ, đau vùng ngực và thượng vị.
Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

16:50:34 17/02/2025
Ngoài ra, đồ chiên rán thường được phủ bột, nước ướp chủ yếu chứa đường. Do đó, lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Súc miệng nước muối có làm dịu đau họng, viêm họng?

Súc miệng nước muối có làm dịu đau họng, viêm họng?

16:14:51 17/02/2025
Khô miệng cũng có thể khắc phục bằng việc súc miệng bằng nước muối vì nó có thể kích thích lại các tế bào lót miện để tạo ra nhiều chất nhầy tốt hơn trong các tế bào đem lại sự cân bằng tốt hơn.
4 cách làm tăng hiệu quả khi đi bộ

4 cách làm tăng hiệu quả khi đi bộ

16:14:39 17/02/2025
Các bài tập sức bền như chống đẩy, chuỗi bài tập burpee (bài tập giảm mỡ thừa toàn thân), squats, plank... khi được kết hợp với đi bộ sẽ thúc đẩy việc tạo cơ mới, đốt cháy nhiều calo hơn, tăng cường sức khỏe tốt hơn.
8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

13:34:07 17/02/2025
Giống như đường, rượu gây viêm và làm suy yếu các tế bào bạch cầu, cản trở chức năng của hệ thống miễn dịch. Rượu ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, kéo dài tình trạng ho và cảm lạnh trong cơ thể.
Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây với sức khỏe

Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây với sức khỏe

13:33:47 17/02/2025
Bột sắn dây là thực phẩm quen thuộc được nhiều người tin dùng, dưới đây là những tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe.
Bác sĩ Việt mổ "3 trong 1" cứu người phụ nữ Campuchia bị ngưng thở khi ngủ

Bác sĩ Việt mổ "3 trong 1" cứu người phụ nữ Campuchia bị ngưng thở khi ngủ

07:23:57 17/02/2025
Chiều tối 15/2, đại diện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn (TPHCM) cho biết, các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng của nơi này vừa điều trị dứt điểm hội chứng ngưng thở khi ngủ nặng cho người bệnh nước ngoài.
Vì sao có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng vì một con tôm?

Vì sao có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng vì một con tôm?

06:13:13 17/02/2025
Những người dị ứng với các thực phẩm trên hết sức thận trọng, không nên có tâm lý ăn thử. Đặc biệt, ai không ăn được hải sản nên hỏi người chế biến trong các món nem, chả có chứa tôm, ghẹ hay không, tránh sốc phản vệ.

Có thể bạn quan tâm

9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

Sao châu á

06:33:31 19/02/2025
Kim Sae Ron, Jonghyun (SHINee), ảnh đế Lee Sun Kyun... lần lượt nhiều nghệ sĩ ra đi bằng quyết định tàn nhẫn nhất và vấn nạn này hiện đã rơi vào tình trạng báo động đỏ .
Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Thế giới

06:29:56 19/02/2025
Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sao việt

06:28:34 19/02/2025
Không phải Tiểu Vy hay MLee, người được Quốc Anh đăng ảnh trên trang cá nhân giữa thời điểm này là Hoa hậu Kỳ Duyên
Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Ẩm thực

06:17:08 19/02/2025
Nếu bạn ghé qua vùng đất này, hãy để tâm hồn mình lắng đọng và cùng khám phá những trải nghiệm ẩm thực độc đáo nhé.
Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Phim việt

06:07:38 19/02/2025
Bộ phim kinh dị mới của điện ảnh Việt - Quỷ Nhập Tràng mới đây đã tung ra những thước phim, hình ảnh đầu tiên khiến khán giả không khỏi tò mò.
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim châu á

06:05:18 19/02/2025
Có lẽ, không quá khi nói riêng về kỹ xảo, tác phẩm này xứng đáng nằm ở mức tốt so với mặt bằng chung những bộ phim tiên hiệp ngôn tình lên sóng trong 5 năm gần đây.
Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Phim âu mỹ

05:57:15 19/02/2025
Với nhiều khán giả, đội quân tí hon xanh lè Xì Trum đã trở thành một phần tuổi thơ và cũng đã khá lâu kể từ lần cuối biệt đội nhí nhố này xuất hiện tại rạp chiếu.
Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Pháp luật

00:13:36 19/02/2025
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên tàu lưu giữ 6 thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá khác. Tổ công tác đã dẫn giải tàu BV 4053 TS về Cảng Hải đội 301 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 để tiến hành kiểm tra, x...
Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Trắc nghiệm

23:58:45 18/02/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Hậu trường phim

23:13:27 18/02/2025
Đứa con tinh thần của đạo diễn Sủi Cảo liên tiếp thiết lập nên những cột mốc lịch sử và mới đây, nó đã đẩy tác phẩm huyền thoại Vua Sư Tử khỏi top 10 bộ phim điện ảnh có doanh thu phòng vé cao nhất lịch sử.
Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò

Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò

Tv show

22:20:47 18/02/2025
Tại chương trình Bạn muốn hẹn hò , bác sĩ thú y được ghép đôi với kỹ sư điện hơn 10 tuổi. Sau cuộc trò chuyện, đàng trai quyết định từ chối bấm nút vì không thể chuyển vào TP.HCM sinh sống.