Nguy cơ hình thành bão kép, nhiều tỉnh miền Trung cấm biển
Trong khi áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông sắp mạnh lên thành bão thì một cơn bão khác cũng đang nhăm nhe hình thành ngoài khơi Philippines.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông lúc 7h sáng nay (4/6). Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão vào đêm nay
Tại cuộc họp ứng phó khẩn với áp thấp nhiệt đới đang mạnh dần lên thành bão do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức sáng nay (4/6) tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ sáng, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới đang nằm trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8.
Từ hôm qua đến sáng nay, nhiều nơi ở miền Trung và Tây Nguyên đã có mưa to do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đặc biệt tại đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7 giật cấp 9, lượng mưa lên tới 211mm. Thời tiết nguy hiểm.
“Qua quan sát hình ảnh vệ tinh cho thấy đĩa mây đang hội tụ về tâm áp thấp nhiệt đới nên chúng tôi nhận định là còn mạnh lên”, ông Cường nói.
Video đang HOT
Hiện tại, ATNĐ vẫn đang di chuyển lên hướng Bắc song song bờ biển miền Trung. Theo dự báo, khả năng đêm nay, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão và đổ bộ vào khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào đêm mai (5/6).
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cũng lưu ý, hiện ngoài khơi Philippines đang có một áp thấp. Dự báo trong khoảng 3-4 ngày tới, áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão.
Theo dự đoán ban đầu, áp thấp này phát triển gây ảnh hưởng suy yếu cho ATNĐ ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhận định hiện tại, áp thấp này sẽ thành bão và di chuyển theo hướng Bắc và ít khả năng đi vào Biển Đông.
Ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
Nhiều tỉnh cấm biển, kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đến 6 giờ sáng nay, Bộ đội biên phòng các tỉnh thành phố ven biển đã phối hợp với địa phương kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.566 tàu/248.037 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ, hiện vẫn còn 3 tàu đang ở vùng tâm ATNĐ.
Đến thời điểm này, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau đã triển khai thực hiện các công điện của Ban chỉ đạo, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, thông báo cho các tàu thuyền biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ.
Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định đã có công điện chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó.
Trong ngày 3/6, một số tỉnh như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã ban hành lệnh cấm biển.
Thông tin tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cho biết, sáng nay, đơn vị này đã phát hiện có 3 tàu cá của ngư dân đang nằm đúng trong tâm ATNĐ.
“Đề nghị lực lượng kiểm ngư phối hợp với biên phòng khẩn trương liên lạc với các chủ tàu. Đồng thời đề nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có phương án cần thiết để hỗ trợ 3 tàu này”, ông Hoài cho hay.
Ngoài ra, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cũng cho biết đã liên lạc với Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn về việc bảo đảm an toàn cho hơn 2.000 khách du lịch, trong đó có nhiều trẻ em, học sinh vẫn đang mắc kẹt tại đây do mưa bão lớn.
Theo Danviet
Có thể xuất hiện bão số 2 trong những ngày giáp Tết Nguyên đán
Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng 3 ngày nữa. một áp thấp sẽ tiến vào biển Đông, có thể trở thành bão số 2 trong năm 2018.
Trung tâm Khí tượng - thủy văn Quốc gia cho biết, có một hình thái đáng lưu ý là hiện tại ở ngoài khơi vừa xuất hiện một xoáy thuận nhiệt đới sẽ đi vào biển Đông vào khoảng ngày 27-28 Tết. Áp thấp này có xác xuất 40% mạnh lên thành bão và sẽ trở thành cơn bão số 2 trong năm 2018. Tuy nhiên khả năng cao áp thấp sẽ chỉ phát triển lên thành áp thấp nhiệt đới với cấp 7-8.
(Ảnh windy)
Các mô hình dự báo cho rằng áp thấp sẽ di chuyển vào phía bắc quần đảo Trường Sa sau đó có thể sẽ hướng vào vùng biển Nam Trung bộ nhưng sẽ không ảnh hưởng tới đất liền.
"Trong lịch sử đã từng xuất hiện một cơn bão vào dịp tết nhưng cũng không đổ vào đất liền mà suy yếu ngay trên biển"- ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng - thủy văn Quốc gia cho biết.
Hiện tại cơ quan dự báo khí tượng đang theo dõi sát vùng áp thấp này vì vào dịp Tết tàu thuyền trên biển phía nam rất nhiều, nhiều bà con ngư dân vẫn đang đi biển khai thác cá vào dịp Tết, ăn Tết trên biển.
Nam bộ sẽ không bị ảnh hưởng bởi áp thấp.
Theo Y.M (VOV)
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 vào Biển Đông, hướng thẳng Nam Bộ Ap thâp nhiêt đơi đa vươt qua Philipines đi vao Biên Đông va co xu hương manh lên thanh bao, hương vao khu vưc Nam Bô. Vi tri va hương di chuyên tiêp theo cua ap thâp nhiêt đơi trên Biên Đông. (Anh: Trung tâm Dư bao KTTVTƯ). Theo Trung tâm Dư bao khi tương thuy văn trung ương, đêm qua (2/1), áp...