Nguy cơ gãy xương hông trên 50 tuổi
Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao hơn nam giới, từ đó dễ dẫn đến gãy xương hông, theo bác sĩ Rajesh Malhotra, Trưởng khoa Chỉnh hình tại Viện Khoa học y tế All India (Ấn Độ).
Shutterstock
“80% số trường hợp loãng xương là ở phụ nữ. Cứ hai phụ nữ trên 50 tuổi thì có một người đối mặt nguy cơ bị chẩn đoán loãng xương. Chỉ có 20% số nam giới có nguy cơ loãng xương sau tuổi 80″, theo Hãng tin New Kerala dẫn lời bác sĩ Malhotra.
Ông cũng giải thích rằng phụ nữ trải qua những thay đổi nội tiết tố sau khi mãn kinh dẫn đến suy yếu hoặc mất chất xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương hông vốn nghiêm trọng không kém gì các cơn trụy tim.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, có thể ngăn ngừa loãng xương thông qua chế độ ăn uống như ăn sữa chua, uống sữa, phô mai, cá mòi, cá hồi, tắm nắng và tập thể dục đều đặn để bổ sung can xi và vitamin D, hai dưỡng chất quan trọng giúp củng cố xương.
Theo thanhnien.vn
Số ca bệnh lậu, giang mai tăng đến mức báo động ở Mỹ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 28.8 cảnh báo số lượng người bị nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục như chlamydia, lậu, giang mai ở Mỹ gia tăng đến mức báo động.
Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ kháng thuốc kháng sinh đối với bệnh nhân bị bệnh lậu - AFP
AFP dẫn lại số liệu của CDC mới công bố cho thấy trong năm 2017 có gần 2,3 triệu trường hợp mắc bệnh chlamydia, lậu và giang mai.
"Con số này cao gấp nhiều lần với trên 200.000 ca hồi năm 2016", theo thông báo của CDC.
Cụ thể, trong vòng 4 năm qua, số trường nhiễm bệnh giang mai tăng 76%, từ 17.375 năm 2013 lên đến 30.644 năm 2017. Trong đó, nam giới quan hệ đồng tính chiếm 70% trường hợp bị bệnh giang mai.
Cũng trong cùng kỳ 4 năm này, số ca nhiễm bệnh lậu tăng 67% từ 333.004 lên 555.608 trường hợp. Bên cạnh đóng, số trường hợp bị bệnh lậu tăng gần gấp đôi đối với đàn ông đồng tính, từ 169.130 lên đến 322.169 ca.
Số lượng nữ giới bị bệnh lậu cũng gia tăng đến mức báo động từ 197.499 vào năm 2016 lên 232.587 trong năm 2017.
Bệnh chlamydia chiếm đa số, với trên 1,7 triệu trường hợp trong riêng năm 2017.
Gần 45% trường hợp bị bệnh chlamydia được chẩn đoán trong số những phụ nữ độ tuổi 15-24.
Giám đốc trung tâm phòng chống bệnh lây lan qua đường tình dục (STD), Jonathan Mermin, cảnh báo Mỹ đang bị thụt lùi trong cuộc chiến chống lại STD.
Đa số STD như bệnh chlamydia, lậu và giang mai đều có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng đa số bệnh nhân không được chẩn đoán kịp thời hoặc không điều trị.
Các chuyên gia Mỹ cũng bày tỏ quan ngại trước tình trạng vi rút bệnh lậu kháng thuốc kháng sinh. Ceftriaxone hiện là loại thuốc khác sinh hiệu quả duy nhất chống lại bệnh lậu ở Mỹ, theo AFP.
Theo thanhnien.vn
4 thay đổi bình thường ở phụ nữ độ tuổi 30 Đối với phụ nữ, một thập kỷ cuộc đời ở độ tuổi 30 có thể mang lại cả sự thay đổi và ổn định trong sự nghiệp, cuộc sống cá nhân, và sức khỏe. Dưới đây là 4 thay đổi mà cơ thể họ có thể trải qua ở độ tuổi 30. Khối xương và cơ bắt đầu giảm dần sau khi đạt...