Nguy cơ dừng thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh
Dự án đang đối mặt với nguy cơ dừng thi công khi hiệu lực tái cấp vốn vào ngày 30/9/2020 đã hết.
Sau nhiều lần trễ hẹn rồi gia hạn, đến nay, dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 theo hình thức BT, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng do Trung Nam Group làm chủ đầu tư gần về tới đích khi tiến độ xây dựng đạt 93%. Người dân TP Hồ Chí Minh đang từng ngày mong mỏi, chờ đợi dự án hoàn thành để cải thiện tình hình ngập lụt diễn ra nhiều năm qua…
Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu” giai đoạn 1 (quy mô gần 10.000 tỷ đồng) do Trung Nam Group làm chủ đầu tư.
Nguy cơ dừng dự án
Tưởng chừng 7% khối lượng công việc còn lại của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ không phải “vấp” thêm rào cản nào nữa để có thể “băng băng” về đích nhưng thực tế dự án đang đối mặt với nguy cơ dừng thi công khi hiệu lực tái cấp vốn vào ngày 30/9/2020 đã hết (giá trị khoảng 1.800 tỷ đồng còn lại) và cần phải ký Phụ lục hợp đồng để Ngân hàng Nhà nước xem xét thủ tục tái cấp vốn, thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư. Trong khi đó, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh, dù nỗ lực giải quyết nhưng vẫn đang trong tình trạng “loay hoay”.
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trung Nam Group, mặc dù vừa qua huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (nơi dự án triển khai) đã giải quyết xong và bàn giao mặt bằng của 20 hộ dân nhưng chủ đầu tư chưa dám nhận vì nếu nhận cũng chưa thể thi công do chưa được giải ngân vốn, chưa được ký Phụ lục hợp đồng để mua bảo hiểm giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình thi công.
Do chưa được ký Phụ lục hợp đồng nên nếu tiếp tục triển khai sẽ vướng mắc pháp lý. Trước đó, từ tháng 4/2017 dự án đã phải tạm ngưng gần 1 năm, sau đó được UBND Thành phố cho tái khởi động lại, rồi lại điều chỉnh, rà soát, thi công đến tháng 6/2019 buộc phải dừng do hết hợp đồng và mất 5 tháng sau mới ký Phụ lục hợp đồng. Vào tháng 4/2020 dự án mới được tái cấp vốn nhưng đến tháng 6/2020 lại hết hạn Phụ lục hợp đồng và phải ký tiếp.
Nếu dự án sớm bàn giao mặt bằng theo đúng cam kết ngay từ đầu thì đã hoàn thành. Hiện nay các cửa van cống ngăn triều đã lắp hết, duy chỉ còn tuyến đê kè chưa xong tại một số vị trí và thi công cống Mương Chuối chưa hoàn thành. Trong khi đó, quỹ đất thanh toán cho chủ đầu tư đã được UBND Thành phố cân đối, tính toán nhưng đến nay dự án gần xong nhưng chủ đầu tư vẫn chưa được giao khu đất nào theo hợp đồng BT đã ký.
Theo tính toán của ông Nguyễn Tâm Tiến, việc dừng thi công dự án sẽ gây nhiều hệ lụy. Do dừng thi công, giải tán công trường nên sau khi khởi động lại sẽ mất từ 3 – 4 tháng huy động lại máy móc, thiết bị, tổ chức nhân công, kỹ sư. Cùng với đó, các dự án điều tiết giao thông thuỷ để phục vụ dự án cũng sẽ dừng theo. Mặt khác dừng thi công dự án sẽ làm tăng lãi suất vốn vay, cộng vào tổng vốn đầu tư, lúc này sẽ phát sinh các chi phí vượt quá khả năng của chủ đầu tư, dễ phát sinh tranh tụng pháp lý.
“Khi chưa được ký Phụ lục hợp đồng để tái cấp vốn, mỗi ngày chủ đầu tư thiệt hại 200 triệu đồng, chưa kể tiền lãi vay ngân hàng. Do hết hiệu lực gia hạn hợp đồng, phải gia hạn thêm trong khi thời hạn Giấy chứng nhận đầu tư cũng hết, sẽ phải làm lại từ đầu, mất nhiều thời gian. Chủ đầu tư đề nghị UBND Thành phố quyết liệt hơn trong việc ký Phụ lục hợp đồng, bố trí vốn hoặc thoả thuận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự án”, ông Nguyễn Tâm Tiến cho hay.
Video đang HOT
Loay hoay giải quyết
Xuyên suốt quá trình “thai nghén”, triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, các cấp chính quyền TP Hồ Chí Minh đều đã quyết tâm nỗ lực giải quyết để dự án hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả chống ngập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố. Tuy nhiên việc giải quyết các phát sinh liên quan đến pháp lý không hề đơn giản, đôi khi lâm vào cảnh “loay hoay”, lúng túng, nhất là việc giải quyết cơ chế thanh toán cho dự án BT.
Tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tín dụng thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV); tái cấp vốn cho BIDV để có nguồn vốn cho vay nhà đầu tư thực hiện dự án chống ngập. Lãi suất tái cấp vốn theo lãi suất ưu đãi có cộng một khoản phí cho BIDV.
Theo Quyết định số 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước, thời hạn để giải ngân số tiền tái cấp vốn giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng BIDV đã hết vào ngày 30/9/2020. Tháng 12/2020, UBND Thành phố phải giải ngân cho Trung Nam Group trả nợ cho BIDV để BIDV trả nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước với số tiền 2.639 tỷ đồng.
Để đảm bảo quyền lợi được quy định trong Hợp đồng BT, phía BIDV đã liên tục “hối” UBND TP Hồ Chí Minh sớm giải quyết. Cụ thể, trong văn bản số 6226/BIDV-KHDNL (ngày 14/10/2020), Ngân hàng BIDV đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh sớm ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án điều chỉnh với nhà đầu tư. Đến ngày 19/11 vừa qua, BIDV tiếp tục có văn bản số 987/BIDV-KHDNL “thúc” tiến độ thanh toán của UBND TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, trong tháng 9/2020, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh đảm bảo lịch thanh toán cho nhà đầu tư không thay đổi tại Quyết định 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước dù đề nghị gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự án.
Thực tế cho thấy, nếu không thực hiện tiếp tục giải ngân khoản vay tái cấp vốn, dự án chống ngập sẽ bị ngừng thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chung đồng thời có nguy cơ dự án không tiếp tục được hưởng các cơ chế ưu đãi đối với khoản vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép tiếp tục triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng theo hợp đồng BT, các Phụ lục hợp đồng BT đã ký kết; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện thủ tục gia hạn thời gian tái cấp vốn, giải ngân ngay cho Ngân hàng BIDV để đảm bảo nguồn vốn cho nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án mà không cần điều kiện phải có Phụ lục hợp đồng được ký kết. Đồng thời không tính lãi vay từ thời điểm hết hiệu lực tái cấp vốn (ngày 30/9/2020) đến khi dự án được tiếp tục giải ngân.
Vào ngày 24/9/2020, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh có Văn bản số 736/TB-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan, giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án. Đáng chú ý UBND Thành phố sẽ thanh toán Hợp đồng BT dự án theo đúng kế hoạch thanh toán tại Quyết định 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước và kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 314/TB-KTNN ngày 6/7/2018 (thanh toán trước ngày 25/9/2020).
Quan điểm chỉ đạo này của Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh tiếp tục được Văn phòng UBND Thành phố nhắc lại trong Văn bản số 8913/VP-DA ngày 15/10/2020 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời lưu ý: “Nếu chậm hoàn thành việc ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố”.
Tuy nhiên đến ngày 25/9/2020, UBND Thành phố vẫn chưa thanh toán cho Trung Nam Group để Trung Nam Group trả nợ cho BIDV trả dư nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước số tiền 2.639 tỷ đồng.
Trong khi đó, trải qua 6 phiên đàm phán, đến ngày 26/10/2020 Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh với vai trò là Tổ trưởng Tổ đàm phán Phụ lục hợp đồng BT dự án đã có Báo cáo số 8132/SKHĐT-PPP gửi UBND Thành phố xem xét, chấp thuận kết quả đàm phán và ký kết Phụ lục hợp đồng BT để làm cơ sở thực hiện thủ tục thời gian giải ngân tái cấp vốn.
Để làm rõ định hướng xử lý cũng như quan điểm của Lãnh đạo UBND Thành phố về Báo cáo này, chiều 4/12 phóng viên TTXVN tiếp tục liên hệ với ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhưng không nhận được phản hồi.
Vướng mắc ở dự án BT, nhiều cơ chế tháo gỡ nhưng vẫn "gặp khó"
Nhiều dự án thực hiện theo hình thức BT gặp vướng mắc do khâu xác định giá trị chênh lệch nhau giữa dự án và tài sản công (giá trị của khu đất được hoán đổi cao hơn giá trị của dự án). Đây là một trong những lý do khiến nhiều khu đất vàng nghìn tỉ ở Tp.HCM "bỏ trống" nhiều năm.
Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT từng được xem là nút thắt tháo gỡ cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở các thành phố lớn và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp địa ốc mở rộng quỹ đất. Tuy nhiên, sau nhiều vướng mắc, hiện nay việc triển khai dự án BT đã giảm dần tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Ngày 15/8/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các dự án triển khai theo hình thức này.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình triển khai, Nghị định này lại vướng phải khá nhiều luật khác nhau, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai); và quy định sử dụng quỹ đất để thanh toán dự án BT (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).
Một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định số 69/2019/NĐ-CP là việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán. Trong đó, giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường, theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; Giá trị dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu.
Nguyên tắc ngang giá đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg trước đây; tuy nhiên bên cạnh đó còn có quy định cho phép thanh toán bù trừ, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản công lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
Quy định này có kẽ hở là không khống chế mức độ chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất, tài sản công để thanh toán với giá trị dự án BT. Trong thực tế, đã có hiện tượng sử dụng giá trị quyền sử dụng đất lớn hơn giá trị dự án BT rất nhiều lần. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều dự án BT hiện nay không thể hoàn thành đúng tiến độ.
Theo ghi nhận, tại Tp.HCM có một số dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên 90%, hoàn thành tiến độ dự án gần 50% nhưng do vướng mắc về khâu định giá đất ngang nhau, dẫn đến doanh nghiệp không được giao đất và thiếu vốn để tiếp tục triển khai dự án.
Về thời điểm sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT, theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg, việc thanh toán quỹ đất được thực hiện đồng thời hoặc sau khi hoàn thành dự án BT. Quy định này cũng chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng các dự án BT triển khai rất chậm hoặc không thực hiện, trong khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất thanh toán và nhà đầu tư chỉ chú tâm thực hiện dự án khác trên quỹ đất được thanh toán để bán tạo lợi nhuận.
Ngoài ra, một số vướng mắc tại hình thức đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT cũng đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nhiều lần. Thế nhưng thực tế cho thấy, để đẩy nhanh việc tháo gỡ các khúc mắc nói trên cần rất nhiều thời gian. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan", không còn mặn mà với hình thức này.
Những vướng mắc trong hợp đồng dầu tư xây dựng theo hình thức BT khiến cho nhiều khu đất vàng ở Tp.HCM vẫn chưa thể khai thác, sử dụng, gây lãng phí nguồn tài nguyên nhiều năm liền.
Theo Sở GTVT Tp.HCM, phần lớn các công trình trọng điểm chậm tiến độ thực hiện so với dự kiến, phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh thời gian thực hiện để tiếp tục triển khai thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, năng lực quản lý điều hành dự án của các chủ đầu tư còn hạn chế. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan chưa được thực hiện tốt.
Hiện nay, các chủ đầu tư chưa lập tiến độ chi tiết từng dự án giao thông trọng điểm theo yêu cầu tại Công văn số 3336/SGTVT-KH của Sở GTVT. Việc này ảnh hưởng đến công tác theo dõi, quản lý tiến độ từng dự án.
Chính vì vậy, Sở GTVT đề nghị các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, lập tiến độ thực hiện chi tiết của từng công trình, dự án trọng điểm trên cơ sở tình hình thực tế, năng lực các nhà thầu tham gia, khả năng bố trí vốn. Việc này nhằm đảm bảo nguyên tắc khoa học, tuân thủ trình tự thực hiện, trình tự tổ chức thi công theo quy định. Sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án.
Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện, Sở GTVT sẽ tổng hợp báo cáo UBND Tp.HCM xem xét và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Theo các chuyên gia kinh tế tại Tp.HCM, cơ quan chức năng cũng cần rà soát lại các điều khoản trong những hợp đồng BT mà Tp.HCM đã ký với doanh nghiệp để tránh gây thiệt hại, thất thoát cho thành phố. Khi doanh nghiệp báo cáo tiến độ dự án thì các cơ quan liên quan cũng cần nghiệm thu, khảo sát kỹ lưỡng dự án, tránh những kết quả sai lệch giữa thực tế và "trên giấy".
Vẫn còn trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, chiều ngày 6/11. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện những vấn đề khiếu nại, tố cáo là một vấn đề bức xúc trong một thời kỳ khá dài, như...