Nguy cơ đột biến gene từ chân gà vỉa hè
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chân gà nướng có tiềm ẩn nhiều mối họa.
Nguy cơ đột biến gene
Rất nhiều thông tin được báo chí đưa như bơm nước tăng trọng vào chân gà, chân gà thối, dùng chất tẩy trắng chân gà… nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn đổ xô đi ăn chân gà nướng không rõ nguồn gốc.
Chị Nguyễn Thị Lý (ở Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Chị rất thích chân gà nướng vì giá rẻ lại ngon miệng. Thi thoảng mấy chị em trong cơ quan cũng hay rủ nhau ăn ở Lý Quốc Sư. Các quán vỉa hè tuy không đảm bảo vệ sinh nhưng rẻ, lại ngon và là nơi xả stress hiệu quả nhất”.
Về vấn đề này, BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM cho hay, đây là hành vi gian lận thương mại ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi người tiêu dùng. Chân gà bị bơm nước sẽ không tốt cho sức khỏe ngay cả khi nguồn nước ấy là nước sạch vì nó làm phân hủy những thành phần collagen, da… Chưa kể bơm vào những loại nước bẩn có thể đưa những vi trùng, vi khuẩn, thậm chí có những loại trứng của giun sán thông qua nước đi vào chân gà.
Chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nếu chân gà không được bảo quản tốt, mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo GS. Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chân gà không rõ nguồn gốc thường được tẩm hóa chất để bảo quản mới giữ được lâu, nếu không sẽ bị hư hỏng. Thường những hóa chất đó là những chất rất độc hại, có thể là formanyl và formandehyt- những chất không được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm.
Video đang HOT
Các chất độc tích lũy trong cơ thể mỗi ngày một ít và đến một lúc nào đó sẽ gây nên bệnh mãn tính. Đặc biệt, có những chất trong ướp tẩm chân gà có thể gây nên đột biến gene.
Nhận biết chân gà bơm nước
BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp cho hay, thực tế chân gà nướng không có nhiều chất dinh dưỡng.
Về cách nhận diện, chân gà “bơm nước” thường mập mạp, đều, không có nếp nhăn của da. Người tiêu dùng đi mua nên cầm tay trực tiếp vào chân gà ta định mua sau đó bóp nhẹ. Chân gà bị bơm nước thì thường mềm, nhũn, những ngón đầu chân căng phồng bất thường. Ấn vào mềm, bùng nhùng ở tay. Khi tuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, chân gà bơm nước sẽ ra từng giọt nước một hoặc một lúc sau chân gà sẽ ướt như mới thấm qua nước.
Khi mua, mọi người nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc gì lạ như đốm đỏ, đốm màu xanh, màu vàng. Sờ vào chân gà không thấy bị nhớt. Nếu thấy chắc, đều khi bóp thì đó là chân gà ngon.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng có nhu cầu ăn chân gà thì nên mua ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng ta có thể mua ở siêu thị, các cửa hàng bán thực phẩm sạch. Khi lựa chọn cũng cần chú ý điều kiện bảo quản. Đồng thời cũng cần chú ý thời gian sử dụng. Chân gà bảo quản lạnh, mát thì chú ý sử dụng trong vòng một ngày, còn bảo quản đông lạnh thì nên xem hạn dùng của nhà sản xuất
Theo SKGD
Món ăn từ chân gà: Ít dinh dưỡng, nhiều mối nguy
Chân gà nướng, chân gà luộc, chân gà ngải cứu... là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chân gà không mang lại giá trị dinh dưỡng nhiều mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Người tiêu dùng cần đến những cơ sở uy tín để biết rõ nguồn gốc xuất xứ khi mua chân gà. Ảnh minh họa
Đủ chiêu "phù phép" chân gà
Thông tin bơm nước để tăng trọng lượng chân gà khiến người tiêu dùng hoang mang. Vấn đề này lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã từng phát hiện, bắt giữ nhiều lô hàng chân gà không rõ nguồn gốc, bốc mùi, được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng...
Bất chấp những cảnh báo về nguy cơ gây hại sức khỏe từ món "khoái khẩu" này, nhiều người khi được hỏi đều cho rằng, quan trọng là thấy ngon miệng và "khuất mắt trông coi" chứ không hề quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng sản phẩm. Anh Nguyễn Văn Luân (ở Trung Văn, Hà Nội) cho biết, hầu như cuối tuần nào anh cũng gọi bạn bè qua quán chân gà trên đường Nguyễn Thái Học để nhậu vì giá cả phải chăng, bạn bè lại tụ tập vui vẻ.
Không chỉ riêng cánh đàn ông, chị em cũng đôi khi vui vẻ rủ nhau ra quán chân gà vỉa hè để ngồi "buôn" hay đơn giản vì thấy ngon. Chị Nguyễn Thị Lý (ở Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Chị rất thích chân gà nướng vì giá rẻ lại ngon miệng. Thi thoảng mấy chị em trong cơ quan cũng hay rủ nhau ăn ở Lý Quốc Sư. Các quán vỉa hè tuy không đảm bảo vệ sinh nhưng rẻ, lại ngon và là nơi xả stress hiệu quả nhất".
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho hay, đây là hành vi gian lận thương mại không thể chấp nhận được, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi người tiêu dùng. Chọn chân gà cho một món ăn hàng ngày mà mua phải loại bị bơm nước sẽ không tốt cho sức khỏe ngay cả khi nguồn nước ấy là nước sạch vì nó làm phân hủy những thành phần colagen, da... Chưa kể bơm vào những loại nước bẩn có thể đưa những vi trùng, vi khuẩn, thậm chí có những loại trứng của giun sán thông qua nước đi vào chân gà.
Chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nếu chân gà không được bảo quản tốt, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn phải chân gà có hóa chất thì có thể bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Cấp tính thường thấy là viêm ở hệ thống đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thận. Nhưng ngộ độc mãn tính mới là đáng lo ngại vì lượng hóa chất này khi ngấm vào trong cơ thể có thể gây biến đổi tế bào gây ung thư, suy thận, suy gan.
Theo GS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chân gà không rõ nguồn gốc thường được tẩm hóa chất để bảo quản mới giữ được lâu, nếu không sẽ bị hư hỏng. Thường những hóa chất đó là những chất rất độc hại, có thể là formanyl và formandehyt- những chất không được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Nếu sử dụng những loại chân gà có hóa chất rất dễ có nguy cơ đối với sức khỏe. Dù không ăn nhiều một lúc, nhưng độc có thể tích lũy trong cơ thể mỗi ngày một ít và đến một lúc nào đó sẽ gây nên bệnh mãn tính. Đặc biệt, có những chất trong ướp tẩm chân gà có thể gây nên đột biến gene.
Nhận biết chân gà bơm nước
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp cho hay, chúng ta không nên lựa chọn chân gà như là một thực phẩm để ăn hàng ngày. Nhiều người vẫn nghĩ ăn chân gà sẽ có nhiều dinh dưỡng là không đúng. Thực tế, chân gà không cung cấp dinh dưỡng nhiều cho cơ thể vì chân chỉ có lớp da, mô liên kết, trong này có một số chất colagen - đây là một thành phần của chất đạm. Nhưng lượng chất đạm cũng như chất béo cung cấp từ chân gà là không nhiều. Nếu chúng ta xem chân gà như một thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng hàng ngày thì chắc chắn không cao như thịt gà, đậu phụ...
Về cách nhận diện, chân gà "bơm nước" thường mập mạp, đều, không có nếp nhăn của da. Người tiêu dùng đi mua nên cầm tay trực tiếp vào chân gà ta định mua sau đó bóp nhẹ. Chân gà bị bơm nước thì thường mềm, nhũn, những ngón đầu chân căng phồng bất thường. Ấn vào mềm, bùng nhùng ở tay. Khi tuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, chân gà bơm nước sẽ ra từng giọt nước một hoặc một lúc sau chân gà sẽ ướt như mới thấm qua nước.
Khi mua, mọi người nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc gì lạ như đốm đỏ, đốm màu xanh, màu vàng. Sờ vào chân gà không thấy bị nhớt. Nếu thấy chắc, đều khi bóp thì đó là chân gà ngon.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng có nhu cầu ăn chân gà thì nên mua ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng ta có thể mua ở siêu thị, các cửa hàng bán thực phẩm sạch. Khi lựa chọn cũng cần chú ý điều kiện bảo quản. Nếu chân gà được bảo quản lạnh mát thì ưu tiên mua. Đồng thời cũng cần chú ý thời gian sử dụng. Chân gà bảo quản lạnh, mát thì chú ý sử dụng trong vòng một ngày, còn bảo quản đông lạnh thì nên xem hạn dùng của nhà sản xuất.
Theo Phương Thuận
Giadinh.net
Cách loại bỏ chất độc hại từ món nướng Món nướng là món ăn ưa thích của rất nhiều người, nhất là các món chân gà nướng, thịt xiên nướng, mực khô nướng... Đây là những món ăn chơi bán trên hè phố tại các nơi rất bình dân và thường kết hợp với quán bia, tiệm rượu. Các món thịt lợn nướng, mực nướng được bán khắp nơi, món nào cũng...