Nguy cơ đóng cửa hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không đạt chuẩn
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua rà soát, trong hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP. Theo đó, đến hạn chót 1/7/2019, các cơ sở này sẽ không được phép sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP.
Ông Phong thông tin, ngày 22/7, một công ty sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) là công ty đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP. Sau công ty này, Cục ATTP sẽ tiếp tục rà soát tiêu chuẩn GMP cho các cơ sở còn lại.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải
Trước đó, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 – 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.
” Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất”, ông Phong khẳng định.
Video đang HOT
Theo ông Phong, đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
“Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt”, ông Phong nói.
Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm…
Để đạt chuẩn FMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).
Quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu…
Ông Phong cho biết, trước đây, khi chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.
Nếu không tiến hành chuẩn hóa nhanh sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường.
“Ngay từ bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục rà soát để giảm tỉ lệ sản phẩm không đạt được đưa ra thị trường. Đến ngày 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn sẽ phải đóng cửa, không được phép sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe”, ông Phong khẳng định.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Điểm danh 5 "ông lớn" quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 298 triệu đồng với 5 công ty có hành vi sản xuất, quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 298.000.000 đồng. Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm; cải chính thông tin theo quy định.
Cụ thể, 5 công ty có vi phạm phải xử phạt gồm:
Công ty TNHH thực phẩm VINA (địa chỉ315 Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh) có hai hành vi sai phạm. Đó là quảng cáo 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm: Viên nang Mát gan thông mật, Viên nang bổ thận, Viên nang Đau nhức toàn thân - thần kinh tọa, Viên nang Bao tử đại tràng trên website danglai.com.vn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Sai phạm thứ hai là công ty này quảng cáo 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên tại website danglai.com.vn gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Với hai hành vi này, công ty TNHH thực phẩm VINA bị phạt tiền 85 triệu đồng.
Công ty TNHH SX-TM Đông dược Thiên Phúc ( Số 808 Cách Mạng Tháng Tám, Khu phố 1, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) bị phạt số tiền 35 triệu đồng do có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà túi lọc Thiên Phúc trên website http://dongduocthienphuc.com mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế USA61A1 (Khu đô thị Đại Kim, Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) với hai hành vi vi phạm gồm: Sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lactomin New thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Buôn bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lactomin New thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã bị phạt tiền 28 triệu đồng.
Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Hoa Sen (Số 18 lô 10B khu ĐT Trung Yên, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống dưỡng tóc Green Hair Hoa Sen gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh đã bị xử phạt 50 triệu đồng.
Công ty TNHH dược mỹ phẩm Quyên Lara Việt Nam (số nhà 54 ngõ 25B phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) bị xử phạt ở mức rất cao, 100 triệu đồng do có 3 hành vi sai phạm.
Theo đó, công ty này đã sản xuất 02 sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thảo dược tăng cân và Trà thảo dược giảm cân tan mỡ thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Buôn bán 02 sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thảo dược tăng cân và Trà thảo dược giảm cân tan mỡ thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Sản xuất 02 sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thảo dược tăng cân và Trà thảo dược giảm cân tan mỡ mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Ông Phong cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục thanh kiểm tra, giám sát, kịp thời xử phạt các vi phạm liên quan đến sản xuất, quảng cáo thực phẩm chức năng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cốm dinh dưỡng, trà thảo mộc bị thu hồi vì không an toàn Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa ra quyết định thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn đối với 03 lô sản phẩm Thực phẩm bổ sung/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm cốm dinh dưỡng, trà thảo mộc, cốm trắng da. 3 lô sản phẩm buộc phải thu hồi vì không đảm bảo...