Nguy cơ điệp viên học đường Trung Quốc
Úc và Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo nguy cơ đến từ việc Trung Quốc cài điệp viên trong các trường đại học ở 2 nước.
Glenn Duffie Shriver hợp tác với FBI để làm đoạn phim cảnh báo các sinh viên – Ảnh: Chụp từ clip
Cả Úc và Mỹ đều hưởng lợi từ sức hút của các cơ sở đào tạo đại học ở nước họ đối với sinh viên Trung Quốc. Với Úc, 1/4 sinh viên quốc tế tại nước này đến từ Trung Quốc, còn Mỹ cho đến gần đây vẫn là lựa chọn hàng đầu của những sinh viên ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, sự hiện diện đông đảo của sinh viên Trung Quốc tại 2 nước đang gây lo lắng cho các nhà chức trách sở tại. Một báo cáo do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đưa ra hồi năm 2011 nhận định các trường đại học là “nơi lý tưởng” cho các cơ quan tình báo nước ngoài tuyển người, đề xuất và nuôi dưỡng ý tưởng, học hỏi và thậm chí đánh cắp dữ liệu nghiên cứu.
Lời tố cáo của Úc
Tờ The Sydney Morning Herald của Úc ngày 21.4 dẫn lời giới chức tình báo Úc loan tin Bắc Kinh đang thiết lập những mạng lưới gián điệp bên trong các cơ sở đào tạo đại học hàng đầu của Úc, bao gồm Đại học Sydney và Đại học Melbourne. Chính những mạng lưới như thế đã buộc Tổ chức Tình báo an ninh Úc (ASIO) tăng cường năng lực phản gián. “Không nghi ngờ gì nữa. Họ có nhiều nguồn lực tại Đại học Sydney hơn chúng tôi”, một quan chức Úc nói. Theo tờ The Sydney Morning Herald, năng lực gián điệp điện tử của Trung Quốc đã được biết đến rộng rãi, với những vụ máy chủ Trung Quốc được sử dụng để xâm nhập các công ty lớn nhất của Úc, những chính trị gia cao cấp nhất và thậm chí đại bản doanh công nghệ cao của ASIO ở Canberra. Mạng lưới tình báo Trung Quốc hoạt động tại các trường đại học thông qua đội ngũ tư vấn viên về giáo dục tại các phái bộ ngoại giao. Họ tổ chức các sinh viên gốc Trung Quốc thành các hiệp hội để thu thập thông tin tình báo và thúc đẩy các mục tiêu chính trị cốt lõi.
Video đang HOT
Phản ứng với cáo buộc trên, Tân Hoa xã ngày 22.4 dẫn lời Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney tuyên bố đó là sự “xuyên tạc nghiêm trọng” tình hình thực tế cũng như đi ngược lại những nguyên tắc khách quan và công bằng trong thông tin. Tuyên bố cũng đặt ra nghi ngờ về “động cơ che giấu” trong bài báo của tờ The Sydney Morning Herald.
Cảnh báo của FBI
Thông tin trên được đưa ra không lâu sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đăng tải lên mạng YouTube một video đặc biệt có mục đích cảnh báo giới trẻ Mỹ về hiểm họa trở thành mục tiêu tuyển mộ của tình báo Trung Quốc.
Theo Bloomberg, video dài 30 phút, có tựa đề Game of Pawns: The Glenn Duffie Shriver Story (tạm dịch: Ván cờ thí tốt: Câu chuyện của Glenn Duffie Shriver) là một câu chuyện thật về một người Mỹ “sẩy chân” trở thành điệp viên Trung Quốc. “Chúng tôi muốn các sinh viên Mỹ đi ra nước ngoài hãy xem đoạn phim này trước khi rời nước Mỹ để họ có thể biết khi nào thì họ trở thành mục tiêu và bị tuyển mộ”, thông báo trên website của FBI viết.
Shriver chào đời ở Virginia nhưng lớn lên ở Michigan và học quan hệ quốc tế ở đó. Sinh viên này được các điệp viên Trung Quốc tuyển mộ khi đang học tiếng quan thoại và du lịch ở Trung Quốc sau khi học xong đại học năm 2004. Con đường dẫn đến việc tuyển mộ bắt đầu bằng công việc ngắn hạn có vẻ “vô hại” là viết một bài nghiên cứu về quan hệ Mỹ – Trung, theo yêu cầu của một phụ nữ Trung Quốc tự nhận là Amanda. Shriver sau đó bắt đầu nhận tiền như một khoản “thu nhập” cho những nghiên cứu của mình từ 2 người anh gặp thông qua Amanda. Với sự thu xếp của người phụ nữ, Shriver đã xin được việc ở Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sau 2 lần thất bại trong cuộc sát hạch tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Shriver bị bắt không lâu sau cuộc phỏng vấn tại CIA (do bị các điệp viên Mỹ bí mật theo dõi) và hồi năm 2010 đã nhận tội “âm mưu cung cấp thông tin quốc phòng cho các sĩ quan tình báo của CHND Trung Hoa”. Hiện Shriver đang chấp hành bản án 4 năm tù được tuyên trong phiên tòa năm 2011. Trong hơn 5 năm làm việc cho các điệp viên Trung Quốc, Shriver nhận tổng cộng 70.000 USD.
Cựu quan chức FBI David Major, hiện là Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu phản gián và an ninh ở Virginia nhận định, khác với đồng nghiệp ở các nước, vốn dựa vào các điệp viên của mình, cơ quan tình báo Trung Quốc triển khai một mạng lưới hoạt động tự do bao gồm các sinh viên, chuyên gia nghiên cứu và các công ty bình phong. Theo ông này, Trung Quốc có “rất nhiều sinh viên bị ép buộc hoặc tình nguyện thu thập thông tin”. “Tôi nghe người ta nói thế này: Nếu muốn đánh cắp một bãi biển, Nga sẽ điều một xe nâng, còn Trung Quốc sẽ cử cả ngàn người hốt cát cùng một lúc”, ông Major nói. Hiện FBI đang phối hợp với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đối phó với nguy cơ ngày càng lớn dần từ Trung Quốc.
Theo TNO
SBU cáo buộc điệp viên Nga ám hại quan chức Ukraine?
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tố Trung tá tình báo Nga Igor Bezler liên quan tới cái chết của Phó Chủ tịch hội đồng thị trấn Horlivka Volodymyr Rybak.
Phát ngôn viên của SBU Kateryna Kosareva đã tuyên bố như vậy trong buổi họp báo ở Trung tâm chống khủng bố hôm thứ 4 (23/4).
"Liên quan tới vụ án mạng của Phó Chủ tịch hội đồng thị trấn Horlivka Ryak, SBU đã lập ra một ban điều tra và nghi ngờ rằng vụ án có bàn tay của nhóm Strelok và Trung tá tình báo Nga Igor Bezler (hay còn có biệt danh là Bes)", bà Kosareva nói.
Sau khi tham gia màn trình diễn nhảy flashmob để ủng hộ chính quyền trung ương ở Kiev, ông Rybak đã bị một số người đàn ông thô bạo lôi kéo đi. Ảnh chụp ở ngay bên ngoài hội trường thành phố Gorlovka hôm 17/4.
Theo SBU, vào hôm 17/4, Bezler đã ra lệnh cho trưởng sĩ quan cảnh sát tự xưng của thị trấn Horlivka sát hại ông Rybak, thành viên Đảng Batkivshchyna. Trước đó, phó chủ tịch Rybak đã cố gắng kéo lá cờ Ukraine ở tòa trụ sở hành chính huyện.
Sau đó, theo hướng dẫn của Strelok (tên đầy đủ là Igor Strelok, một cảnh sát chống bạo động của Nga làm việc cho Cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga), Rybak đã bị đưa về trụ sở của nhóm biểu tình ly khai ở Slavyansk, nơi đích thân Strelkov nói chuyện với ông. Và cho tới ngày 20/4, chính Strelkov đã bảo với vị chỉ huy dân quân tự vệ vùng Slavyansk Ponomariov mang thi thể của Rybak đi cất giấu. Với các cáo buộc trên, SBU đã liệt Bezler và Strelkov vào danh sách truy nã vào hôm 17/4.
Vào ngày 23/4, Giám đốc SBU Valentyn Nalyvaichenko loan báo rằng, họ đã bắt giữ 3 nhân viên của Cục tình báo Quốc phòng Nga (GRU). "Chúng tôi đã bắt giữ 3 nhân viên tình báo của GRU. Các điều tra viên của chúng tôi đang tích cực phỏng vấn ba đối tượng này ở Kiev và nhận được nhiều bằng chứng quan trọng", ông Nalyvaichenko cho hay.
Hiện phía Nga chưa có bất kỳ bình luận nào xung quanh việc này.
Theo Kiến thức
Đức ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự cho Nga Hãng RIA Novosti ngày 24.4 dẫn nguồn nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitungen cho biết chính quyền Đức đã hoãn phê duyệt gần 70 hồ sơ xin xuất khẩu vũ khí cho Nga trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn ở Ukraine. Quan hệ Nga - Đức xấu đi vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine - Ảnh: Reuters Tờ báo viện dẫn phản hồi...