Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ
Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,…
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Sau mưa lũ, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tăng cao.
Bộ Y tế lo ngại, sau mưa lũ lại trùng vào thời điểm cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Dự báo thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại các địa phương khác trong cả nước cũng xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà…
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm…
Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay – chân – miệng.
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.
Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.
Video đang HOT
Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.
TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội… khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân…
Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.
Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.
Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.
Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.
Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.
Nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh: Cần bịt 'lỗ hổng' miễn dịch
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình trạng thiếu một số loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng kéo dài, năm 2023, nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định.
Đây cũng là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh như sởi, ho gà... có nguy cơ quay trở lại.
Bịt "lỗ hổng" miễn dịch, triển khai tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là vấn đề được ngành Y tế hướng đến nhằm tránh bùng phát dịch bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Lo ngại sởi, ho gà bùng phát
Xuất phát từ những cơn ho tím tái, bé gái 11 tuổi (ở huyện Gia Lâm) đã phải điều trị bệnh ho gà tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương). Gia đình bệnh nhi này không nhớ đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh cho con hay chưa. Ở giường bên cạnh, một bệnh nhi chưa đủ 2 tháng tuổi (ở quận Bắc Từ Liêm) bị ho gà bội nhiễm viêm phổi đang được mẹ chăm sóc. Mẹ bệnh nhi chia sẻ: "Thấy con ho kéo dài, đỏ mặt, có tiếng thở rít, tôi đưa con đi khám. Khi bác sĩ thông báo con bị ho gà, tôi rất bất ngờ, trong khi bé chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh".
Từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhi mắc ho gà, chủ yếu là trẻ dưới 3 tháng tuổi, ở lứa tuổi chưa tiêm phòng hoặc vừa tiêm mà chưa tạo được miễn dịch. Trong số này có 5% biến chứng nặng phải điều trị hồi sức tích cực. Còn lại, đa số bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng cơn ho kéo dài, tím tái, thở rít, biến chứng điển hình là viêm phổi.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong gần 3 tháng đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận trung bình từ 2 đến 8 ca ho gà/tuần. Đáng chú ý, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 25 ca mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Phần lớn bệnh nhân là trẻ em dưới 3 tháng tuổi, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).
Cùng với ho gà, sởi cũng đang có nguy cơ bùng phát thành dịch. Báo cáo của hệ thống bệnh truyền nhiễm cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.
Lý giải về nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi và ho gà thời gian qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số trẻ không được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vắc xin "5 trong 1" (ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - Hib) và vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2023 khiến tỷ lệ tiêm vắc xin không đạt được như mong muốn. Điều này đã tạo ra "lỗ hổng" miễn dịch khiến bệnh lây lan.
Tránh bỏ sót đối tượng tiêm chủng
Dịch sởi mang tính chu kỳ, 4-5 năm sẽ bùng phát 1 lần. Nước ta đã ghi nhận 2 đợt dịch sởi trên quy mô lớn vào năm 2014 và 2019. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, năm nay rơi đúng vào chu kỳ 5 năm nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra rất lớn nếu không có biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Còn với bệnh ho gà, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm chủng. Bình thường trẻ em trước độ tuổi tiêm chủng thường có miễn dịch phòng bệnh ho gà từ mẹ. Tuy nhiên, do miễn dịch cộng đồng giảm, người mẹ cũng không được tiêm đủ mũi nên làm giảm khả năng chống chọi bệnh ở trẻ.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) cho rằng, với những trẻ nhỏ mắc ho gà điều trị tại đây, phần lớn người mẹ chưa có kháng thể để bảo vệ trẻ. Nếu được tiêm đầy đủ thì cả mẹ cũng có kháng thể, như thế sẽ bảo vệ được con khi chưa đến tuổi tiêm phòng. Ngoài ra, tại bệnh viện cũng ghi nhận một vài ca bệnh lớn tuổi tuy đã tiêm phòng đủ các mũi cơ bản nhưng vẫn bị ho gà do chưa được tiêm mũi nhắc lại. Sau 3 mũi tiêm cơ bản, trẻ cần được tiêm nhắc lại khi 16-18 tháng và từ 4 đến 5 tuổi.
Bắt đầu từ tháng 1 năm nay, vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã bắt đầu được cung ứng trở lại để tiêm chủng bù mũi cho trẻ chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024. Hiện các điểm tiêm chủng đang nỗ lực để tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Bác sĩ Lưu Thị Dung, phụ trách Trạm Y tế xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, số trẻ sinh ra từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn xã là 30 trẻ. Hiện, trạm y tế xã đã tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho 20 trẻ. Còn lại 10 trẻ chuẩn bị đến độ tuổi tiêm. Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, người dân nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.
Bên cạnh việc tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, ho gà, thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, Bộ Y tế đề nghị, các địa phương thúc đẩy tiêm chủng thường xuyên cho trẻ thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt triển khai tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi, tránh bỏ lọt đối tượng. Đồng thời khuyến cáo thai phụ tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo hướng dẫn để tạo "lá chắn" miễn dịch cho trẻ em và cộng đồng.
Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19 Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông - Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19. Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại...