Nguy cơ đại dịch mới đe doạ thế giới
Hàng triệu người đang mất quyền tiếp cận các thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh béo phì trên toàn thế giới và có thể gây ra đại dịch mới toàn cầu.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến cuối năm nay có hơn 130 triệu người phải đối mặt với nạn đói, thế nhưng nghịch lý ở các nước phát triển lại là mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều từ chứng béo phì.
Trong thời gian đại dịch Covid-19, mọi người trên khắp thế giới bị cắt giảm hoặc mất thu nhập, do đó buộc phải dè sẻn về đồ ăn thức uống, chọn những thực phẩm có hại, cụ thể là đồ ăn nhanh fast-food.
Video đang HOT
Ngay hiện nay, số người thừa cân lớn gấp nhiều lần so với số người đói, hiện tượng này đặc biệt dễ nhận thấy ở các nước phát triển.
Chẳng hạn, 2/3 người Anh hiện đang khổ sở vì thừa cân hoặc béo phì. Kết quả là, 1/7 các trường hợp tử vong ở đất nước này là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, khiến tốn phí y tế không ngừng tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã xác minh được rằng những người thừa cân dễ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện nay có 3 ba tỷ người trên khắp thế giới không thể cho phép mình sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh, từ đó tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những cân nặng dư thừa. Tiếp đến, là phát sinh một dạng đại dịch mới.
Nếu không thi hành các biện pháp cần thiết, thì do thừa cân và phát sinh các vấn đề sức khỏe trong thập kỷ tới, chi phí chăm sóc y tế trên thế giới sẽ tăng 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Hóa thạch 5 cm là thằn lằn chứ không phải khủng long nhỏ nhất thế giới
Hố mắt của sinh vật này chính là nguyên nhân khiến các nhà nghiên cứu phải lưu ý.
Chỉ vài tháng sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu tuyên bố phát hiện ra loài khủng long nhỏ nhất thế giới, họ đã rút lại phát biểu này, và cho rằng nó có khả năng là một con thằn lằn.
Việc phân loại lại loài bò sát được gọi là Oculudentavis khaungraae này diễn ra sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu khác đặt câu hỏi về phát hiện và phương pháp nghiên cứu được công bố trên hệ thống lưu trữ bản thảo sinh học bioRxiv.
Nhóm nghiên cứu đã viết trong một bài báo trên tạp chí khoa học Tự nhiên như sau: "Chúng tôi, các tác giả, đang rút lại Bài báo này để ngăn ngừa việc lưu trữ thông tin không chính xác trong tài liệu. Mặc dù nội dung mô tả về Oculudentavis khaungraae vẫn chính xác, nhưng có một mẫu vật mới chưa được công bố đã đặt ra những nghi ngờ về giả thuyết của chúng tôi về nguồn gốc phát sinh loài của HPG-15-3."
Điều khiến nhóm nghiên cứu thứ hai cho rằng O. khaungraae có khả năng là một con thằn lằn là do cấu trúc hố mắt của nó.
"Tuy nhiên, bất chấp những giả thuyết tiến hóa đầy hấp dẫn về xu hướng phát triển cơ thể của các loài khủng long ở đại Mesozoic (bao gồm cả các loài chim) đã được đưa ra, loài động vật bí ẩn này lại thể hiện nhiều đặc điểm hình thái giống với thằn lằn, thách thức khoảng cách hình thái cơ bản giữa thằn lằn và khủng long. Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu thứ hai đã "phân tích lại dữ liệu quét chụp cắt lớp vi tính ban đầu của Oculudentavis. Một bộ phận các đặc điểm tương tự xuất phát từ tổ tiên chung có dạng vảy, bao gồm răng sát mép nằm trong hàm và cửa sổ thái dương dưới mở, hoàn toàn hỗ trợ cho đặc điểm có vảy của chúng, và việc xếp Oculudentavis vào nhóm chim hoặc khủng long đã bị bác bỏ một cách rõ ràng."
O. khaungraae được tìm thấy bên trong một miếng hổ phách ở Myanmar vào năm 2016, và có khả năng nó đã sống ở khu vực này 100 triệu năm trước, trông nó chỉ như " vừa mới chết hôm qua." Con vật bé nhỏ này đã chết khi bị một ít nhựa cây rơi vào đầu, cuối cùng trở thành mồ chôn hộp sọ của nó.
Con thằn lằn này có thể nặng chưa đến 30 gam và được cho là nặng ngang với loài chim nhỏ nhất còn sống ngày nay - loài chim ruồi ong chỉ sinh sống ở Cuba. Mặc dù có kích thước nhỏ bé như vậy, loài thằn lằn tí hon này vẫn được cho là một kẻ săn mồi và chuyên ăn côn trùng.
Một mẫu hộp sọ dường như đã trưởng thành được bảo quản trong miếng hổ phách ở Myanmar tiết lộ về một loài mới - Oculudentavis khaungraae, đây có thể là đại diện cho loài khủng long nhỏ nhất của đại Mesozoic được biết đến trong lưu trữ hóa thạch
Sinh vật này cũng có cánh, một đôi mắt lồi - tương tự như thằn lằn, và một chiếc mỏ với khoảng 30 chiếc răng, nhờ hình ảnh 3D do máy tính tạo ra mà tất cả những đặc điểm này đều có thể quan sát được.
Hiện không rõ liệu con thằn lằn này có thể bay được hay không, một trong các tác giả của nghiên cứu đầu tiên - giáo sư Jingma O'Connor lưu ý về các đặc điểm "kỳ lạ" và "không hoàn thiện" của nó.
Nghịch lý mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống Cuộc sống có những điều là nghịch lý nhưng chúng ta lại thường xuyên gặp phải.