Nguy cơ COVID-19 đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên báo giấy tại Ấn Độ
Tác động của lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 mà Chính phủ Ấn Độ áp đặt trên toàn quốc từ ngày 25/3 đã làm gián đoạn hoạt động in ấn, khiến nhiều nhật báo không thể đến tay người đọc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Các tờ báo ở Ấn Độ, vài tháng trước còn đi ngược lại xu hướng báo chí của thế giới thời đại công nghệ 4.0 với mức tăng số lượng phát hành, nhưng hiện nay đang chật vật vượt qua những tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi nhiều tờ báo phải đình bản.
Trong bối cảnh xu hướng đọc báo điện tử đã khiến doanh thu báo in trên toàn cầu sụt giảm, báo in vẫn chiếm một lượng người đọc lớn nhất ở đất nước có 1,3 tỷ dân trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, tác động của lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 mà Chính phủ Ấn Độ áp đặt trên toàn quốc từ ngày 25/3 đã làm gián đoạn hoạt động in ấn, khiến nhiều nhật báo không thể đến tay người đọc.
Video đang HOT
Ước tính, doanh thu của hơn 50 triệu tờ báo xuất bản mỗi ngày ở Ấn Độ đã giảm tới 70%. Hàng trăm nhà báo đã bị mất việc hoặc giảm lương.
Các tờ báo tiếng Anh ở thành phố Pune và bang Goa đã phải dừng xuất bản trong tháng này, trong khi các báo được phát hành trên toàn quốc như Hindustan Times và Times of India, vốn ở mức hơn 2 triệu tờ trước khi bùng phát dịch COVID-19, đã giảm một lượng lớn nhân viên, giảm lương và đóng cửa nhiều văn phòng.
Trong thư gửi các nhân viên, tờ Hindustan Times ước tính doanh thu sụt giảm khoảng 500.000 USD/ngày.
Trong khi đó, tờ Mathrubhumi cũng ghi nhận doanh thu từ quảng cáo lao dốc từ 6 triệu USD/tháng xuống còn 500.000 USD/tháng.
Theo Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức trên thế giới (WAN-IFRA), các tờ báo và tạp chí ở Ấn Độ thường đạt doanh thu quảng cáo khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, trong hai tháng Ba và Tư vừa qua, doanh thu quảng cáo của các tờ báo đã giảm tới 75-85%./.
Trung Quốc thả 10 lính Ấn Độ sau ẩu đả biên giới
Trung Quốc thả 10 binh sĩ Ấn Độ bị bắt trong cuộc đụng độ biên giới sau các vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự giữa hai nước.
Hãng thông tấn Press Trust cùng nhiều hãng tin Ấn Độ cho biết 10 binh sĩ nước này được Trung Quốc thả đêm 18/6. Chính phủ Ấn Độ không đưa ra bình luận, nhưng quân đội ra thông cáo khẳng định "không có binh sĩ nào mất tích khi làm nhiệm vụ" trong cuộc ẩu đả ở thung lũng Galwan.
Truyền thông Ấn Độ cho biết thỏa thuận trả tự do cho các binh sĩ đạt được sau những vòng đàm phán cấp tướng giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy Tiểu đoàn Bihar 16, trong khi 18 binh sĩ đang được điều trị vì vết thương nặng.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và bị thương trong vụ ẩu đả. Bắc Kinh xác nhận có thương vong nhưng không nêu số thương vong cụ thể.
Người dân Ấn Độ khiêng quan tài một binh sĩ thiệt mạng trong trong tang lễ tại làng Bhojraj, bang Punjab hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Giữa lúc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, hàng nghìn người Ấn Độ hôm qua tham dự đám tang cho nhiều người trong số 20 binh sĩ thiệt mạng. Tại vài thành phố, người dân giơ những tấm biển có dòng chữ "tẩy chay Trung Quốc" và phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giới chức hai nước đang nỗ lực liên lạc để giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự, song đổ lỗi cho nhau về vụ ẩu đả và cảnh báo lẫn nhau trong các tuyên bố công khai.
"Ấn Độ không nên đánh giá thấp ý chí kiên định của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình", Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.
Ngoại trưởng Jaishankar nói Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công "có kế hoạch trước" và sẽ "tác động nghiêm trọng" đến quan hệ hai nước.
Ấn Độ vượt Pháp về số ca mắc Covid-19 Ấn Độ ghi nhận hơn 191.000 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có hơn 5.300 người đã tử vong. Số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ tính đến ngày 1/6 đã vượt ngưỡng 190.000 người, vượt qua Pháp và trở thành nước có số ca nhiễm nhiều thứ 7 trên thế giới. Những số liệu mới nhất này càng gia tăng áp lực...