Nguy cơ chết người từ thói quen ăn đồ tái sống
Bất chấp những nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao gấp nhiều lần cùng với hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm chết người, việc ăn thực phẩm tái, sống dường như đã trở thành thói quen khó bỏ đối với một số người.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương.
Nhiễm khuẩn từ liên cầu lợn
Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu và điều trị cho 2 bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn. Một trường hợp mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác mắc liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Mỗi năm cơ sở tiếp nhận và điều trị hàng chục ca nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do liên cầu lợn nhập viện trong tình trạng nặng với tỷ lệ tử vong lên tới 20-30%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, phổ biến là điếc không hồi phục.
Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng vừa tiếp nhận và điều trị 2 trường hợp bệnh nhân mắc liên cầu lợn.
BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh viện ghi nhận rải rác các ca nhiễm liên cầu lợn, chủ yếu là thể viêm màng não. Bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, đến từ các tỉnh miền Bắc. Bệnh nhân đến viện với biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, nặng hơn nữa thì lơ mơ, hôn mê.
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ lợn sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Video đang HOT
Đáng nói hơn, dù đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn từ nhiều năm nay cùng hàng loạt ca bệnh gặp hậu quả vì căn bệnh này. Thế nhưng, với một bộ phận người dân, tiết canh vẫn được xem là một món ăn “khoái khẩu”, nhiều người còn quan niệm đây là món ăn tốt cho sức khỏe. Thậm chí, trên mạng xã hội, Youtube còn xuất hiện những video ăn đến hàng chục bát tiết canh với mục đích “câu view”, “câu like”.
Nhiều người mắc giun sán
Hệ quả của thói quen ăn đồ tái sống không chỉ dừng lại ở liên cầu lợn. Thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, số bệnh nhân mắc giun, sán do ăn đồ sống tái phải đến cơ sở y tế này thăm khám, điều trị là không hề nhỏ.
PGS.TS Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng cho biết, thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương) tiếp nhận nhiều bệnh nhân tới khám các bệnh liên quan tới ký sinh trùng dù hiện nay, điều kiện sống, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đã được cải thiện hơn trước khá nhiều.
Một bệnh nhân nam (30 tuổi), nhập viện vì hoa mắt, đau đầu, từng bị ngất chia sẻ, ban đầu, khi bị hoa mắt, mệt mỏi, nghĩ nguyên nhân do áp lực công việc quá lớn nên ảnh hưởng tới mắt. Tuy nhiên, dù đã khám mắt ở 2 bệnh viện nhưng bác sĩ không phát hiện ra nguyên nhân khiến bệnh nhân bị suy giảm thị lực. Sau 1 tuần điều trị ở bệnh viện tuyến huyện không khỏi, bệnh nhân được chuyển tới Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương. Theo kết quả chụp X-quang, các bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân do bệnh nhân thường xuyên ăn các loại thịt lợn tái, tiết canh.
Các bác sĩ nhấn mạnh, việc sử dụng thức ăn chưa được nấu chín kỹ luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt và lao động về sau. Do đó, người dân cần tuân thủ “ăn chín, uống sôi” và tránh tối đa việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, một số người thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, bất kể giống lợn được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu lợn không triệu chứng trong một đàn lợn chiếm 60-100%.
Người ăn nhiều thịt dễ mắc 5 căn bệnh nguy hiểm này, cần điều chỉnh ngay kẻo rước bệnh nan y
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều lại gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Béo phì
Nguyên nhân dẫn đếnbéo phìchủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, chứa quá nhiều mỡ động vật, thịt, đường, bột... gây dư thừa năng lượng. Khi rơi vào tình trạng béo phì, người ta có xu hướng trở nên lười vận động. Lúc này, năng lượng thừa không được tiêu hao mà tích trữ dưới dạng mỡ nên càng béo hơn. Béo phì cũng dẫn tới hàng loạt các bệnh khác như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Theo ý kiến của các chuyên gia, cách tốt nhất để bạn ăn thịt mà không gây tăng cân là tránh ăn thịt mỡ, nên sử dụng phần thịt nạc vì phần này chứa nhiều chất sắt, protein, vitamin và ít chất béo.
Ảnh minh họa
Bệnh gan
Gan có chức năng tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Khi gan làm việc quá sức sẽ dẫn đến những tổn thương. Ăn nhiều thịt và mỡ sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh tim mạch
Nghiên cứu của Trường Đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với người ăn thịt. Ngoài ra, nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cũng cao gấp nhiều lần so với người ăn chay. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Ngày càng nhiều các chuyên gia đưa ra chế độ ăn hạn chế thịt hoặc thuyết phục người bệnh ngừng sử dụng thịt để bảo vệ sức khỏe.
Bệnh tiểu đường
Chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là loại thịt có chứa nhiều mỡ làm tăng axit béo và triglycerid. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Các axit béo dư thừa trong máu và triglycerid sẽ ức chế hoạt động của insulin. Điều này dẫn đến việc kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng insulin vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của bệnh nhân lại rất cao. Nếu thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm lượng thịt tiêu thụ hoặc chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu sẽ giảm hẳn và nồng độ axit béo cũng trở về mức an toàn.
Bệnh thận
Nghiên cứu chỉ ra rằng để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do tiêu thụ nhiều thịt thì thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và axit uric là hai chất thải độc hại đối với cơ thể của chế độ ăn nhiều thịt. Khi còn trẻ, thận khỏe mạnh thì việc loại bỏ các chất này diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi đã cao tuổi, chức năng thận suy yếu thì việc đào thải chất độc lại trở thành gánh nặng cho thận. Kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả và gây ra nhiều bệnh tật.
Bệnh gút
Khi thận hoạt động không tốt, không có khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thìcreatinin và axit uric trong máu sẽ tăng cao. Khi nồng độ axit uric vượt quá ngưỡng, chúng sẽlắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chânvà gây rabệnh gút. Tại các khớp, axit uric đọng lại kết tinh thành tinh thểvà tạo raphản ứng viêm,gây đau nhức cho bệnh nhân.
Ăn thịt bao nhiêu là đủ?
Để đảm bảo dinh dưỡng, theo các nhà nghiên cứu, một người bình thường không nên ăn quá300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần.Nênăn nhiều cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, mỗi tuần có thể ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 100 - 150g. Nên chế biến bằng cách luộc, hầm; tránh sử dụng nước sốt quá béo cũng như nướng thịt bằng than hoặc lò nướng.
Gặp ác mộng ở tuổi trung niên: Dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh nguy hiểm Nếu ở tuổi trung niên mà gặp ác mộng hoặc có những giấc mơ xấu là dấu hiệu ban đầu của bệnh nguy hiểm. Một nghiên cứu mới cho thấy, người lớn ở độ tuổi từ 40-50 mà thường xuyên gặp ác mộng là vấn đề đáng lo ngại thực sự. Những phát hiện mới cho thấy, đó chính là dấu hiệu ban...