Nguy cơ bùng phát dịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… đã mở cửa trở lại, dần trở về với nhịp điệu cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, chỉ một chút lơ là, chủ quan, những khu vực này có thể trở thành ổ dịch phức tạp, lây lan trong cộng đồng…
Tự bảo vệ mình khi đi mua sắm, ăn uống
Hướng tới mục tiêu chung sống an toàn cùng đại dịch COVID-19, tại các địa phương, cuộc sống đang dần trở lại với nhịp điệu thường ngày. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… đã quay lại hoạt động, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, là nơi tập trung đông người, khu vực này được đánh giá tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, bùng phát bệnh dịch nếu lơ là, chủ quan…
Tất cả khách hàng cần được đo thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào khu mua sắm, khu thương mại, cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ…
Cơ sở kinh doanh dịch vụ mở cửa trở lại trong mùa COVID-19, yêu cầu sự tự giác cao của mồi người dân khi đi mua sắm
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần phải tự giác nâng cao ý thức của mình khi đi mua sắm, ăn uống. Theo đó, không vào khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Khách hàng tới khu dịch vụ luôn sử dụng khẩu trang đúng cách và bỏ khẩu trang sau khi sử dụng (nếu là loại khẩu trang dùng một lần) vào thùng rác đúng nơi quy định. Đặc biệt, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ vào các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn…
Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh và thông báo ngay cho người làm việc tại khu dịch vụ để được hướng dẫn và hỗ trợ khi bản thân thấy có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở…
Cơ sở kinh doanh chủ động tuân thủ nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách
Video đang HOT
Bên cạnh việc tự nâng cao ý thức của người dân, Bộ Y tế nhấn mạnh công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và trách nhiệm của ban quản lý, chủ quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… phải thường xuyên lau rửa, khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng, hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc cồn 70 độ. Khi vệ sinh các thiết bị điện, điện tử và công tắc đèn cần phải tắt nguồn để tránh gây giật, hỏng hóc. Đối với các thiết bị không chịu được nước thì ưu tiên dùng cồn để khử khuẩn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa theo nguyên tắc từ chỗ sạch tới chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sử dụng găng tay cao su khi thực hiện khử khuẩn.
Các khu vực nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của trẻ em, khu vệ sinh chung khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày. Các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can các khu vực nền nhà sảnh chờ, sảnh đón tiếp, cửa ra vào khu vực nhà vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí đầy đủ dung dịch rửa tay khô tại sảnh đón tiếp, cửa ra vào, sảnh chờ. Đảm bảo đủ nước sạch và xà phòng rửa tay hoặc dung dịch rửa tay hô, giấy vệ sinh tại nhà vệ sinh.
Ban quản lý, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ phải cung cấp dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn cho người lao động, làm việc tại khu dịch vụ không thể rời khỏi vị trí trong ca làm việc, cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người làm việc có tiếp xúc với khách hàng, và nhắc nhở nhân viên luôn đeo khẩu trang khi cung cấp dịch vụ.
Khi có trường hợp nhân viên, khách hàng nghi ngờ mắc bệnh, các cơ sở dịch vụ cần thực hiện cách ly ngay đồng thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương thông qua đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… phải thường xuyên lau rửa, khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa theo quy định để phòng, chống dịch bệnh.
Người lao động, làm việc, người bán hàng tại các khu dịch vụ cũng được xem một trong những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, những người làm việc tại khu vực này cần tự theo dõi sức khỏe trước khi đến chỗ làm. Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì báo cho người sử dụng lao động, ban quản lý khu dịch vụ và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, điều trị.
Khi đi làm, người lao động luôn lưu ý các nguyên tắc phòng tránh lây nhiễm bệnh như hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn, sau khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng…
“ Vững Vàng Việt Nam” – chung tay đẩy lùi COVID-19
“Vững vàng Việt Nam”" là chương trình do Bộ Y tế phối hợp thực hiện cùng quỹ Unilever Việt Nam nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, tăng cường điều kiện vệ sinh thông qua việc duy trì thói quen vệ sinh của người Việt, từng bước thích nghi để sẵn sàng chung sống an toàn với COVID-19. Đặt mục tiêu tiếp cận 25 triệu người, “Vững vàng Việt Nam” sẽ tiếp tục cổ vũ và biểu dương quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lạc quan của người dân đồng lòng cùng Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ ngành và chính quyền địa phương chiến thắng dịch bệnh
Hà Nội không còn ổ dịch: Vẫn phải giữ tâm thế cảnh giác
Kể từ 0h00 ngày 14-5, xóm Trên, thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) kết thúc cách ly y tế sau 28 ngày phòng, chống dịch Covid-19.
Như vậy, Hà Nội đã không còn bất kỳ ổ dịch nào. Trước kết quả này, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội cho rằng, dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đang được kiểm soát tốt, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập còn rất cao, người dân vẫn phải giữ vững tâm thế cảnh giác.
Thời gian qua, Hà Nội đã thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19. Trong ảnh: Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến (huyện Thường Tín). Ảnh: Quang Thái
- Ổ dịch cuối cùng của Hà Nội là xóm Trên, thôn Đông Cứu đã kết thúc thời gian cách ly. Cảm xúc của ông lúc này như thế nào?
- Tôi rất vui mừng. Nhân đây, tôi cũng xin thay mặt ngành Y tế Thủ đô chuyển lời cảm ơn tới hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong thời gian qua đã chung sức, đồng lòng cùng ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Từ một địa bàn nóng với số ca nhiễm Covid-19 dẫn đầu cả nước, được xếp vào nhóm nguy cơ cao, thế nhưng, đã qua 28 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới. Đây là một kết quả rất đáng tự hào.
Cũng phải nói thêm, trên địa bàn thành phố thời gian qua có cả ổ dịch tại các khu dân cư như ổ dịch ở thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh), rồi ổ dịch thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín), đến ổ dịch tại một bệnh viện lớn nhất cả nước: Bệnh viện Bạch Mai, với đầy đủ yếu tố phức tạp, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát cao. Trước thực tế đó, thành phố đã có những giải pháp quyết liệt từ rất sớm.
Một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng, đó là "rà soát càng nhanh càng tốt, xét nghiệm càng nhanh càng tốt" để khoanh vùng, cách ly kịp thời. Hoạt động rà sát được triển khai với các nhóm nguy cơ như người có triệu chứng cảm, cúm, ho, sốt tại cơ sở y tế; những nơi có đông người lao động; khu vực có nguy cơ dịch tễ...
Nếu phát hiện ca nhiễm, sẽ khoanh vùng từng đốm nhỏ, không để bùng thành mảng lớn. Và biện pháp này đã phát huy tác dụng, khi một số ổ dịch đã lập tức được khoanh vùng dập dịch. Cùng với đó, thành phố đã triển khai quyết liệt từ rất sớm việc hạn chế tụ tập đông người, như dừng các hoạt động lễ hội, hạn chế hội họp, làm việc trực tuyến...
Đặc biệt, khi thành phố thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ người dân đến các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đã bỏ qua lợi ích kinh tế, tự giác, nghiêm túc chấp hành... Cuộc chiến chống dịch Covid-19 thể hiện rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý thức chống dịch của mỗi người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố.
Đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định, thành phố đang kiểm soát tốt và làm chủ được tình hình, không còn ổ dịch nào trên địa bàn thành phố.
- Với kết quả này, thành phố đã có thể công bố hết dịch được chưa, thưa ông?
- Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc vào ngày 1-4. Theo quy định hiện hành, dịch Covid-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế). Đây là cơ sở pháp lý làm căn cứ công bố hết dịch đối với dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện. Việc công bố hết dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Để công bố hết dịch hay không, Chính phủ còn phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng trên mọi khía cạnh. Theo tôi được biết, hiện Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch, không thể chủ quan, vì số ca mắc mới ghi nhận trên thế giới vẫn còn cao.
- Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
- Bài học của một số nước cho thấy, khi xóa bỏ quy định cách ly xã hội, cho phép các hoạt động kinh doanh được hoạt động trở lại, người dân đã chủ quan trong phòng dịch. Cụ thể, ngay tại Hàn Quốc, do sự chủ quan của một bộ phận người dân ở các quán bar khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại trong nước và xuất hiện ổ dịch mới.
Do đó, dù Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng chúng ta vẫn phải giữ tâm thế hết sức cảnh giác. Bởi, tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nên nguy cơ xuất hiện ca mắc mới trên địa bàn thành phố vẫn còn rất cao. Nếu người dân chủ quan không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, vẫn tụ tập đông người và không giữ khoảng cách 1m tại các quán ăn..., thì khó tránh khỏi nguy cơ dịch quay trở lại.
- Vậy người dân Thủ đô cần làm gì để phòng, chống dịch Covid-19 khi thành phố chuyển sang trạng thái "bình thường mới" như hiện nay?
- Dù đã khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, song từng người, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi của mình bằng cách tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, như: Đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc, hạn chế tụ tập đông người... Đặc biệt, khi học sinh đã đi học trở lại, các nhà trường cần tuân thủ các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Thời điểm hiện tại, thành phố vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch, kiên quyết ngăn chặn triệt để dịch từ bên ngoài, đồng thời phát hiện càng sớm càng tốt các ca bệnh đầu tiên để khoanh vùng, cách ly, dập dịch từ bên trong, trong đó tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ, như: Các cơ sở y tế, khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân...
Lực lượng phòng, chống dịch ở tất cả các cấp, các ngành luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng, không chủ quan, không lơ là để bảo đảm công tác phòng, chống dịch có hiệu quả.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Chuyên gia hướng dẫn những việc cần làm khi trẻ đi học giữa dịch Covid-19 Thay vì lo lắng, phụ huynh nên hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để giúp trẻ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh là điều được bác sĩ khuyến cáo trước khi trẻ nhập học trở lại giữa dịch Covid-19. Đầu tuần tới, nhóm học sinh thuộc cấp tiểu học, mầm non sẽ trở lại trường sau nhiều tháng phải nghỉ ở nhà...