Nguy cơ bùng phát đại dịch khi “biển người” TQ ùn ùn đổ về quê ăn Tết
Trung Quốc những ngày qua bước vào thời điểm cao trào của đợt “di cư lớn nhất lịch sử loài người” – dịp Tết Nguyên đán 2020 – trong khi đã có những thông tin về việc virus cúm lạ lây nhiễm từ người sang người.
Người Trung Quốc đổ về quê ăn Tết ngày 20.1.
Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 20.1 xác nhận chủng virus lạ gây bệnh hô hấp ở nước này đã lây từ người sang người. Cho đến nay đã có 3 người chết ở Vũ Hán liên quan đến virus lạ. Tổng cộng có 217 người nhiễm virus tính đến ngày 20.1, theo Reuters.
Virus dường như cũng lây lan đến thành phố Bắc Kinh và Thẩm Quyến, cũng như ở Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Giới chức Trung Quốc hiện chưa làm rõ được chủng loại virus, với người mắc có những triệu chứng như sốt cao, khó thở.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ virus lây lan trên diện rộng trong bối cảnh người dân Trung Quốc đang hối hả về quê ăn Tết. Ngày đầu tiên của năm mới là vào thứ Bảy tuần này.
Chợ hải sản bắt nguồn virus cúm lạ ở Vũ Hán bị phong tỏa.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trên truyền hình, nói: “Cuộc sống và sức khỏe của người dân phải được ưu tiên hàng đầu và phải kiên quyết kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh này”.
“Rất có thể virus sẽ phát tán rộng khắp vì bắt đầu có dấu hiệu của lây lan từ người sang người và với quy mô di chuyển của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán”, Alexandra Phelan, chuyên gia tại Đại học George Town ở Mỹ, nói trên CNBC.
Video đang HOT
Chuyên gia Jeremy Farrar thì nói rằng nhiều thành phố ở Trung Quốc và các quốc gia lân cận có thể sớm ghi nhận thêm ca nhiễm virus mới, theo Business Insider.
Tuần trước, các nhà khoa học Anh ước tính số người nhiễm virus cúm lạ có thể lên tới 1.700 người, gấp 35 lần con số mà nhà chức trách Trung Quốc công bố ở thời điểm đó.
Trung tâm y tế Vũ Hán, nơi ghi nhận ít nhất một trường hợp tử vong.
Nhiều người dân Trung Quốc yêu cầu chính quyền đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng để đối phó với dịch bệnh. “Tôi phải lên mạng xã hội tìm thông tin và những lưu ý, ngoài đường không hề có bất cứ thông báo nào”, một cư dân mạng Trung Quốc viết trên Weibo.
Ngay cả Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng yêu cầu chính quyền làm rõ thêm thông tin về virus.
“Tất cả các thông tin liên quan phải được thông báo đến công chúng và không được che giấu. Che giấu sẽ là một đòn giáng nghiêm trọng vào uy tín của chính phủ và có thể gây ra sự hoảng loạn lớn trong xã hội”, bài xã luận đăng tải trên Thời báo Hoàn cầu viết.
Theo danviet.vn
Cây hoa cảnh vắng khách mua, tiểu thương thẫn thờ lo "mất Tết"
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều điểm điểm bán hoa, cây cảnh tại TP. HCM vẫn vắng bóng người mua khiến nhiều tiểu thương như ngồi trên đống lửa vì sợ ế hàng.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, dọc các tuyến đường, điểm chung của các điểm bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết tại TP.HCM trong ngày 26 tháng Chạp (20/1) từ lề đường cho đến các điểm bán tập trung đều vắng khách đến mua.
Giá hoa Tết năm nay cũng không tăng so với năm ngoái, chẳng hạn như cúc mâm xôi chỉ khoảng 200.000 - 350.000 đồng/cặp, mai vàng loại nhỏ 1 nhánh chỉ khoảng 150.000 - 350.000 đồng/chậu, hoa mào gà có giá 100.000 - 150.000 đồng/chậu....
Anh Trần Văn Dụng - chủ một điểm bán hoa cảnh trên Quốc lộ 13 (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, cúc mâm xôi là loài hoa rất được người dân TP.HCM chuộng mua, dùng trưng trong nhà mấy ngày Tết. Tuy nhiên, đây là loài hoa chóng tàn, dễ hư hỏng nên mọi người thường chọn thời điểm thật cận Tết mới mua hoa.
Dù đã 27 Tết, điểm bán hoa cúc mâm xôi của anh Dụng vẫn vắng bóng khách mua. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Từ 22 tháng Chạp, anh Dụng mang hơn 400 chậu cúc mâm xôi từ miền Tây lên TP.HCM nhưng mỗi ngày chỉ bán được vài cặp. Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết, anh lo sẽ không thể tiêu thụ hết số cúc này.
"Năm nay lượng khách mua ít, bán chậm hơn so với tất cả các năm trước. Tầm 26 Tết năm ngoái đã bán được 1/3 rồi, nhưng năm nay thì vắng vẻ lắm. Hy vọng còn mấy ngày cuối lượng khách tăng lên chứ không bán hết hàng thì coi như năm nay mất Tết" - anh Dụng lo lắng.
Cùng chung cảnh ngộ với anh Dụng, anh Long Bình - chủ một điểm bán mai trước công viên Lê Thị Riêng (Q.10, TP.HCM) cũng cho biết, sức mua năm nay giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Năm nay anh vẫn bán chậu cỡ nhỏ giá 200-800 nghìn đồng, chậu cỡ vừa giá 1-1,5 triệu đồng. Sau 5 ngày anh mới chỉ bán được vài chậu, nếu không bán hết 80 chậu mai này anh sẽ phải thuê xe chở về, như vậy anh sẽ tốn thêm một lần chi phí vận chuyển.
Theo một số tiểu thương, sức mua của những ngày này chậm là do chưa đến ngày cao điểm Tết, thường thì phải đến ngày 28, 29 sức mua mới tăng cao. Nhiều tiểu thương cũng bày tỏ mong muốn trong một vài ngày tới, sức mua hoa kiểng của người dân được cải thiện, hoạt động mua bán cũng vì thế náo nhiệt hơn.
"Tâm lý người mua hoa kiểng bây giờ là cứ chờ đến những ngày giáp Tết mới mua. Mọi người bảo nhau rằng hoa kiểng thời điểm đó giá cả rất hợp lý, có khi lại mua được giá hời. Điều này khiến cho việc kinh doanh của chúng tôi gặp nhiều khó khăn", một tiểu thương bán hoa cảnh cho biết.
Chủ một điểm bán cây cảnh trên đường Trường Sơn (Q.Tân Bình, TP.HCM) ngồi bó gối chờ khách. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Khách xem mai chỉ lác đác vào buổi tối. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Không có khách, anh Long Bình tranh thủ chăm chút cho những cây mai của mình. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Tiểu thương buồn ngủ vì không có khách mua. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Những chậu cúc vàng rực rỡ nằm chờ khách trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Không có khách mua chủ điểm bán hoa này ngồi bấm điện thoại. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Theo danviet.vn
Ảnh: Người Trung Quốc ùn ùn 'Xuân vận' về quê ăn Tết Hàng triệu người ở Trung Quốc từ các thành phố lớn đổ về quê ăn Tết Nguyên đán 2020 cùng gia đình. Giai đoạn được coi là cuộc di cư hàng năm lớn nhất hành tinh, bắt đầu từ 10/1-18/2. Ước tính khoảng 3 tỷ lượt di chuyển - nhiều hơn 20 triệu so với năm 2019, sẽ được thực hiện tại quốc...