Nguy cơ bong bóng tài chính đe dọa kinh tế thế giới
Tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là vào khu vực kinh tế sinh ra sản ph ẩm thực, mà theo ông Roubini, đây là lý do một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Một “ bong bóng tài chính mới” đang đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Đây là lời cảnh báo của một chuyên gia kinh tế người Mỹ, người đã báo trước về sự sụp đổ của ngành địa ốc Mỹ, đưa ra trong bài phân tích đăng trên tờ Les Echos số ra gần đây.
Nguy cơ bong bóng tài chính đe dọa kinh tế thế giới
Trong bài viết, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini của Đại học New York (Mỹ) nhận định trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên, chính sách “mở van” tiền tệ này lại không kích thích tiêu dùng và đầu tư như mong muốn. Giáo sư Roubini cho biết, trên thực tế, các ngân hàng hiện đang giữ rất nhiều tiền mặt, trong khi tư nhân, doanh nghiệp lại không hào hứng đi vay.
Video đang HOT
Như vậy, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là vào khu vực kinh tế sinh ra sản phẩm thực, mà theo ông Roubini, đây là lý do một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Khẳng định thị trường tài chính New York và ở nhiều nơi khác trên thế giới đã hoàn toàn bình phục sau cuộc suy thoái 2007-2009, song lượng nợ xấu ngày nay đã trở về với mức của năm 2007, vị giáo sư người Mỹ đặt ra câu hỏi liệu nền kinh tế thế giới đang bước vào một chu kỳ mới, với những “quả bóng mới” đang được thổi lên, buộc các nhà hoạch định chính sách phải can thiệp.
Theo giáo sư Roubini, đây sẽ là bài toán nan giải cho các nhà lãnh đạo khi phải tìm cách nâng lãi suất tránh tạo ra một bong bóng tài chính, song điều này lại làm phương hại đến đà phục hồi kinh tế vốn đã rất chậm và kéo theo là những hậu quả khó lường, kể cả đối với ngành tài chính, ngân hàng.
Trước đó, các thể chế kinh tế thế giới đồng loạt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lo ngại về sự giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, những nguy cơ từ các vấn đề chính trị, tài chính của Mỹ.
Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,9% trong năm 2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm xuống 2,7%, Ngân hàng Thế giới (WB) thậm chí đưa ra con số 2,2% cho năm 2013.
Giáo sư Roubini, 55 tuổi, từng là cố vấn kinh tế của Nhà Trắng thời Tổng thống Bill Clinton và sau là cố vấn của Bộ Tài chính Mỹ.
Năm 2006, tại một hội nghị quốc tế của IMF, ông đã đưa ra lời cảnh báo về sự sụp đổ của ngành địa ốc Mỹ khi tất cả những người mua nhà không có khả năng trả nợ cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu, song không có nhiều người tin vào dự báo này.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra như những gì ông dự báo, đưa ông trở thành một trong những nhà dự báo kinh tế được đánh giá cao nhất trên thế giới./.
Theo TTXVN
Bị phạt vì "châm ngòi" khủng hoảng
JP Morgan Chase dù đã phải chấp nhận nộp phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD vì góp phần "châm ngòi" cho cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 song các quan chức ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này vẫn đứng trước nguy cơ bị truy tố hình sự.
Ngân hàng JP Morgan Chase đã đồng ý nộp phạt 13 tỷ USD
Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, Bộ Tư pháp Mỹ và Ngân hàng JP Morgan Chase ngày 20-11 đã đạt được thỏa thuận chấm dứt vụ kiện mà theo đó ngân hàng lớn nhất nước Mỹ sẽ nộp phạt 13 tỷ USD do bán chứng khoán được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp dưới chuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính, nối tiếp đó là cuộc đại suy thoái kinh tế tại Mỹ giai đoạn 2008-2009 rồi lây lan thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Số tiền nộp phạt của JP Morgan là khoản phạt kỷ lục trong các vụ kiện lớn nhất từ trước tới nay giữa chính phủ liên bang và một công ty Mỹ, phá vỡ kỷ lục khoản tiền phạt 4,5 tỷ USD với Tập đoàn Dầu khí BP của Anh hồi tháng 1-2013 do để xảy ra sự cố nổ dàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico năm 2010 khiến 11 công nhân thiệt mạng, gây ra thảm họa tràn dầu lớn bậc nhất lịch sử. Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc phạt nặng JPMorgan sẽ giúp khôi phục lại lòng tin của các nhà đầu tư tài chính.
JP Morgan Chase là ngân hàng lớn nhất của Mỹ với tổng giá trị tài sản tới 2.509 tỷ USD. Thế nên, khoản tiền phạt và bồi thường 13 tỷ USD dù là kỷ lục song quá nhỏ bé so với tài sản của JP Morgan và cũng chỉ chiếm hơn một nửa khoản lợi nhuận 21,3 tỷ USD của ngân hàng này trong năm 2012.
Điều quan trọng nhất là khoản tiền phạt 13 tỷ USD có lớn thật, song xem ra không thấm tháp gì so với những thiệt hại mà JP Morgan đã gây ra cho các đối tác làm ăn của ngân hàng này, đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu. Trước cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, JP Morgan đã bán chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp có tính rủi ro cao như nhà đất, dẫn tới việc đổ "quân bài domino" nhà đất đầu tiên, góp phần châm ngòi cuộc khủng hoảng.
Cụ thể, JP Morgan đã bán lại nợ xấu - là những khoản cho vay mua nhà thành chứng khoán và quảng cáo rằng chúng giao dịch như cổ phiếu - cho hai tập đoàn tài chính bán công kiểm soát đến 90% tín dụng địa ốc trên toàn nước Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Khi hàng loạt chủ nhà mất khả năng chi trả, giá chứng khoán sụt giảm thê thảm, đẩy Fannie Mae và Freddie Mac tới vực thẳm phá sản, buộc Chính phủ Mỹ năm 2008 phải bơm khẩn cấp 140 tỷ USD để cứu vãn, quốc hữu hóa 2 tập đoàn này. Tính ra, JP Morgan gây thiệt hại hơn 33 tỷ USD cho Fannie Mae và Freddie Mac song nguy hại nhất là góp phần châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và sau đó là trên toàn cầu.
Thế nên, dù chấp nhận nộp phạt kỷ lục song một số quan chức cấp cao của JP Morgan vẫn đang phải đối mặt với khả năng bị truy tố hình sự về những hành vi gian lận thương mại. Ngoài một cuộc điều tra đang được tiến hành theo yêu cầu của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, JP Morgan cũng phải phải đối mặt với 9 cuộc điều tra khác đang được tiến hành để làm rõ các cáo buộc về sai phạm trong hoạt động kinh doanh thời gian trước đây.
Theo ANTD
Vì sao châu Á 'vung tiền' mua vũ khí? Trong bối cảnh cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, việc chi tiêu quốc phòng châu Á sẽ vượt qua châu Âu lần đầu tiên ngay trong năm nay đã khiến thế giới không khỏi chú ý. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở một...