Nguy cơ bệnh sốt xuất huyết “gây họa” trong mùa dịch Covid-19
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những cơn mưa đầu mùa đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM ngày 26/5 cho biết, từ đầu năm đến nay, công tác giám sát và thống kê các loạ i bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay ghi nhận trên địa bàn có 6.893 ca mắc sốt xuất huyết. Trung bình mỗi tuần thành phố có khoảng 120 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện điều trị.
Trong tuần 21, toàn thành phố ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 9 phường, xã thuộc 6/24 quận, huyện. Công tác phun hóa chất diệt muỗi và thực hiện khoanh vùng xử lý ổ dịch đã được ngành y tế thực hiện. Sốt xuất huyết hiện đang gia tăng tại quận 3, quận 6, quận 9, quận 11, quận Bình Thạnh và Gò Vấp.
Nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM đã giảm mạnh (khoảng 70%). Theo phân tích của Sở Y tế, bệnh giảm là do từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp giãn cách xã hội, lượng người nhập cư vào thành phố giảm mạnh. Bên cạnh đó, thời tiết mùa khô với nắng nóng kéo dài là yếu tố bất lợi đối với sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, những tuần gần đây, khi giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 được nới lỏng, các hoạt động của người dân trong tình hình mới gần như đã trở lại bình thường, thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Nếu không có giải pháp ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, sốt xuất huyết sẽ gia tăng nhanh, đe dọa sức khỏe của cộng đồng, gây áp lực lên ngành y tế khi cùng lúc phải phòng chống dịch Covid-19 và sốt xuất huyết cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Người có cơ địa béo phì và bệnh lý nền dễ rơi vào biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sở Y tế khuyến cáo, bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, người dân cần lưu ý phòng ngừa sốt xuất huyết, vệ sinh thông thoáng nơi ở, diệt lăng quăng, bọ gậy. Đặc biệt, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh, không chủ quan, lơ là ngay cả khi các trường hợp mắc bệnh đang giảm.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố khuyến cáo: “Sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin chủng ngừa, ý thức tự phòng bệnh của người dân luôn là yếu tố quyết định cho việc kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết. Sự cảnh giác cao độ với bệnh tật sẽ giúp chủ động phòng tránh những rủi ro về sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như cộng đồng. Mỗi người hãy dành 15 đến 20 phút trong tuần để dọn dẹp tất cả vật dụng, ổ chứa nước có lăng quăng. Nếu không có vật dụng chữa nước thì muỗi sẽ không có nơi sinh sản, không có muỗi thì không có bệnh sốt xuất huyết”.
Các bệnh viện đều thiết lập quy trình sàng lọc, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19, người có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết, an tâm đến khám và điều trị
Bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ biến chứng, tử vong cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu chẳng may bị sốt 3 ngày trở lên phải nghĩ đến sốt xuất huyết. Bệnh sẽ diễn tiến rất nguy hiểm ở nhóm những người béo phì, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai.
Khi có biểu hiện nhiễm bệnh người dân không nên tự ý mua thuốc tự điều trị mà cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, có phương án điều trị phù hợp. Trong bối cảnh dịch Covid-19 các bệnh viện đã thiết lập hệ thống khám, sàng lọc bệnh và thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm, vì vậy người bệnh không nên lo lắng mà cần chủ động đến khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hà Nội: 137 ca sốt xuất huyết, chuyên gia cảnh báo bước vào mùa cao điểm
Đến nay, Hà Nội ghi nhận 137 ca mắc sốt xuất huyết. Năm 2019, cả nước đã có tới 320.331 ca sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong.
137 bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội phân bổ rải rác tại 23/30 quận huyện, trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Đáng chú ý, một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín), xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai)...
Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố từ đầu năm đến nay giảm gần 45% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên hiện đã bước vào mùa cao điểm của dịch nên nguy cơ gia tăng trong thời gian tới rất cao.
Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc. Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây.
TP HCM cũng bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Vân Sơn.
Tại Hà Nội, hàng năm đều ghi nhận số mắc cao so với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các quận nội thành và các huyện vùng ven đô. Năm 2019 thành phố ghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong mùa hè, Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh với trọng tâm là triển khai đợt tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực nguy cơ cao (có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao) và tại khu vực có bệnh nhân.
UBND xã, phường, thị trấn cần thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy.
Sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất quan trọng để phòng chống dịch:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các giải pháp phòng chống nắng nóng cho nhân viên và người bệnh.
Cụ thể, Sở yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đủ các phương tiện đảm bảo chống nóng cho người bệnh như bổ sung quạt, bạt che, cấp nước uống miễn phí; có giải pháp hạn chế thời gian chờ đợi của người bệnh; đổi mới, nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; không để hoặc giảm đến mức thấp nhất tình trạng nằm ghép. Đồng thời, các cơ sở điều trị tổ chức tập huấn, tập huấn lại sơ cấp cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng, đuối nước và các bệnh thường gặp trong mùa hè.
Bước tiến đáng khích lệ trong cuộc chiến phòng chống sốt xuất huyết Kết quả nghiên cứu cho thấy vắcxin TAK-003 đem lại hiệu quả đến 80,2% trong việc phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em và thanh thiếu niên trong năm đầu tiên sau khi được tiêm đủ liều. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNA) Loại vắcxin mới nhất được sản xuất để phòng sốt xuất huyết đem lại hiệu quả cao trong việc phòng...