Nguồn vốn ngoại vào Việt Nam có thể mạnh như 10 năm trước
Nhận định về cơ chế điều hành tỷ giá trong năm 2016, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ BIDV cho rằng: ‘ Việc điều hành tỷ giá hàng ngày này sẽ phản ánh sát hơn các diễn biến của thị trường kể cả trong nước và quốc tế, giúp cho NHNN chủ động hơn trong việc ứng biến với các biến động của thị trường trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới tỷ giá của thị trường Việt Nam’.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ BIDV
NHNN cho biết sẽ ban hành cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo ông, cơ chế mới sẽ có khác biệt nhiều so với cơ chế điều hành cũ từ năm 2011 đến nay không?
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được qua các phương tiện báo chí và qua các cuộc họp với NHNN thì chúng tôi cũng hiểu rằng, cơ chế điều hành tỷ giá mới trong năm 2016 cũng có một số khác biệt cơ bản so với chính sách điều hành của năm 2015.
Sự khác biệt cơ bản ở đây là tỷ giá sẽ có sự thông báo tỷ giá liên ngân hàng trong ngày và duy trì biên độ giao dịch hàng ngày. Cơ chế điều hành tỷ giá mới sẽ chuyển sang cơ chế thông báo hàng ngày và tỷ giá hàng ngày sẽ căn cứ vào cung cầu trong nước cũng như tình hình biến động của tỷ giá quốc tế.
Tôi cho rằng, việc điều hành tỷ giá hàng ngày này sẽ phản ảnh sát hơn các diễn biến của thị trường kể cả trong nước và quốc tế và giúp cho NHNN chủ động hơn trong việc ứng biến với các biến động của thị trường trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới tỷ giá của thị trường Việt Nam.
Cơ chế mới sẽ mang lại những lợi ích gì, theo ông?
Rõ ràng với cơ chế điều hành tỷ giá mới, việc chúng ta theo dõi sát biến động hàng ngày và điều chỉnh tỷ giá hàng ngày sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh hơn với biến động của thị trường.
Trước đây, chúng ta có thể để tỷ giá bình quân liên ngân hàng duy trì trong khoảng thời gian một hoặc vài tháng tùy vào mức độ tích tụ của thị trường và trên cơ sở diễn biến tích tụ của thị trường trong khoảng thời gian đủ dài thì NHNN mới xem xét việc điều chỉnh và mỗi lần điều chỉnh thì mức độ điều chỉnh có thể rất lớn, có thể là 1% hoặc là trên 1%.
Video đang HOT
Nhưng với công thức hiện tại thì chúng ta có thể điều chỉnh hàng ngày và căn cứ vào diễn biến của thế giới thì mức điều chỉnh có thể cao hoặc thấp nhưng không có những biến động quá mạnh lên tới vài phần trăm như trước đây nữa. Tôi nghĩ rằng, phản ứng của thị trường hay của NHNN cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Trước đây thì NHNN công bố biên độ tỷ giá giao dịch trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm nhưng hiện nay không có sự công bố đó nữa, liệu DN có chủ động được trong việc hoạch định phương án sản xuất kinh doanh?
Về câu chuyện biên độ thì có hai vấn đề cần phải làm rõ. Trước đây NHNN công bố mức độ điều chỉnh, tức là kỳ vọng về khả năng duy trì tỷ giá trong phạm vi biến động nào đó.
Thứ hai biên độ ở đây thường là biên độ giao dịch trên tỷ giá NHNN công bố.
“Việc điều chỉnh sang chính sách mới là phù hợp với thị trường đang bước vào giai đoạn có sự giằng co và điều chỉnh có nhiều biến động bất thường xảy ra”.
Với việc công bố trước đây thì tôi hiểu NHNN cũng muốn dựa trên dự báo về tình hình vĩ mô trong nước và tình hình đang biến động của thị trường quốc tế để đưa ra định hướng về mặt chính sách để giúp DN trong nền kinh tế hoặc giúp cho người dân có nhu cầu hợp pháp, hợp lệ về ngoại tệ có thể có định hướng trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc sử dụng ngoại tệ như thế nào cho hợp lý.
Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường quốc tế như thời điểm hiện nay thì tôi cho rằng, việc điều chỉnh sang chính sách mới là phù hợp với thị trường đang bước vào giai đoạn có sự giằng co và điều chỉnh có nhiều biến động bất thường xảy ra.
NHNN công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới thì NHNN cũng đồng thời công bố cung cấp sản phẩm mua bán kỳ hạn thực hiện trực tiếp giữa NHNN với các NHTM trong thời gian tới. Với việc này thì NHNN đã giúp các NHTM có công cụ cũng như có sản phẩm để chủ động trong việc cung ứng và phòng ngừa rủi ro của các DN.
Thị trường luôn có các kỳ vọng có thể tăng, giảm, hoặc đi ngang ở trong tương lai tùy vào diễn biến thị trường.
Cụ thể trong năm 2016 chúng ta dự đoán cán cân thanh toán vẫn có thể thặng dư 5-7 tỷ USD, cộng với việc chúng ta tham gia TPP hoặc FTA, nếu chúng ta nhìn nhận lịch sử 2007 khi chúng ta bắt đầu vào WTO, thời điểm đó với sức hấp dẫn của việc Việt Nam tham gia WTO, các cơ hội do việc tham gia WTO đem lại, thì dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam rất mạnh, kể cả FDI lẫn FII, trong thời gian ngắn đấy khung ngoại tệ của thị trường trong nước tăng rất mạnh, làm cho tỷ giá USD/VND giảm xuống.
Thậm chí VND còn tăng giá so với USD nên việc dịch chuyển trong năm 2016 có nhiều tổ chức và nhiều nghiên cứu đánh giá rằng TPP thậm chí còn đem lại lợi thế cho Việt Nam cao hơn cả WTO.
Vậy việc chúng ta triển khai tốt, tận dụng chính sách hoặc lợi thế của việc tham gia TPP và FTA này, không loại trừ nó cũng tạo ra khả năng là các dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam khá mạnh và để đón nhận các cơ hội của TPP, FTA đem lại và các việc ấy cũng giúp tạo ra dư địa để NHNN có thể tạo ra tỷ giá USD/VND ở mức độ hợp lý.
Trong tương lai và trong ngắn hạn trước mắt, điểm quan trọng hàng đầu ở đây là làm sao tạo ra thành quả cho thị trường ngoại tệ, phục vụ nhanh chóng kịp thời và thông suốt nhu cầu hoạt động cơ bản của nền kinh tế cũng như của xã hội.
Đặc điểm điều hành tỷ giá của NHNN trong 3- 4 năm trở lại đây và đến 2015 mặc dù chúng ta có một số bất ngờ với điều chỉnh chính sách của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng như việc tăng lãi suất của Fed, nhưng việc điều chỉnh tỷ giá có mạnh hơn chút, nhưng điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất mà chúng ta đã làm được khác hẳn so với giai đoạn trước là tính thông suốt của thị trường ngoại tệ.
Cơ chế điều hành tỷ giá mới, DN bắt buộc phải theo cuộc chơi…?
Tôi nghĩ rằng đã là người kinh doanh, trong hoạt động kinh doanh của mình chúng ta luôn luôn kinh doanh tương lai trên nền hiện tại. Đối với DN, có thể phải đối mặt với vấn đề cung cầu của sản phẩm DN kinh doanh, các rủi ro về vận hành, pháp lý, rồi thị trường…
Trong rủi ro về thị trường thì có rủi ro về giá cả hàng hóa, rủi ro về giá cả đầu ra, nguyên vật liệu đầu vào, giá cả của các sản phẩm tài chính ảnh hưởng đến tài chính của DN, trong đấy có bao gồm cả lãi suất và tỷ giá thì những biến động đó là mang tính khách quan của thị trường mà các DN khi đã tham gia kinh doanh đều cần phải có phương pháp quản trị.
Đấy chính là lý do vì sao ở các thị trường quốc tế, ở các thị trường tài chính phức tạp và phát triển thì thay vì họ cố định tỷ giá thì họ sẽ đưa ra sản phẩm ở thị trường tài chính để giúp cho các DN có thể chủ động sử dụng hiệu quả các sản phẩm đấy với các chiến lược kinh doanh khác nhau với các kỳ vọng khác nhau trên thị trường.
Các sản phẩm đấy như tôi nói lúc nãy, có thể là kỳ hạn, có thể là hoán đổi, có thể là tương lai, có thể là quyền chọn. Việc NHNN triển khai song song với việc điều hành cơ chế linh hoạt theo thị trường thì cùng với đó là đưa ra các sản phẩm giúp DN có thể chủ động và tính toán thực thi các chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với tỷ giá.
Tôi cho rằng, nó rất phù hợp và hướng tới nhứng phương thức quản trị không chỉ của NHNN mà giúp các DN hình thành văn hóa kinh doanh và những kỹ năng kinh doanh và phương thức kinh doanh phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực của thị trường quốc tế.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Lo bảo vệ thị trường nội địa yếu khi hội nhập!"
"Các hiệp định thương mại chúng ta đàm phán cho kết quả rất tốt nhưng chúng ta lại chưa tận dụng được các cơ hội của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi hàng rào kỹ thuật bảo vệ thị trường trong nước lại kém khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp sẽ phải vất vả cạnh tranh khi hội nhập".
Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương diễn ra hôm nay (31.12).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương diễn ra hôm nay (31.12). Ảnh: Báo điện tử Chính phủ.
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và đa biên (Bộ Công Thương-Phó trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập TPP) cho biết, năm 2015 Việt Nam kết thúc đàm phát 4 hiệp định thương mại (FTA) quan trọng là các FTA tự do với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Các đối tác trong 4 FTA này chiếm khoảng 65% GDP toàn cầu và là các đối tác có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. Với các FTA này, Việt Nam đã khai thông được hai thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất và hai là Mỹ và EU; mở lại thị trường truyền thống Nga, các nước SNG cũng như kết nối chặt chẽ hơn với nền kinh tế Hàn Quốc. Với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng có hiệu lực vào hôm nay (31.12) và 4 FTA nói trên, hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được miễn thuế, bảo đảm cho hàng hóa Việt Nam có lợi thế so với hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh trên các thị trường quan trọng nhất trong nhiều năm tới cũng như thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng nhấn mạnh tại hội nghị này rằng, Việt Nam cần sớm đưa các hiệp định được kết thúc đàm phán thời gian qua vào thực thi, đem lại cơ hội mở cửa thị trường và động lực cho tái cơ cấu lại nền kinh tế. "Lợi ích của hội nhập chỉ có thể được hiện thực hóa nếu chúng ta có được các chính sách phù hợp, môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp trong nước phát triển và duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô" - Bộ trưởng Hoàng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải cải cách, tạo thể chế cho doanh nghiệp đầu tư phát triển trong chính các ngành công nghiệp, thương mại để nắm bắt cơ hội khi hội nhập. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất lo ngại việc hàng rào kỹ thuật bảo vệ thị trường trong nước đang quá kém. Ông nói: "Các hiệp định thương mại chúng ta đàm phán cho kết quả rất tốt nhưng chúng ta lại chưa tận dụng được các cơ hội của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi hàng rào kỹ thuật bảo vệ thị trường trong nước lại kém khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp sẽ phải vất vả cạnh tranh khi hội nhập".
Theo Thủ tướng, Bộ Công Thương phải có cách bảo vệ thị trường nội địaphù hợp với các cam kết quốc tế vì hàng ngoại nhập không đảm bảo, lợi dụng kẽ hở tràn vào gây hậu quả rất xấu tới sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp phá sản cũng vì điều này" - Thủ tướng nói.
Theo Danviet
Giá xăng giảm nhẹ Từ 15h00 hôm nay (18/11), giá xăng RON 92 và E5 giảm nhẹ ở mức 178 đồng/lít. Quyết định này vừa được Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố tại văn bản 11858/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Ảnh minh họa Theo nhận định của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, bình quân giá thành phẩm xăng...