Nguồn tín dụng lớn đổ vào tư nhân: Điều băn khoăn
Sự phụ thuộc của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và cá nhân vào tín dụng ngân hàng có cả mặt tích cực và rủi ro.
Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng 23/12, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, đến nay quy mô tín dụng nền kinh tế đã đặt trên 8 triệu tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng, trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp là trên 4 triệu tỷ đồng, chiếm trên 53%.
Trong số này, doanh nghiệp nhà nước chỉ khoảng xấp xỉ 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 43% tổng dư nợ tín dụng, còn lại là hộ kinh doanh và cá nhân chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng.
Thống đốc NHNN khẳng định, nguồn lợi tín dụng rất lớn đã tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và cá nhân.
Bóc tách những con số trên, chuyên gia tài chính-ngân hàng – TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, vay cá nhân thường là vay tiêu dùng. Những năm trước hệ thống ngân hàng thường hạch toán vay mua nhà và sửa chữa nhà ở vào cho vay tiêu dùng, còn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản là một mục riêng. Tuy nhiên, từ năm vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu tổng hợp hai chỉ số này vào để không chủ quan là tỷ lệ tín dụng bất động thấp. Bởi sự thay đổi này nên hiện tín dụng bất động sản chiếm gần 20% tổng dư nợ nền kinh tế.
Tín dụng rất lớn đã tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và cá nhân
“Nếu tính như trên thì dư nợ đối với khối doanh nghiệp chiếm trên 53% tổng dư nợ tín dụng là điều phù hợp.
Xét riêng dư nợ đối với cá nhân, hộ kinh doanh, tỷ trọng 45,7% liệu có quá lớn hay không? Nếu cho vay hộ kinh doanh thực sự phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và trong cho vay cá nhân có cả phần cho vay mua nhà và sửa nhà thì dư nợ trên không phải là lớn. Còn nếu mục đích chủ yếu của nó là cho vay tiêu dùng mà thôi thì đấy lại là tỷ trọng quá lớn”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Điều khiến vị chuyên gia tài chính-ngân hàng thực sự ngạc nhiên chính là dư nợ của khối doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Đây là tỷ trọng quá nhỏ, trong khi doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, sản xuất kinh doanh cũng như đóng góp vào ngân sách. Nếu chỉ chiếm 5% tổng dư nợ thì nó không tương xứng với vai trò của các doanh nghiệp có vốn nhà nước khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Thừa nhận không lý giải được vì sao, vị chuyên gia cũng đề nghị xem xét lại con số thống kê thật chính xác vì thực tế rất nhiều dự án công, đặc biệt là các dự án về cơ sở hạ tầng được các ngân hàng lớn cho vay vốn rất nhiều.
Trong trường hợp các con số trên là chính xác, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chúng có cả mặt tích cực và tiêu cực.
Tích cực là khả năng tiếp cận tín dụng của khối tư nhân, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và cá nhân, đã cải thiện rất nhiều, khi chiếm tới gần 90% tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Đang có một nguồn vốn lớn từ hệ thống ngân hàng đổ vào khối tư nhân.
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy các doanh nghiệp, kể cả các hộ kinh doanh đang dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng.
“Sự lệ thuộc của khối tư nhân (gồm doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và cá nhân) vào nguồn vốn ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Một khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có biến động về tình hình tài chính thì nó có thể gây ra hậu quả rất lớn cho nền kinh tế”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, sức ép với hệ thống ngân hàng là khá lớn. Lý do là, vốn trung dài hạn của nền kinh tế vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn, chiếm xấp xỉ 80% vốn huy động của nền kinh tế nhưng các TCTD bên cạnh việc quản trị rủi ro vẫn tiếp tục cung ứng xấp xỉ 50% tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đầu tư cho trung dài hạn.
Dù vậy, Thống đốc cho biết: Để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn, NHNN đã chỉ đạo triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong NHNN mà cả trong các TCTD nhằm đổi mới, đơn giản hóa thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp.
Ngân hàng tại các địa phương cũng đã tăng cường đối thoại qua chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp với 6 hội nghị lớn tại 3 thành phố lớn ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm và hơn 300 cuộc đối thoại doanh nghiệp ở các chi nhánh tỉnh, thành phố để tăng cường khả năng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.
Thành Luân
Theo Baodatviet.vn
Ưu ái cho doanh nghiệp "thân hữu"
Với tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá có sự ưu ái doanh nghiệp "thân hữu", "sân sau" chưa bao giờ dưới 70%, cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng phải quan tâm giải quyết
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, vấn đề ưu ái cho doanh nghiệp (DN) "thân hữu" cần được quan tâm và xử lý mạnh mẽ hơn nhằm tạo chuyển biến rõ rệt cho môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch cho DN tư nhân ở Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân bị phân biệt đối xử
Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 đưa ra nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, không được phân biệt đối xử với các DN dựa trên thành phần kinh tế, đặc biệt là trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội kinh doanh.
Khảo sát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) có hỏi các DN dân doanh trong nước về cảm nhận của họ về việc chính quyền địa phương ưu ái các DN nhà nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DN "thân hữu", DN lớn không? Theo VCCI, đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ bảo đảm cạnh tranh bình đẳng khi thực hiện Nghị quyết 35.
Kết quả cho thấy có sự chuyển biến nhẹ về ưu đãi, với tỉ lệ ưu đãi DN "thân hữu" từ 77% năm 2015 giảm xuống còn 70% trong năm 2018.
Dù vậy, theo VCCI, nếu so sánh giữa các sự phân biệt đối xử thì tình trạng ưu ái DN nhà nước, ưu ái DN FDI không nghiêm trọng bằng việc ưu ái các DN "thân hữu". Trong 4 năm khảo sát, cao nhất cũng chỉ có 41% DN cho rằng có sự ưu ái DN nhà nước hay cao nhất chỉ có 49% DN nói có sự ưu ái DN FDI nhưng riêng tỉ lệ DN đánh giá có sự ưu ái DN "sân sau", DN "thân hữu" chưa bao giờ dưới 70%.
"Đây là vấn đề khá nghiêm trọng và cần có nghiên cứu căn cơ hơn, bởi lẽ việc nhận biết và ngăn chặn những đặc quyền dành cho DN "thân hữu" khó khăn hơn rất nhiều" - báo cáo của VCCI nêu rõ.
Trên thực tế, không ít lĩnh vực đang xảy ra tình trạng DN "thân hữu", "sân sau" cạnh tranh chưa sòng phẳng với các DN khác. Như trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (NH), nhờ có quan hệ thân thiết với NH nên không ít DN nhận được ưu đãi về tín dụng. Một DN không thân thiết thường được các NH thương mại định giá tài sản khoảng 70% giá trị thị trường rồi cho vay 70% của giá trị tài sản mà NH định giá. Tính ra DN chỉ vay được 50% giá trị tài sản (tính theo giá trị thị trường) và lãi suất cho vay cao. Nhưng nếu DN đó là một cổ đông lớn của NH sẽ được định giá tài sản rất cao và cho vay lên tới 80%-90% giá trị tài sản, nhanh chóng phê duyệt khoản vay, đồng thời áp dụng lãi vay thấp.
Làm xấu môi trường kinh doanh
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nhận xét tình trạng phân biệt đối xử với DN dân doanh, ưu ái DN "thân hữu", "sân sau" đang tạo lực cản cho sự phát triển của nền kinh tế. Ở lĩnh vực bất động sản, sự ưu ái này càng thể hiện rõ nét hơn nhìn từ những dự án, trong đó không ít dự án qua thanh tra, kiểm tra phát hiện có dấu hiệu của nhóm lợi ích. Theo ông Châu, nhà nước cần phải triệt hạ những nhóm lợi ích xấu, kể cả những DN "thân hữu", "sân sau". Muốn vậy, nhà nước phải kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, từ đó mới có công bằng, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để các DN phát triển bền vững.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đạt Chí, đưa ra các dẫn chứng thực tế trong quá trình triển khai dự án về hạ tầng giao thông, hàng không, giảm ngập nước, kẹt xe..., nếu giao cho nhà nước làm chủ đầu tư, lập tức sẽ xuất hiện DN "sân sau" thực hiện các khâu, công đoạn liên quan đến quá trình triển khai dự án. Từ đó, ông Chí nói rằng tình trạng ưu ái cho DN "thân hữu" là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, nhất là hiện nay, Đảng và nhà nước chủ trương thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. "Thúc đẩy, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, DN tư nhân thì điều kiện đầu tiên phải tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng. Các FTA Việt Nam tham gia cũng đều có những nội dung liên quan thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, tạo môi trường cho DN cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch" - ông Chí nói.
Nói về quan hệ thân hữu, TS-luật sư Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TP HCM) nhìn nhận đây là vấn đề nhức nhối của xã hội. Bởi lẽ, từ quan hệ này, có khi DN lại được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định triển khai dự án hàng chục ngàn tỉ đồng, nhất là các dự án hạ tầng giao thông do nhà nước làm chủ đầu tư, trong khi năng lực tài chính lại không mạnh. Thực tế là ở nhiều dự án BT giao thông, DN vay vốn tín dụng nhưng chủ đầu tư (nhà nước) phải đứng ra trả lãi cho khoản vay đó. Theo ông Tín, thay vì chỉ định DN thực hiện dự án, nếu nhà nước tổ chức đấu thầu rộng rãi sẽ chọn ra những DN có đủ tiềm lực tài chính, dự án triển khai cũng hiệu quả hơn...
Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, Việt Nam đang quyết tâm giảm tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm. Dù vậy, những mối quan hệ phức tạp của DN "thân hữu" không dễ xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn. "Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình giảm tình trạng sở hữu chéo ở các DN, kiểm soát mô hình công ty mẹ - công ty con, đẩy mạnh cổ phần hóa DN nhà nước, thoái vốn DN nhà nước và nâng cao hoạt động quản trị DN. Các DN niêm yết lên sàn chứng khoán cũng là một giải pháp cần được khuyến khích đẩy mạnh để công khai, minh bạch hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh..." - ông Lực góp ý.
Quan hệ thân thiết với chủ ngân hàng
Tại một số phiên tòa xét xử các vụ án kinh tế, phóng viên Báo Người Lao Động từng ghi nhận không ít bị cáo là các ông chủ NH, chủ DN có quan hệ "sân sau", "thân hữu". Do mối quan hệ này khá sâu sắc nên đã từng có ông chủ NH nhờ DN đứng tên để rút hàng trăm tỉ đồng ra khỏi NH. Cụ thể là chủ NH bắt tay với DN ký hợp đồng thuê khống mặt bằng làm trụ sở NH với giá trên 60 tỉ đồng/năm, thời hạn thuê 20 năm và thanh toán trước 3 năm với số tiền hơn 200 tỉ đồng. Vụ làm ăn này được cơ quan chức năng kết luận là chủ NH và DN đã rút tiền của NH rồi đưa cho DN.
Hay từ mối quan hệ "ruột thịt " với chủ NH, một tập đoàn ở TP HCM từng sử dụng 12 công ty con và 2 công ty khác để lập 16 hồ sơ vay NH 5.000 tỉ đồng với phương án kinh doanh, trả nợ khống, lập hợp đồng mua bán bất động sản, nguyên vật liệu xây dựng khống, khiến cho NH đó có nguy cơ mất trắng 2.000 tỉ đồng...
THÁI PHƯƠNG - THY THƠ
Theo Nld.com.vn
Bài toán khó của doanh nghiệp tư nhân: Niêm yết hay không? Đứng trước bài toán niêm yết trên sàn chứng khoán, không ít doanh nghiệp tư nhân băn khoăn và và đặt câu hỏi: Đâu sẽ là định hướng chiến lược hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp mình? Niêm yết hay không niêm yết và doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để niêm yết thành công? Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng...