Nguồn ô xy bí ẩn trong khí quyển sao Hỏa không ai giải thích được
Có điều gì đó kì lạ về luồng ô xy bên trên hố va chạm Gale của sao Hỏa. Điều kì lạ chính là khi thời tiết thay đổi thì nồng độ ô xy ở đây cũng thay đổi khó lường.
Hố va chạm Gale là một vùng đất sụt rộng 154 km tạo ra bởi một thiên thạch va vào sao Hỏa cách đây khoảng 3,5 – 3,8 tỉ năm. Năm 2012, tàu tự hành Curiousity của NASA đã hạ cánh ở chân núi Sharp, một ngọn núi lớn ở trung tâm hố Gale và đang khảo sát hố này từ đó đến nay.
Tàu tự hành Curiosity của NASA trên sao Hỏa ở khu vực Marias Pass, chân núi Sharp. (nguồn: NASA)
Trong 3 năm sao Hỏa vừa qua (tương đương hơn 5 năm Trái Đất), tàu tự hành này sống trong bầu không khí của hố va chạm Gale và phân tích khí quyển ở đây bằng một thiết bị được gọi là máy phân tích mẫu vật sao Hỏa (SAM). Thiết bị này là một phần của phòng thí nghiệm hóa học di động của tàu.
SAM khẳng định 95% khí quyển sao Hỏa là carbon dioxide (CO2) và 5% còn lại là hỗn hợp nitrogen phân tử (2 nguyên tử nitrogen liên kết với nhau), ô xy phân tử, argon và carbon monoxide. SAM cũng phát hiện ra rằng khi khí CO2 ở 2 cực của sao Hỏa đóng băng vào mùa đông thì áp suất không khí trên toàn hành tinh này giảm xuống. Khi CO2 bay hơi vào những tháng ấm áp thì áp suất không khí lại tăng lên. Có thể dự đoán được mức độ tăng và giảm argon và nitrogen dựa vào nồng độ CO2 trong khí quyển.
Video đang HOT
Nhưng khi SAM phân tích mức ô xy trong hố thì các kết quả rất khó hiểu. Nồng độ ô xy tăng lên rất nhiều, hơn 30% so với mức cơ sở trong mùa xuân và mùa hè, sau đó lại giảm xuống thấp hơn hẳn vào mùa đông.
Bà Melissa Trainer, người phụ trách dự án nghiên cứu này của Trung tâm Du hành vũ trụ Goddard của NASA ở Marryland, Mỹ, cho biết sự thay đổi mức ô xy bất thường không lặp lại hàng năm mỗi khi mùa đến cho thấy vấn đề không nằm ở động lực học khí quyển hay bất cứ quá trình vật lí nào xảy ra trong khí quyển, như là sự phá vỡ các phân tử chẳng hạn. Rất có thể chúng ta cần quan tâm tìm hiểm về một nguồn hay bể hóa học nào đó mà hiện nay vẫn chưa được tìm ra.
“Câu đố” hóc búa này gợi nhớ đến một bí mật về mức methane trong hố va chạm này. Đó là trước đây SAM cũng phát hiện ra nồng độ methane đôi khi dao động bất thường không thể lí giải, có lúc mức methane tăng lên hơn 60% vào mùa hè và sụt hẳn xuống vào một số thời điểm khác không có quy luật.
Ông Sushil Atreya, Giáo sư về khoa học khí hậu và vũ trụ của Trường đại học Michigan ở Ann Arbor, Mỹ cho biết nhóm nghiên cứu bắt đầu xem xét mối tương quan kì quặc này của methane và ô xy trên sao Hỏa không phụ thuộc vào quy luật mùa ở đây. “Tôi cho rằng phải có một cái gì đó, nhưng chưa ai biết nó là gì”.
Ô xy và methane đều có thể được tạo ra một cách tự nhiên từ các quá trình sinh học (ví dụ như do vi sinh vật tạo ra) và quá trình biến đổi địa chất (như là khi có sự thay đổi của nước và đá), và các nhà khoa học không biết quá trình nào có thể sinh ra quá nhiều các nguyên tố này. Tuy nhiên, trước sự thất vọng của những người săn tìm người ngoài hành tinh, nhóm nghiên cứu cho rằng rất có thể sự dư thừa ô xy và methane là kết quả của một quá trình địa chất. Hiện nay, khả năng nguồn dư thừa ô xy trên sao Hỏa chính là đất. Nhưng ngay cả khi đúng là do đất thì nhóm nghiên cứu cũng chưa biết cái gì trong đất đã giải phóng ra quá nhiều ô xy như vậy.
Các kết quả của nhóm nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý: Các hành tinh, hôm 12/11 vừa qua.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phát hiện dấu vết sự sống ngoài hành tinh ở hồ nước 3,5 tỷ năm trên sao Hỏa?
Các nhà nghiên cứu đã khai quật được một khoáng vật có chứa dấu vết của sự sống cổ xưa tại một núi lửa từng là một hồ nước cách đây 3,5 tỷ năm.
Liệu có sự sống tồn tại cách đây hàng tỷ năm trên sao Hỏa?
Tờ Daily Star hôm 14/11 đưa tin, một nghiên cứu mới cho biết các nhà khoa học phát hiện miệng núi lửa Jezero, nơi sẽ được tàu thăm dò của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghé thăm vào năm 2021, có chứa một số lượng lớn silica ngậm nước (một dạng của silicon dioxide - SiO2, chứa một lượng nước biến đổi) và carbonate (là muối của axit carbonic).
Các nhà khoa học tin rằng nếu sự sống nguyên thủy tồn tại trên hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước thì nhiều khả năng hóa thạch của sự sống có thể được tìm thấy tại miệng núi lửa.
Từng là địa điểm của một hồ nước cách đây 3,5 tỷ năm, giới khoa học giờ đây tin rằng Jezero có thể chứa một số cấu trúc từng tồn tại hàng tỷ năm trước như san hô, vỏ cứng hay một số loại đá.
"Bằng cách sử dụng một kỹ thuật, chúng tôi tìm ra khoáng vật hiếm tại miệng núi lửa Jezero từ tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa", Jesse Tarnas, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ.
Tàu thám hiểm của NASA sẽ đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18/2/2021. Trong nhiệm vụ lần này, tàu thám hiểm sẽ thu lượm các mẫu lõi đá trên bề mặt sao Hỏa và chuyển chúng về Trái đất để phân tích.
Trong khi đó, nhà khoa học Ellis Silver mới đây lại có một giả thuyết khiến nhiều người bất ngờ khi cho rằng con người không phải có nguồn gốc từ Trái đất. Theo Ellis, con người xuất hiện trên Trái đất cách đây 60.000-200.000 năm, từ một hệ sao khác, giống như Alpha Centauri.
Silver nói con người rất dễ bị đau lưng vì cơ thể chúng ta tiến hóa trên một hành tinh có trọng lực thấp hơn. Con người cũng tỏ ra không thích nghi với môi trường trên Trái đất, như không dung nạp nhiều loại thực phẩm phổ biến và thậm chí không có khả năng đối phó với ánh sáng Mặt trời mạnh.
"Có lẽ Trái đất giống một nhà tù khổng lồ giam giữ loài người vì chúng ta là một giống loài hung hãn", Silver giải thích. Nhà khoa học này nảy ra ý tưởng con người từ hành tinh khác đến Trái đất khi ông bị lóa mắt bởi ánh sáng Mặt trời.
Theo danviet.vn
Tàu thám hiểm của NASA phát hiện điểm bất thường về oxy trên Sao Hỏa Tàu thám hiểm Curiosity của NASA bất ngờ phát hiện ra một sự phân bố kỳ lạ đối với lượng oxy trên Sao Hỏa. Tàu thám hiểm Curiousity của NASA trên bề mặt Sao Hỏa (Ảnh: NASA) Curiousity từ lâu đã mang lại một số kết quả đáng chú ý. Sau khi định vị lượng khí methane trên Sao Hỏa, các nghiên cứu...