Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của tỉnh Điên Biên có thể bạn chưa biết
Điện Biên là địa bàn có con người đến cư trú từ rất sớm. Hiện nay đây là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung.
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội và thành phố Hải Phòng.
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
Điện Biên là vùng đất cổ con người đến cư trú từ rất sớm. Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là Xứ trời. Đây được xem là vùng đất thiêng ở miền biên viễn, theo quan niệm xưa, là nơi thông trời đất.
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên. “Điện” nghĩa là vững chãi, “Biên” nghĩa là vùng biên giới, biên ải, “Điện Biên” tức là miền biên cương vững chắc. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Cứ điểm Điện Biên Phủ là một điểm đến thu hút khách của tỉnh Điện Biên.
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (Mường Phăng); các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (hầm Đờ-cát Tơ-ri). Hay một điểm đến thu hút khách du lịch khác là thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.
Bên cạnh đó, Điện Biên còn có rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (huyện Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông…
Hồ Pá Khoang, điểm dừng chân lý tưởng du khách khi đến với Điện Biên.
Video đang HOT
Ngoài ra, Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 19 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, hiện nay vẫn còn giữ được các phong tục tập quán vốn có, điển hình là dân tộc Thái và H Mông… Trong đó, nổi bật nhất là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ.
Lễ hội hoa ban Điện Biên.
Lễ hội hoa ban Điện Biên thường diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc ở Điện Biên.
Thành Bản Phủ ở Điện Biên.
Lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức vào ngày 24 đến ngày 25/2 âm lịch ở thành Bản Phủ để tưởng nhớ thủ lĩnh tướng quân Hoàng Công Chất trong công cuộc giải phóng Mường Then – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Ngắm bằng lăng, phượng vĩ rực nở trên miền đất lịch sử Điện Biên
Tháng 5 về cũng là lúc hoa Bằng Lăng, Phượng vĩ nở rực trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ anh hùng.
Loài hoa này chỉ nở vào mùa hè, trong đó rực rỡ nhất là vào tháng 5, đánh dấu mùa hạ đã sang. Những ngày này, trên khắp các tuyến phố của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng đâu đâu cũng thấy 2 màu tím ngắt và đỏ rực của bằng lăng, phượng vĩ.
Bằng lăng tô thêm vẻ đẹp cho con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Thành phố Điện Biên Phủ
Bằng lăng mang vẻ đẹp rất đỗi dịu dàng.
Giữa nắng vàng của những ngày đầu hè, từng bông bằng lăng kết thành chùm tím rực rỡ...
... hòa vào với màu xanh của mây trời.
Tô điểm cho từng tuyến đường, ngõ phố.
Trong khi ấy, phượng vĩ lại toát lên vẻ đẹp rực lửa, nồng cháy.
Khoe sắc bên những tượng đài của Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử...
...như vừa thể hiện sức sống, sức chiến đấu, chiến thắng kiêu hãnh của một dân tộc...
...và như làm dịu đi những vết thương do chiến tranh để lại...
"Chùm phượng vĩ em cầm là thủa tôi 18, thủa chẳng ai hay, thầm lặng mối tình đầu...".
Đây cũng là loài hoa báo hiệu mùa chia tay của các cô cậu học trò cuối cấp...
...lứa tuổi cháy bỏng nhiều khát khao, hoài bão như màu đỏ lửa của hoa.
...với những kỷ niệm mãi không quên.
Đỉnh Pú Đao - Điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á Đỉnh núi Pú Đao thuộc bản Nậm Đoong (xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) cách thị trấn huyện Nậm Nhùn khoảng 40km, cách thị xã Mường Lay (Điện Biên) hơn 10km; được một hãng lữ hành nước Anh bầu là 1 trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Niềm vui khám phá đỉnh Pú Đao. Tên Pú...