Nguồn gốc tin đồn người Mông ở Lào Cai ăn thịt người
Từ mấy chục năm trước, khắp núi rừng Tây Bắc này, thậm chí ở cả 3 nước Đông Dương rộ lên tin đồn: “ Người Mông Xanh ở Văn Bàn ăn cả thịt người!”.
“Tin đồn như rắn độc”
Ông Sáng là người đi nhiều. Thời trai trẻ, ông bồng súng ở khắp các chiến trường. Khi về địa phương công tác, ông cũng có điều kiện giao du với nhiều địa phương. Chính bởi đi nhiều nên ông biết cái tin đồn tai quái kia đã như cơn gió bay tới khắp mọi miền.
Một góc bản Tu Thượng 1 – nơi xuất phát tin đồn người Mông Xanh ăn thịt người.
Ông Sáng cho biết, tin đồn “Người Mông Xanh ăn thịt người” xuất hiện từ lúc ông chưa chào đời. Trong câu chuyện của những người cao tuổi khi ấy, dưới sự cai trị của thực dân Pháp, cộng đồng các dân tộc ở Văn Bàn bị áp bức, bóc lột hết sức tàn khốc.
Người Mông Xanh cũng chẳng thoát được nanh vuốt của quân xâm lược. Năm đó bản đói. Con suối dưới khe cạn khô, cây ngô trên nương héo quắt, con thú trong rừng cũng bỏ đi đâu hết. Chống đói, dân bản phải vào rừng tìm củ nâu, củ mài ăn qua ngày đoạn tháng.
Và rồi, một hôm trời tỏ lòng thương xót. Mấy cậu trai còn sức vào rừng đã may mắn bẫy được con gấu hai người khênh nặng trĩu vai. Nhìn thấy chiến lợi phẩm ấy, dân bản mừng lắm. Ai cũng nghĩ sẽ có vài bữa no trong cơn đói triền miên chưa từng có trong lịch sử ấy.
Thế nhưng, khi niềm phấn khích cỏn con ấy chưa kịp thành hiện thực thì phía dưới chân núi, mấy thằng lính Tây lại lụi hụi kéo nhau lên. Có lẽ, biết dân bản săn được thú rừng nên chúng mò về. Nhác thấy bóng chúng, dân bản ai cũng sợ hãi. Họ sợ như mọi lần, con thú mà họ săn được sẽ lại thành “vật tế thần”. Trong lúc quẫn bách ấy, một cao niên trong bản đã hiến một kế hay.
Người Mông Xanh và trang phục truyền thống.
Dùng mưu đuổi giặc
Video đang HOT
Làm theo kế đó, tất thảy dân trong bản kéo nhau ra sân, rồi mạnh ai người ấy nằm vật vã như những người sắp chết. Đám thanh niên thì nhanh chóng làm thịt con gấu, cạo lông trắng hếu rồi chặt chân, tay cho vào chiếc chảo đang sôi sùng sục ở góc sân.
Lên đến nơi, đám lính Tây thấy dân bản người ôm bụng, kẻ ôm đầu rên rỉ thì ngạc nhiên lắm. Lẽ nào tin báo thợ săn Tu Thượng săn được thú rừng lại không chính xác? Sục sạo mãi mà chẳng thấy thứ mình cần, chúng mới quay ra “vấn an” những người… sắp chết ngoài sân.
Qua gã thông ngôn, một tên lính hỏi: “Chúng mày bắn được con gì thì mang ngay ra đây, không nhà quan phạt tội!”.
Thấy tên thông ngôn nói vậy, trúng ý mình, một cao niên ngóc đầu dậy bảo: “Lạy các quan, lạy các ông! Chúng tôi đói cả tháng nay rồi, sức đâu mà lên rừng đuổi con thú nữa!”. Vị cao niên này vừa nói vừa thở gấp, cảm tưởng như chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng.
Thiếu nữ Mông Xanh bây giờ.
Chẳng để tên tay sai phiên dịch xong câu thều thào đó, thấy chiếc chảo nơi góc sân bốc khói nghi ngút, tên lính chực cất bước đi về phía ấy. Thấy vậy, một ông lão gầy còm nằm ngay gần đó đã gượng sức nhào ra, ôm lấy chân tên lính: “Không! Quan không ra đấy được đâu! Thịt người đấy! Chúng tôi đói nên phải ăn thịt người đấy!”.
Nghe những câu ấy, mặt gã thông ngôn bỗng dưng xám ngoét. Gã lập cập cản tên lính Tây lại, miệng thì run rẩy xì xồ. Nghe gã thông ngôn nói, tên lính Tây sững lại giây lát. Tuy nhiên, vẻ như không tin những lời ấy lắm, hắn lại xăm xăm bước tới phía chiếc chảo. Tới nơi, dùng mũi lê, tên lính hất phăng tấm phên đậy chảo ra. Và rồi, khi đôi bàn tay con gấu trắng hếu hệt như tay người mờ ảo lộ ra thì chỉ kịp rú lên một tiếng, tên lính Tây quay ngoắt đầu bỏ chạy. Mấy tên còn lại chẳng hiểu gì, chạy ra chỗ chiếc chảo ngó nghiêng rồi cũng phồng mồm trợn mắt quáng quàng mất hút.
Chờ những tên lính Tây khuất dạng sau cánh rừng, dân bản mới lổm ngổm bò dậy. Ai cũng mừng ra mặt bởi vừa cho những tên giặc đáng ghét một cú lừa ngoạn mục. Cũng từ hôm đó, những tên tóc vàng da trắng ấy không một lần bước chân lên Tu Thượng nữa. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với một tai hoạ mà những người quen sống trong rừng sâu, núi thẳm đó không lường trước được.
Bán sống bán chết chạy khỏi ngọn núi, nơi có những mái nhà chon von giữa đỉnh trời ấy, toán lính Pháp đã loan đi một thông báo rợn người rằng, họ đã tận mắt thấy người Mông ở Tu Thượng ăn thịt người. Tin ấy ai nghe cũng vô cùng khiếp đảm. Theo gót giày của quân xâm lược, tin đồn đó còn lan ra cả mấy nước Đông Dương.
Ông Sáng cho biết, theo lời kể của các cụ cao niên thì ngay sau khi tin đồn trên vỡ ra, người Mông Xanh liền bị tẩy chay, cô lập. Không một ai dám đến gần nơi người Mông Xanh sinh sống. Bản Tu Thượng hoá thành ốc đảo, chôn giấu nhiều câu chuyện huyền bí, khó tin.
Theo VTC
Lời đồn tai hại về một bộ tộc ăn thịt người ở Việt Nam
Cách cả trăm năm rồi, ở dải đất chỉ có điệp trùng rừng núi giữa miền Tây Bắc ấy bỗng rộ lên một tin đồn khủng khiếp: người Mông Xanh ăn thịt người. Tin dữ ấy khiến ai cũng kinh sợ, hãi hùng.
Người Mông Xanh ở huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho rằng, dân tộc mình đến từ đất nước mặt trời mọc xa xôi. Đến giờ, chưa có bằng chứng khoa học nào để khẳng định chính xác chuyện này, thế nhưng, nhìn hình dạng bề ngoài thì tộc người thiểu số này cũng có nhiều nét giống với người Nhật Bản.
Khổ vì... được quan tâm
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu đời sống của người Mông Xanh đang sinh sống trên địa bàn, vẻ tâm đắc, ông Triệu Trung Phấu - Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn bảo, đã có rất nhiều đoàn nghiên cứu cả trong và ngoài nước lặn lội lên đây để tìm hiểu về tộc người có nhiều nét kỳ bí này.
Có lẽ, họ đến bởi thời gian gần đây, trong cộng đồng người Mông Xanh dấy lên thông tin lạ lùng rằng dân tộc họ có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, xứ sở của loài hoa anh đào tuyệt mỹ.
Cũng theo ông Phấu, khi những thông tin ấy rộ lên, người trong xã mới giật mình để ý và lại giật mình khi nhận ra rằng, những thông tin trên ít nhiều có cơ sở.
Ông Vàng A Sáng.
Ông Phấu cho biết, trên địa bàn xã, người Mông Xanh có gần 600 khẩu, sống ở hai bản Tu Thượng và Tu Hạ. Ông Phấu giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Vàng A Sáng, nhân vật có uy tín bậc nhất của dân tộc gắn với nhiều lời đồn thổi, thêu dệt này.
Đúng như lời ông Phấu nói, khi gặp ông Sáng chúng tôi đã không khỏi bất ngờ. Ông Sáng có nhiều nét giống người dân ở xứ sở Phù Tang: Người thấp bé, mắt sáng, mũi thẳng và cao, tác phong thì hoạt bát, lanh lẹ.
Khi chúng tôi bày tỏ sự bất ngờ này, ông Sáng cười bảo: "Ai cũng bảo mình giống người Nhật. Mình xem ti vi, xem ảnh trên sách báo cũng thấy... đúng là như vậy! Người dòng tộc mình trên này thì ai cũng thế mà!".
Ông Sáng sinh năm 1952, trong cộng đồng, so với những người cùng thế hệ thì ông là người đi nhiều, biết rộng. Năm 22 tuổi, ông rời bản làng lên đường nhập ngũ. Tham gia giải phóng miền Nam rồi ông lại ngược ra Bắc chống quân bành trướng Trung Quốc.
Ông bảo, những ngày bôn ba ấy, gặp bất cứ ai ông cũng đều nhận câu hỏi, ông là người dân tộc nào mà trông... khác người đến vậy. Ông bảo ông là người Mông, thế nhưng chẳng ai tin. Họ bảo, người Mông ai cũng "mũi tẹt, mắt híp", sao ông không giống thế?
Truyền thuyết về một cuộc di cư
Ông Sáng bảo, bố ông sinh ra ở nơi đây, thế nhưng ông nội ông thì không phải là người ở đất này. Ông nội ông từ đâu đến, đến giờ ông cũng không biết rõ. Các cụ thì cứ khăng khăng khẳng định rằng, người Mông Xanh có xuất xứ từ Nhật Bản. Nói vậy thì biết vậy chứ ông cũng chẳng thấy có bằng chứng xác đáng để chứng minh. Có chăng chỉ là cái vóc dáng bề ngoài "giông giống".
Khi giải ngũ, về công tác tại địa phương, ông Sáng mới thực sự đi sâu tìm hiểu gốc gác của dân tộc mình. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đó cũng chẳng cho kết quả như là mong muốn. Người Mông Xanh có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết riêng.
Do vậy, chuyện vật đổi sao dời cũng chẳng thể nào ghi chép được. Tuy nhiên, chuyện của những cao niên trong dòng tộc mà ông sưu tầm được thì nhiều lắm. Trong số những câu chuyện ấy có cả chuyện kể về hành trình đi tìm đất định cư của người Mông Xanh.
Vóc dáng, trang phục của người Mông Xanh khác hoàn toàn các tộc người Mông khác.
Người già trong cộng đồng đều kể lại rằng, thuở trước, người Mông Xanh sống hoà thuận với các dân tộc khác tại một hòn đảo ở giữa biển khơi. Thế rồi, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai đã khiến người Mông Xanh chết dần, chết mòn. Trước hoạ diệt vong này, những người già trong tộc đã quyết định di cư, tìm vùng đất mới, nơi có cây cối tốt tươi, khí thiêng hội tụ. Họ đã vượt biển, qua đất Trung Hoa rộng lớn rồi tìm đến đất này.
Ông Sáng nhận định, người Mông Xanh đến đất này chỉ hơn 100 năm về trước. Cách đây mấy chục năm, khi người Mông Xanh sống tập trung tại bản Tu Thượng thì cả bản cũng chỉ có vài nóc nhà. Và, khi ấy, người Mông Xanh có 4 dòng họ là Thàng, Vàng, Giàng, Lý.
Mỗi dòng họ là một hộ gia đình (sau này dòng họ Thàng mắc bệnh tật nên chết quá nhiều, không còn người nối dõi nữa). Ngày ấy, hễ trong bản có công to việc lớn như cưới xin, ma chay... huy động tất cả cũng chỉ xếp đủ hai mâm cỗ.
Về đời sống văn hoá, tâm linh, ông Sáng cho biết, qua sách báo, phim ảnh, ông đã cố tìm ra nét tương đồng giữa đời sống văn hoá của người Nhật với người trong tộc mình. Thế nhưng, qua so sánh, ông Sáng chỉ thấy người Mông Xanh giống... người Kinh.
Người Mông Xanh ăn Tết Nguyên đán và cũng cúng tổ tiên vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng. "Có thể khi về Việt Nam, quá trình giao thoa văn hoá khiến người Mông Xanh bị đồng hoá" - ông Sáng nhận định.
Theo NTNN
Những động vật siêu kinh dị sẽ ra sao khi lên 3-D? Nếu bạn đang mong chờ bộ phim về đàn cá ăn thịt người vô cùng đình đám Piranha 3-D, thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ những bộ phim kinh dị thuộc thể loại quái vật ăn thịt người nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh. Nhân dịp bộ phim Piranha 3-D sắp ra mắt và hứa hẹn làm khán giả phải...