Nguồn gốc thực sự của ‘chiến tranh lạnh’ Mỹ – Trung

Theo dõi VGT trên

Căng thẳng Mỹ – Trung leo thang dẫn đến nhiều lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh lạnh mới, có thể kéo dài nhiều thập niên nữa giữa hai nước nhằm tái định hình hệ thống quốc tế.

Trong dư luận cũng nổ ra tranh cãi nảy lửa về việc ai hoặc điều gì phải chịu trách nhiệm cho sự xấu đi nghiêm trọng của mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo Hal Brands, giáo sư Trường nghiên cứu quốc tế tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) và Charles Edel, thành viên cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney (Australia), các cách “chẩn bệnh” khác nhau dẫn đến những cách “kê đơn” khác nhau.

Nguồn gốc thực sự của chiến tranh lạnh Mỹ - Trung - Hình 1

Nếu các hành động và tham vọng toàn cầu của Mỹ gây khủng hoảng, Washington cần tránh những hành động nhiều khả năng chống đối Bắc Kinh. Song, nếu sự đối đầu là sản phẩm tất yếu của Trung Quốc thời kỳ này hoặc những căng thẳng nảy sinh giữa hai cường quốc trong một hệ thống quốc tế đầy cạnh tranh, Mỹ nên chấp nhận hiện trạng này và tìm cách triển khai một chiến lược đối phó tập trung và mang tính phối hợp hơn nữa.

Trong một bài phân tích mới đăng tải trên tạp chí Foreign Policy, ông Brands và ông Edel cho rằng, việc lật lại các bài học lịch sử của sự đổ vỡ quan hệ Mỹ – Liên Xô sau Thế chiến thứ hai sẽ giúp hiểu rõ các căn nguyên đẩy Mỹ và Trung Quốc tới thế bế tắc hiện tại cũng như việc Washington nên thoát ra như thế nào.

Nhìn lại Chiến tranh Lạnh Mỹ – Liên Xô

Trong giai đoạn 1945 – 1947, mối quan hệ Mỹ – Xô chuyển từ đối tác thời chiến căng thẳng nhưng hiệu quả thành sự đối đầu sâu sắc về ý thức hệ và địa chính trị, kéo dài hàng thập kỷ sau đó. Trên thế giới từng có 4 trường phái riêng rẽ nhằm lý giải nguồn gốc lịch sử của Chiến tranh Lạnh.

Cách hiểu đầu tiên, xuất hiện vào cuối những năm 1940 – 1950 quy trách nhiệm cho Liên Xô. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối những năm 1950, với ảnh hưởng ngày càng tăng của hiện tượng “vỡ mộng quốc gia” vì chiến tranh Việt Nam, các học giả thuộc chủ nghĩa xét lại đã đảo ngược cách hiểu nói trên. Họ quả quyết chính Washington là “tội đồ”, chứ không phải Moscow.

Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, Mỹ từ lâu đã là một cường quốc bành trướng, tìm mọi cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, thúc đẩy hệ thống chủ nghĩa tư bản thị trường và truyền bá các giá trị của mình ra khắp thế giới. Do đó, nhà lãnh đạo Joseph Stalin có mối quan tâm chính đáng ở Đông Âu và các chính sách của Washington đã buộc Moscow phải lựa chọn giữa bất an và đối đầu. Và gần như không có gì đáng ngạc nhiên khi Điện Kremlin chọn đối đầu.

Cách lý giải thứ ba kết hợp các thành tố của 2 cách hiểu đầu tiên. Các nhà sử học hậu xét lại thừa nhận Mỹ đã phạm sai lầm. Song, họ coi Chiến tranh Lạnh là điều không thể tránh khỏi. Sau Thế chiến hai, Mỹ và Liên Xô tự thấy họ là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với khoảng trống quyền lực giữa họ rất lớn. Chỉ riêng tình huống này đã dẫn đến sự cạnh tranh. Các hệ thống chính trị khác biệt, trải nghiệm lịch sử và các quan niệm khác nhau về cách tốt nhất để tạo ra an ninh đã dẫn đến Chiến tranh Lạnh.

Việc hé mở các tài liệu lưu trữ của Liên Xô sau Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự xuất hiện của cách hiểu thứ tư. Các nhà sử học nổi tiếng như John Lewis Gaddis đã sửa đổi những lý giải trước đó của họ và đổ lỗi nhiều hơn cho Liên Xô nói chung cũng như ông Stalin nói riêng. Cách hiểu này được coi là trường phái “bình mới, rượu cũ” vì nó dẫn tới một kết luận đã có trước đây, rằng Mỹ đã đúng khi chọn đối đầu.

Căng thẳng Mỹ – Trung hiện tại

Các cách hiểu khác nhau như trên về nguồn gốc Chiến tranh Lạnh đã phản ánh các câu hỏi cũng như những tranh cãi then chốt về mối quan hệ Mỹ – Trung đương đại.

Video đang HOT

Một trường phái tư tưởng tương tự chủ nghĩa xét lại thời Chiến tranh Lạnh được coi là thiếu căn cứ vững chắc. Đúng là Mỹ từ lâu đã duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở châu Á – Thái Bình Dương và có nhiều hành động khác chắc chắn chống lại một Trung Quốc đầy tham vọng.

Song, Mỹ cũng đồng thời làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, bằng bật đèn xanh cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cửa các thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, cho phép chuyển giao các công nghệ dân sự tiên tiến và khuyến khích Bắc Kinh gắn kết nhiều hơn, có ảnh hưởng lớn hơn trong ngoại giao khu vực và toàn cầu. Thật khó để tuyên bố rằng Mỹ “đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc” nếu xét đến việc “Trung Quốc đã có sự tăng trưởng và phát triển ngoạn mục” kể từ khi tái lập quan hệ với Mỹ.

Nguồn gốc thực sự của chiến tranh lạnh Mỹ - Trung - Hình 2

Tàu khu trục USS Stethem của Hải quân Mỹ tại quân cảng Wusong ở Thượng Hải trong chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc tháng 11/2015. Ảnh: THX

Hầu hết các nhà quan sát đều thống nhất rằng, điều một số người gọi là “các hành động quả quyết mới” của Bắc Kinh bắt đầu vào các năm 2008 – 2009. Nó xảy ra giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vào thời điểm chính quyền mới của Barack Obama đang nhấn mạnh đến nhu cầu phải trấn an Bắc Kinh, đề cập đến sự xuất hiện của một thế giới đa cực và thậm chí gợi nhắc đến khả năng tạo ra cơ chế “G-2″ để kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Như nhà khoa học chính trị Andrew Scobell đã viết, đó là kết quả nhận thức về sự yếu kém và điều đình của người Mỹ, chứ không phải nhận thức về sự thù địch gia tăng, tạo nên nền tảng cho việc gia tăng sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và những khu vực khác.

Trường phái tư tưởng thứ hai được nhắc đến nhiều hơn, nhưng không hoàn toàn thuyết phục. Có một thực tế không ai phản bác là, Trung Quốc hiện trở nên tham vọng, quyết đoán hơn. Ở châu Á, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự, đòn bẩy kinh tế, áp lực ngoại giao và các tác động khác để tăng cường sức ảnh hưởng của Trung Quốc và hạn chế các lựa chọn của những cường quốc trong khu vực.

Không chỉ đụng độ với các nước, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ trong các tranh chấp chủ quyền, cả về lực lượng quân sự và bán quân sự, Bắc Kinh còn đồng thời thúc đẩy các dự án địa – kinh tế quy mô lớn như Sáng kiến Vành đai và Con đường, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á hay Quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện nhằm đưa châu Á – Thái Bình Dương vào quỹ đạo của mình.

Xa hơn ở nước ngoài, Trung Quốc được xem như một thách thức toàn cầu đối với ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã mở rộng dấu ấn quân sự toàn cầu, sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường để vươn dài sức mạnh kinh tế ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Sáng kiến “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025″ cho thấy tham vọng giành “ngôi vương” về kinh tế từ tay Mỹ bằng bằng cách đi đầu về các đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, vấn đề với cách hiểu này là nó không chỉ rõ ai là nguyên nhân hay kết quả của những thay đổi trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh công bố đường 9 đoạn ở Biển Đông, tăng cường sức ép với Nhật ở Biển Hoa Đông và các khía cạnh “quả quyết” khác đều có từ nhiều năm trước.

Trường phái tư tưởng thứ ba, tương ứng với chủ nghĩa hậu xét lại thời Chiến tranh Lạnh cho rằng, sự thay đổi động lực sức mạnh và bản chất của các vấn đề quốc tế đã đẩy Mỹ và Trung Quốc vào thế đối đầu. Rõ ràng, có nhiều căn cứ hậu thuẫn cách lý giải này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua không giống bất cứ điều gì đã có trong lịch sử hiện đại.

GDP của Trung Quốc liên tục tăng từ 1.900 tỉ USD lên 8.300 tỉ USD trong giai đoạn 1998 – 2014. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng tăng từ 2,2% lên 12,2% trong tổng chi tiêu toàn cầu giai đoạn 1994 – 2015. Bắc Kinh đã thâu tóm được nhiều tính năng quân sự tiên tiến hơn bao giờ hết trong khi vẫn phát triển nền tảng kinh tế để tác động đến các quốc gia từ Đông Nam Á đến Đông Âu và xa hơn nữa.

Sự phát triển của sức mạnh Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh quân sự, ban đầu một phần bắt nguồn từ những lo ngại rằng Mỹ có thể biến Bắc Kinh thành đối thủ chính trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Song, càng hùng mạnh, Trung Quốc càng không giấu giếm các tham vọng, đe dọa vị thế và ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Tất cả những điều này rốt cuộc buộc Mỹ phải có những chính sách đối phó sắc bén và mạnh mẽ hơn, dù dưới hình thức Chiến lược bù đắp thứ ba nhằm đáp trả các khả năng chống tiếp cận khu vực của Trung Quốc hay áp thuế nhập khẩu cao hơn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh.

Nguồn gốc thực sự của chiến tranh lạnh Mỹ - Trung - Hình 3

Mỹ thoát khỏi bế tắc cách nào?

Hiện có nhiều ẩn ý về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Trước hết, chẳng có nhiều điều Mỹ có thể làm trong thực tế để xoa dịu hay trấn an các lãnh đạo Trung Quốc. Trừ khi Washington rút các lực lượng quân sự về Hawaii và bỏ mặc các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương, đồng thời ngưng ủng hộ các giá trị dân chủ họ đang theo đuổi ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ vẫn tin rằng mục tiêu chính của Mỹ là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ.

Quan điểm này không hoàn toàn sai, nhưng bị phóng đại và nó không chỉ bắt nguồn từ những hành động của chính phủ Mỹ. Các biện pháp xây dựng lòng tin có chỗ đứng trong quan hệ Mỹ – Trung, nhưng Washington sẽ không thuyết phục được Bắc Kinh tin sự hiện diện của họ nhằm tạo ra sự ổn định và các mục tiêu của họ là vô hại.

Thứ hai, nếu Mỹ vẫn không sẵn sàng nhượng lại Bắc Kinh một phạm vi ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương, họ cần phải tăng cường các hệ thống phòng thủ trong khu vực bằng cách củng cố cấu trúc an ninh khu vực cũng như các khả năng bảo vệ chủ quyền của chính mình. Vài năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ của các thỏa thuận an ninh song phương, ba bên và đôi khi bốn bên giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực cũng như những nỗ lực nâng cấp các liên minh song phương của Washington.

Đây thực sự là những bước đi tích cực, nhưng cho đến nay chúng không làm thay đổi đáng kể các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và xa hơn ở nước ngoài, cũng như không đảo ngược những thay đổi bất lợi trong cán cân quyền lực khu vực.

Trong Chiến tranh Lạnh, chỉ khi Washington thể hiện sự sẵn sàng duy trì hiện trạng ở Tây Berlin và Tây Âu xét theo phạm vị rộng hơn, tình hình mới rơi vào thế bế tắc. Sự khác biệt giữa châu Âu vào cuối những năm 1940 và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay là rất lớn, nhưng những điểm tương tự mang tới một bài học trọng yếu cho các nhà hoạch định chính sách ngày nay: Các thỏa thuận an ninh mạnh mẽ với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự đáng gờm của Mỹ có thể làm tăng cảm giác đối kháng và nghi ngờ, nhưng chúng không thể thiếu để giữ gìn hòa bình.

Thứ ba, các quan chức Mỹ phải hiểu rằng, sự cạnh tranh là cả về địa chính trị và ý thức hệ. Đương đầu với thách thức này, họ cần phải quả quyết hơn trong việc bảo vệ nền dân chủ ở quê nhà cũng như thúc đẩy các giá trị tương tự một cách mạnh mẽ hơn ở châu Á.

Cuối cùng, cách đối phó thích hợp với Trung Quốc chỉ có được nhờ sự ủng hộ rộng rãi và bền vững. Ở Washington hiện phổ biến các tuyên bố về những cách tiếp cận của “toàn chính phủ”, nhưng điều cần đạt được phải ở phạm vị rộng hơn, là cách tiếp cận của “toàn xã hội”, quy tụ sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ đối lập và công chúng Mỹ.

Quy mô và sức mạnh Trung Quốc hiện nay ám chỉ các vấn đề họ gây ra với Mỹ sẽ không sớm biến mất. Để có được sự ủng hộ của “toàn xã hội”, các quan chức Mỹ cần nhận thức đúng đắn về bản chất của thách thức, giải thích rõ việc đối phó với Trung Quốc ra sao sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ một thế giới dân chủ, tương đối ổn định và cởi mở như thế nào. Tương tự như trong Chiến tranh Lạnh, Washington sẽ cần một chiến lược rộng lớn và bền bỉ.

Tuấn Anh

Theo VNN

Thủ tướng Singapore thúc giục TQ "thể hiện vai trò lớn hơn"

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tối 31/5 đã có bài diễn văn quan trọng, khai mạc diễn đàn Đối thoại Shangri-La, theo Strait Times.

Mở đầu bài phát biểu, ông Lý Hiển Long nói rằng, Đông Nam Á bắt đầu trở thành sân chơi của các nước lớn từ thời Singapore trở thành tiền đồn buôn bán của người Anh khoảng 200 năm trước cho đến thời Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ 20. Ông Lý cũng gợi lại về lịch sử Đông Nam Á qua những cuộc chiến tranh và những giai đoạn bị chia rẽ.

Sau đó ông nêu ra viễn cảnh về cục diện chiến lược hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông, thế giới đang đứng ở bước ngoặt, xu thế toàn cầu hóa đang bị đe dọa và căng thẳng giữa Mỹ-Trung leo thang.

"Giống như tất cả mọi người, chúng tôi ở Singapore rất lo lắng. Chúng tôi tự hỏi tương lai sẽ ra sao và làm thế nào các nước có thể cùng nhau tìm ra biện pháp duy trì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới", ông Lý phát biểu.

Thủ tướng Singapore thúc giục TQ thể hiện vai trò lớn hơn - Hình 1

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu khai mạc hội nghị Shangri La 2019. Ảnh: Strait Times

Thủ tướng Singapore cũng thúc giục Trung Quốc "nên thể hiện vai trò lớn hơn" nhằm xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm và hào hiệp, không cần phải sợ hãi.

Như vậy, Trung Quốc sẽ được tôn trọng như một cường quốc đáng tin cậy để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định khu vực. Trên cơ sở đó, ông cho rằng Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp thông qua ngoại giao và thỏa hiệp hơn là ép buộc hoặc đe dọa dùng vũ lực, đồng thời tôn trọng lợi ích và quyền lợi cốt lõi của các quốc gia khác.

Nói về sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc hiện nay, ông Lý cho rằng cuộc đối đầu giữa hai cường quốc là "không thể tránh khỏi về mặt chiến lược".

"Mỹ vẫn là nước mạnh nhất trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ vẫn luôn đổi mới và mạnh mẽ nhất, và về quân sự thì vượt trội các nước khác. Mỹ lo lắng về việc Trung Quốc sẽ bắt kịp, nhưng dù Bắc Kinh có thể đi trước Washington trong một số lĩnh vực, sẽ phải mất nhiều năm nữa để nước này ngang hàng với Mỹ", ông nói.

"Sẽ là tự nhiên khi hai cường quốc tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng, nhưng cạnh tranh không nên kéo theo xung đột. Chúng tôi hy vọng Mỹ-Trung sẽ tìm thấy một hướng cạnh tranh mang tính xây dựng, nhưng đồng thời cũng hợp tác cùng nhau trong các vấn đề lớn vì lợi ích chung và tầm quan trọng trên toàn cầu", ông nhấn mạnh

Khi nói về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các tổ chức đa phương khác, ông Lý cho rằng hiện Mỹ đã mất niềm tin vào WTO.

"WTO là một trong những thể chế chính trong trật tự toàn thế giới sau chiến tranh, nhưng bây giờ nó gần như bị tê liệt và cần nhanh chóng thay đổi. Mỹ hiện nay hành động đơn phương, áp đặt việc thuế quan và trừng phạt thương mại ngoài khuôn khổ quy định của WTO. Nước này cũng ưu tiên cho đàm phán các thỏa thuận song phương 1-1 với các nước nhỏ. Điều này sẽ tạo lợi thế cho Mỹ bằng việc mang lại lợi ích lớn hơn trong các tranh chấp, hơn là lợi ích của việc duy trì hệ thống đa phương", Thủ tướng Singapore cho biết.

Ông Lý cho biết, những nước nhỏ như Singapore khó có thể gây ảnh hưởng đến các cường quốc, nhưng không phải là không có vai trò gì. Theo ông, các nước nhỏ hơn có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế, tăng cường hội nhập khu vực và xây dựng các thể chế đa phương. Theo ông, các nước nên hợp tác đa phương để có thể đóng góp cho sự thịnh vượng và an ninh của khu vực, chẳng hạn như dự án Vành đai Con đường (BRI).

"Bằng cách này, chúng ta có thể tăng cường ảnh hưởng với tư cách một nhóm quốc gia, và nâng cao vị thế tập thể về các vấn đề quan trọng như thương mại, an ninh hoặc công nghệ", ông nhận định.

"Khi các nhóm quốc gia tăng cường hợp tác kinh tế, họ sẽ tăng cường không chỉ sự thịnh vượng chung mà còn cả an ninh tập thể. Với trách nhiệm lớn hơn đối với thành công của nhau, các nước nhỏ sẽ có động lực lớn hơn để duy trì trật tự quốc tế có lợi cho nhiều quốc gia lớn lẫn nhỏ", Thủ tướng Singapore kết luận.

Tuấn Trần

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sậpTìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập
13:22:42 09/04/2025
Hải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứngHải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứng
06:03:12 09/04/2025
EU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của MỹEU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của Mỹ
20:03:33 09/04/2025
Tài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuếTài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuế
20:07:38 09/04/2025
Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"
22:35:52 09/04/2025
Chấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung QuốcChấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung Quốc
10:12:39 09/04/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuếTổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuế
07:52:55 10/04/2025
Mỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc giaMỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc gia
07:00:35 09/04/2025

Tin đang nóng

Người tố mẹ bé Bắp ăn chặn tiền từ thiện đã gửi đơn đến công anNgười tố mẹ bé Bắp ăn chặn tiền từ thiện đã gửi đơn đến công an
16:12:18 10/04/2025
Bạn trai hôn ở 1 vị trí khiến cô gái bất ngờ phải vào viện cấp cứu: Bác sĩ nói phải bỏ ngayBạn trai hôn ở 1 vị trí khiến cô gái bất ngờ phải vào viện cấp cứu: Bác sĩ nói phải bỏ ngay
14:23:45 10/04/2025
MV Bắc Bling của Hoà Minzy đã biến mất khỏi top trendingMV Bắc Bling của Hoà Minzy đã biến mất khỏi top trending
17:13:04 10/04/2025
11 chị gái góp tiền mua nhà, tổ chức đám cưới cho em trai duy nhất11 chị gái góp tiền mua nhà, tổ chức đám cưới cho em trai duy nhất
16:25:59 10/04/2025
Sao võ thuật từng là "ông trùm thế giới ngầm": Địa vị trong giới thế nào mà ai nghe tên cũng sợ hãi? (P1)Sao võ thuật từng là "ông trùm thế giới ngầm": Địa vị trong giới thế nào mà ai nghe tên cũng sợ hãi? (P1)
15:54:15 10/04/2025
Cô gái Quảng Ngãi 'múa tay ra tiền' tiết lộ lý do không mở nắp chai, bê vác nặngCô gái Quảng Ngãi 'múa tay ra tiền' tiết lộ lý do không mở nắp chai, bê vác nặng
18:31:08 10/04/2025
H'Hen Niê nghi ngờ chồng vì có biểu hiện lạH'Hen Niê nghi ngờ chồng vì có biểu hiện lạ
17:09:36 10/04/2025
Nóng nhất MXH: Lý Dịch Phong mặt dày "lách luật", trơ trẽn trở lại sau khi bị bắtNóng nhất MXH: Lý Dịch Phong mặt dày "lách luật", trơ trẽn trở lại sau khi bị bắt
15:50:44 10/04/2025

Tin mới nhất

Thuế quan của Mỹ: EU hoan nghênh quyết định ngừng áp thuế

Thuế quan của Mỹ: EU hoan nghênh quyết định ngừng áp thuế

18:43:45 10/04/2025
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng lên tiếng ủng hộ hướng đi mới của Mỹ, nhấn mạnh rằng châu Âu và Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại cùng có lợi, đồng thời kêu gọi tiếp tục đàm phán thay vì phản ứng gay gắt.
Bước đảo chiều cần thiết

Bước đảo chiều cần thiết

18:36:27 10/04/2025
Quyết định trên đã giúp xoa dịu phần nào những lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện, mở ra không gian rộng hơn cho các cuộc đàm phán thương lượng giữa Mỹ và các đối tác thương mại.
Nhìn lại một tuần thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo vì chính sách thuế quan

Nhìn lại một tuần thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo vì chính sách thuế quan

18:31:18 10/04/2025
Ông Joe Tigay, quản lý danh mục đầu tư tại Quỹ Rational Equity Armor, bình luận: "Tuần này thực sự là một chuyến tàu lượn". Ông nói rằng tình hình gợi nhớ đến thời điểm thị trường biến động mạnh trong đại dịch.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc phản ứng thế nào trước làn sóng thuế quan mới?

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc phản ứng thế nào trước làn sóng thuế quan mới?

18:16:40 10/04/2025
Tuy nhiên, thay vì lùi bước, Trung Quốc vào ngày 7/4 đã tiếp tục nâng thuế đối với hàng hóa từ Mỹ lên 84%. Động thái này được xem như một lời khẳng định rằng Bắc Kinh sẵn sàng phản ứng tương xứng trong căng thẳng thương mại kéo dài.
Chiến thắng 30/4 là nguồn sức mạnh phát triển của Việt Nam

Chiến thắng 30/4 là nguồn sức mạnh phát triển của Việt Nam

17:24:10 10/04/2025
Độc lập, tự chủ và chủ nghĩa đa phương đã trở thành trụ cột chính của quá trình ra quyết định quốc gia và quốc tế, góp phần to lớn giúp Việt Nam đạt được sự phát triển kinh tế cũng như vị thế toàn cầu.
Gần 8 triệu người Nam Sudan đối mặt với khủng hoảng do nạn đói

Gần 8 triệu người Nam Sudan đối mặt với khủng hoảng do nạn đói

17:20:51 10/04/2025
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), khoảng 7,7 triệu người Nam Sudan đang đối mặt với nạn nói cấp độ 3, được định nghĩa là khủng hoảng, khẩn cấp hoặc thảm khốc . Con số này gần đạt mức cao kỷ lục.
Trung Quốc khuyến khích sinh viên, cử nhân nhập ngũ

Trung Quốc khuyến khích sinh viên, cử nhân nhập ngũ

16:25:37 10/04/2025
Thông báo cũng khuyến khích tạo ra môi trường tuyển dụng hấp dẫn bằng cách dựng quầy thông tin tuyển dụng dọc theo lối đi chính của khuôn viên trường đại học, trong căng tin và khu vực ký túc xá.
Ukraine tiết lộ tiến trình đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Ukraine tiết lộ tiến trình đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

16:23:27 10/04/2025
Trong khi đó, đánh giá về thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine, Ủy viên phụ trách vấn đề mở rộng của Liên minh châu Âu (EU) Marta Kos bày tỏ hy vọng thỏa thuận khoáng sản không trở thành rào cản gia nhập EU của Kiev.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác bỏ việc luận tội Bộ trưởng Tư pháp

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác bỏ việc luận tội Bộ trưởng Tư pháp

16:20:57 10/04/2025
Phán quyết của tòa ngay lập tức phục chức cho ông Park Sung Jae gần 4 tháng sau khi ông bị Quốc hội luận tội về cáo buộc hỗ trợ ông Yoon Suk Yeol trước và sau quyết định ban bố thiết quân luật.
Tổng thống Trump 'xuống thang' thuế quan: Hé lộ diễn biến kịch tính ở hậu trường

Tổng thống Trump 'xuống thang' thuế quan: Hé lộ diễn biến kịch tính ở hậu trường

15:22:25 10/04/2025
Nhiều cố vấn và quan chức cấp cao nhất của ông Trump không biết về sự thay đổi lớn này trong chính sách cho đến phút cuối, bởi vì mới sáng 9/4, tổng thống vẫn ám chỉ rằng ông sẽ tuân thủ kế hoạch trước đó của mình.
Tướng Mỹ ủng hộ USAID tiếp tục tài trợ cho khu vực quần đảo Thái Bình Dương

Tướng Mỹ ủng hộ USAID tiếp tục tài trợ cho khu vực quần đảo Thái Bình Dương

15:19:18 10/04/2025
Ngày 9/4, Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tiếp tục tài trợ cho khu vực quần đảo Thái Bình Dương.
Thuế quan của Mỹ: G7 thảo luận về phản ứng với thuế Mỹ

Thuế quan của Mỹ: G7 thảo luận về phản ứng với thuế Mỹ

15:17:46 10/04/2025
Người đứng đầu ngành ngoại giao Peru cũng đã yêu cầu phía Mỹ mở lại đàm phán không chỉ về thuế mà còn về các vấn đề thương mại rộng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày

Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày

Sức khỏe

20:20:34 10/04/2025
Và điều nguy hiểm nhất: bạn có thể đang sống chung với tình trạng này mà hoàn toàn không biết. Cho đến khi cơn đau trở thành cố hữu, và mọi nỗ lực vận động đều trở nên vô ích - nếu không được xử lý đúng cách.
Hoa hậu Vbiz rộ tin chi chục tỷ mua chứng khoán: "Tôi tiêu tiền của bạn trai không có nghĩ và cũng không có tiếc"

Hoa hậu Vbiz rộ tin chi chục tỷ mua chứng khoán: "Tôi tiêu tiền của bạn trai không có nghĩ và cũng không có tiếc"

Sao việt

20:20:13 10/04/2025
Không còn tham gia quá nhiều hoạt động giải trí, Mai Phương Thuý tận hưởng cuộc sống như một phú bà nhờ đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và kinh doanh.
Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt

Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt

Lạ vui

20:18:16 10/04/2025
Hạn hán kỷ lục biến sông Amazon thành sa mạc, buộc người dân đi bộ trên lòng sông. Đây là khoảnh khắc khác lạ được Musuk Nolte ghi lại và đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới.
Bi kịch dồn dập đến với minh tinh hạng A có con gái 17 tuổi bị bắt cóc và sát hại dã man

Bi kịch dồn dập đến với minh tinh hạng A có con gái 17 tuổi bị bắt cóc và sát hại dã man

Sao châu á

20:16:51 10/04/2025
Sau khi mất đi con gái Bạch Hiểu Yến, Bạch Băng Băng muốn sinh thêm con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, nhưng không thành công
Bắt quả tang 17 người tụ tập đánh bạc qua mạng tại quán cà phê

Bắt quả tang 17 người tụ tập đánh bạc qua mạng tại quán cà phê

Pháp luật

20:14:08 10/04/2025
Đây là nhóm người tụ tập tại quán cà phê tại xã Tân An Thạnh (huyện Bình Tân) do Ngô Thanh Hùng (SN 1973) làm chủ để đánh bạc ăn thua bằng tiền với hình thức đá gà qua mạng internet.
TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

Tin nổi bật

19:33:35 10/04/2025
Các chỉ đạo này đặc biệt nhấn mạnh việc nghiêm túc đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào

Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào

Netizen

19:05:00 10/04/2025
Mới đây, đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc một người phụ nữ đang nấu ăn trong bếp thì bất ngờ có những biểu hiện bất thường, sau đó ngã quỵ xuống sàn, đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Raphinha cân bằng kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi

Raphinha cân bằng kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi

Sao thể thao

18:29:29 10/04/2025
Barcelona đã đánh bại Borussia Dortmund với tỷ số 4-0 trong trận lượt đi tứ kết Champions League vào sáng nay 10-4, khi cựu ngôi sao Leeds United Raphinha tiếp tục mùa giải phi thường của mình.
Trang Pháp, Lynk Lee...đội nắng 40 độ C tập luyện cho "Chị đẹp Concert"

Trang Pháp, Lynk Lee...đội nắng 40 độ C tập luyện cho "Chị đẹp Concert"

Nhạc việt

18:11:15 10/04/2025
Còn 3 ngày nữa, Chị đẹp Concert chính thức diễn ra. 48 nữ nghệ sĩ vẫn hăng say tập luyện để với mong muốn mang đến cho khán giả những màn trình diễn chỉn chu và hấp dẫn.
Nhan sắc tụt dốc phát hoảng của tiểu diva khiến netizen thốt lên: Tình yêu có thể khiến người ta đau khổ nhường này!

Nhan sắc tụt dốc phát hoảng của tiểu diva khiến netizen thốt lên: Tình yêu có thể khiến người ta đau khổ nhường này!

Nhạc quốc tế

17:17:36 10/04/2025
Sau khi phát hành bản deluxe cho album phòng thu số 7, khán giả càng hiểu hơn về những vụn vỡ bên trong Ariana Grande.
Cận kề ngày 16/3 âm lịch, 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương

Cận kề ngày 16/3 âm lịch, 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương

Trắc nghiệm

16:30:52 10/04/2025
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương khi cận kề ngày 16/3 âm lịch này nhé!