Nguồn gốc phim xác sống trên màn ảnh
Tạo hình zombie miệng đầy máu me, đôi mắt đen ngòm với những bước đi lắc lư gây ám ảnh người xem qua nhiều thập kỷ.
Theo Insider, phim điện ảnh và truyền hình khai thác đề tài zombie ngày càng trở nên phổ biến. Từ cuối năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khán giả đã thưởng thức lại những tác phẩm về xác sống, dịch bệnh, virus. Điều này giúp các phim World War Z, Train To Busan, I Am Legend… được quan tâm trở lại.
Zombie bắt nguồn từ văn hóa Haiti
Thây ma có nguồn gốc từ văn hóa dân gian Haiti và được miêu tả là sinh vật vô hồn do Bokor – phù thủy theo đạo Voodoo điều khiển. Tương truyền, Bokor có khả năng hồi sinh những xác chết và sai khiến chúng. Qua thời gian, hình ảnh xác sống đã quen thuộc ở Mỹ, châu Âu và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt phim bom tấn.
Năm 1968, Night of the Living Dead - tác phẩm đầu tiên xoay quanh chủ đề thây ma ăn thịt người – ra đời. Tiếp theo là White Zombie, bộ phim đã ăn sâu vào văn hóa kinh dị của các thể loại phim phương Tây.
Hình ảnh người chết sống dậy từ những ngôi mộ trong bộ phim Night of the Living Dead. Ảnh: Insider.
Với tác phẩm năm 1968 do George A. Romero đạo diễn và các phần phim tiếp theo, zombie không thể điều khiển người sống hoặc thực hiện điều gì khác ngoài ăn thịt. Romero tạo ra những đặc điểm chính của zombie như bước đi lắc lư, vụng về, khuôn miệng luôn mở để lộ hàm răng sắc nhọn. Dạng zombie “tiến hóa” hơn với khả năng ăn não người được giới thiệu trong phim hài kinh dị The Return of the Living Dead (1985).
Theo Insider, kênh truyền hình Syfy gần đây khởi chiếu loạt phim Day of the Dead mới, được đặt theo tên một trong những phần phim zombie gốc của George A. Romero. Series nêu bật sự thay đổi của zombie qua các thập kỷ. Bằng nhiều cách, nhân vật ngày càng trở nên kinh dị hơn.
Bước phát triển của phim zombie
Trong phim của Romero, con người sẽ biến thành zombie bất kể có bị cắn hay không. Mãi đến năm 1992, ý tưởng về loại virus zombie được giới thiệu trong Dead Alive mới thay cho lời giải thích cách xác sống tồn tại và nhân rộng số lượng.
Ý tưởng này, cùng với những thây ma di chuyển ngày càng nhanh, đã trở nên phổ biến sau thành công của loạt phim Resident Evil và The House of the Dead. Biên kịch của 28 Days Later, Andrew Garland, cho rằng bom tấn Resident Evil chính là tác phẩm đỉnh cao của thể loại này.
Video đang HOT
Nhân vật Alice (Milla Jovovich đóng) chạy trốn khỏi các thây ma trong phim Resident Evil. Ảnh: Bloody.
“Có thể 28 Days Later làm hồi sinh dòng phim zombie ở khía cạnh nào đó. Nhưng công bằng mà nói, tôi nghĩ công sức lớn nhất phải thuộc về Resident Evil. Tôi đã xem Resident Evil rất nhiều lần và nghĩ: ‘Chúa ơi, tôi yêu thây ma! Tôi đã quên mất mình yêu thây ma đến nhường nào. Chúng thật tuyệt!”, Garland chia sẻ trên Huffington Post.
Doanh thu phần Resident Evil đầu tiên là 102 triệu USD, sau đó tăng lên 130 triệu USD cho phim tiếp theo. Gần nhất, tác phẩm Resident Evil: The Final Chapter được ghi nhận thu về 312 triệu USD tiền vé. Thương hiệu xác sống đã giúp minh tinh Milla Jovovich – nữ chính của phim – gầy dựng chỗ đứng vững chắc ở Hollywood.
Với thể loại truyền hình, The Walking Dead cũng gây ấn tượng không kém.
Sự khác biệt
Tạo hình zombie ở thế kỷ 20 khác với thế kỷ 21, hơn nữa zombie trong các phim khác nhau của hiện tại cũng có ngoại hình không giống nhau do khâu hóa trang, hiệu ứng công nghệ. Ví dụ, zombie trong The Walking Dead được lột tả như dạng quái vật, còn thây ma ở Train To Busan giống con người.
Todd Masters – nghệ sĩ trang điểm làm việc trên trường quay Day of the Dead – phát biểu: “Đội ngũ hóa trang chúng tôi đã dành nhiều thời gian và công sức sáng tạo nên các loại zombie. Tuy nhiên, chúng tôi không được vận dụng trong Day of the Dead. Chúng tôi thích những phim zombie của Italy vì không phải tất cả xác sống đều giống nhau. Chúng có ngoại hình lộn xộn, trông thú vị hơn”.
Zombie trong Day of the Dead chiếu trên Syfy được nhận xét giống quái vật. Ảnh: Sergei Bachlakov.
Hình ảnh zombie xuất hiện ở tất cả thể loại phim, kịch. Zomie được đưa vào phim hài The Return of the Living Dead vào năm 1985, và câu chuyện tình yêu trong My Boyfriend’s Back năm 1993. Loạt tác phẩm xác sống khác được đánh giá ấn tượng bao gồm Shaun of the Dead và Warm Bodies.
Với phim truyền hình, xác sống trở thành nhân vật trung tâm. Trong iZombie hay Santa Clarita Diet, khán giả cảm thấy mãn nhãn khi chứng kiến những zombia miệng đầy máu me, mắt đen ngòm, không ngừng chiến đấu để trở thành quái vật.
Theo Insider, Army of the Dead nằm trong top 10 phim gốc được xem nhiều nhất Netfix, đồng thời sở hữu dạng thây ma tiên tiến nhất từ trước đến nay. Army of the Dead không chỉ có cảnh săn đuổi con người mà chính thây ma cũng giao tiếp với nhau như bầy thú.
Đạo diễn phim là Zack Snyder, chia sẻ: “Tôi muốn thây ma hiểu và thông cảm cho nhau. Tôi thích ý tưởng zombie không chỉ giết người, chúng xuất hiện để thay thế con người theo cách nào đó, giống như kiểu cuối cùng cũng có một hành tinh dành cho người chết”.
Insider dự đoán trong tương lai, nhiều khả năng zombie tiến hóa trở lại làm con người trên màn ảnh rộng. Xu hướng này thực tế từng xảy ra với các quái vật mang tính biểu tượng khác, từ người ngoài hành tinh đến ma cà rồng.
5 cảnh ghê rợn nhất dòng phim xác sống: Ói ra nội tạng chưa đáng sợ bằng ân ái với zombie
Kể từ khi ra đời vào năm 1978, thể loại zombie luôn là những tác phẩm rùng rợn và gây ám ảnh bậc nhất màn ảnh.
Nguyên nhân giúp dòng phim xác sống trở nên hấp dẫn chính là việc kết hợp khéo léo giữa thể loại hành động và kinh dị. Tùy thuộc vào ý đồ đạo diễn, mỗi tác phẩm sẽ mang đến những phân đoạn máu me, rùng rợn hay rượt đuổi, bắn giết mãn nhãn. Điều này giúp thể loại này có lượng fan đông đảo nhất định sau hàng chục năm.
1. Em bé zombie trong Dawn of the Dead (2004)
Nếu thấy thai nhi zombie trong Army of the Dead (2021) đáng sợ thì hình ảnh em bé zombie sẽ còn gây ám ảnh hơn nhiều. Ý tưởng này đã được Zack Snyder sử dụng trước đây trong Dawn of the Dead từ tận năm 2004. Tác phẩm remake từ bộ phim kinh điển cùng tên của George A. Romero xoay quanh một nhóm người sống sót trốn trong siêu thị giữa đại dịch xác sống.
Trong số này có thai phụ Luda (Inna Korobkina) và chồng là Andre (Mekhi Phifer). Họ che giấu việc Luda bị cắn với nhóm và âm thầm sinh ra đứa bé. Trí tưởng tượng của Zack Snyder kết hợp cùng bộ não điên rồ của James Gunn đã tạo ra một đứa trẻ zombie với vẻ ngoài ám ảnh tột độ. Cái kết phim còn đáng sợ hơn khi cả nhóm buộc phải sát hại hết gia đình ba người này.
2. Trận chiến trên toa xe trong Train To Busan (2016)
Cho đến thời điểm hiện tại, Train to Busan vẫn là một trong những bộ phim zombie xuất sắc nhất của điện ảnh Hàn Quốc và cả thế giới. Ý tưởng đại dịch xác sống bùng phát trên không gian chật hẹp và di chuyển liên tục của chiếc tàu hỏa tạo ra nhiều cảnh phim ấn tượng.
Trong đó, mãn nhãn và kịch tính nhất chính là đoạn Seo Seok Woo (Gong Yoo), Yoon Sang Hwa (Ma Dong Seok) và Min Yong Guk (Choi Woo Shik) liên tục chiến đấu với zombie qua các toa tàu để tìm đến người thân. Cảnh phim là sự kết hợp tuyệt vời giữa hành động, kinh dị và cảm xúc. Đáng buồn hơn là đến cuối phim, không ai trong số họ sống sót.
3. Đàn zombie trèo tường trong World War Z (2013)
Bom tấn của Brad Pitt mang tới một trong những chủng loại zombie đáng sợ nhất màn ảnh rộng với tốc độ kinh hoàng, khả năng sống sót khó tin khi từng mảnh cơ thể vẫn có thể tự di chuyển. Đặc biệt, sự điên cuồng khi bị kích thích của chúng khiến người xem phải lạnh tóc gáy.
Trong World War Z , Israel đã thành công trong việc ngăn cản zombie bằng một bức tường khổng lồ cao hàng chục mét. Thế nhưng, hàng phòng ngự tưởng chừng chẳng thể bị xuyên thủng này lại lại sụp đổ trước cơn khát máu của lũ thây ma.
Khi bị âm thanh kích thích, hàng nghìn zombie dẫm đạp lên nhau để tạo ra một ngọn núi vượt qua hẳn bức tường. Chúng vẫn sống sót sau khi ngã từ độ cao hàng chục mét xuống đất và nhanh chóng biến những nạn nhân xấu số trở thành đồng loại trong nháy mắt.
4. Ói ra nội tạng trong City Of The Living Dead (1980)
Thập niên 1980 là thời điểm nhiều nhà làm phim trên thế giới thử nghiệm nhiều ý tưởng mới lạ với dòng phim zombie. Trong đó, đạo diễn Ý Lucio Fulci là người tiên phong với bộ ba Gates of Hell . Trong phần phim đầu tiên City Of The Living Dead , chàng phóng viên Peter (Christopher George) kết hợp cùng "bà đồng" Mary (Catriona MacColl) để ngăn chặn một đại dịch xác sống.
Hóa ra, căn bệnh không đến bởi virus mà từ sức mạnh tâm linh khi Cha Thomas (Fabrizio Jovine) tự sát để có thể mở cánh cổng địa ngục và sử dụng sức mạnh ma quỷ để tiêu diệt con người. Cảnh đáng sợ nhất phim là khi gã phô diễn sức mạnh với cặp tình nhân trẻ Rose và Tommy.
Khi cả hai đang âu yếm trong xe, Rose bất ngờ thoáng thấy Cha Thomas nhìn mình chằm chằm. Cô bỗng nhiên khóc ra máu, từ từ ói sạch nội tạng rồi xé toạc bộ não của Tommy ra khỏi hộp sọ.
5. Làm tình với zombie trong Dead Snow 2: Red vs. Dead (2014)
Kết hợp thể loại hài và sự máu me rùng rợn của zombie biến Dead Snow thành một trong những series sáng tạo nhất dòng phim này. Đến phần hai Dead Snow 2: Red vs. Dead , nhân vật chính Martin (Vegar Hoel) được ghép cánh tay xác sống có khả năng hồi sinh người chết thành những thây ma nghe theo lệnh của anh.
Nhờ đó, chàng sinh viên Na Uy này có thể hồi sinh cả một đội quân zombie Hồng quân Nga để chiến đấu với bầy xác sống Đức Quốc xã. Nhưng đây chưa phải cảnh hay ho nhất phim. Sau khi giành chiến thắng, Martin tìm đến nơi chôn cất bạn gái cũ Hanna (Charlotte Frogner) - người đã chết ở phần trước.
Anh hồi sinh Hanna dưới dạng xác sống rồi hai người... hôn nhau và làm tình trong xe hơi. Phải chăng người yêu, dù đã chết, vẫn là tốt nhất thay vì tìm đến những cô gái trẻ trung, xinh đẹp và còn sống khác chăng?
Người chờ tiêm vaccine tại Philippines được cho xem 'World War Z' Tại một điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 ở Philippines, những người chờ đến lượt đã được chiếu cho xem bộ phim "World War Z". LadBible đưa tin mới đây, người dùng Twitter Hotgirlzizek đã chia sẻ bức ảnh chụp tại phòng chờ một điểm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ở Philippines. Trong ảnh, màn hình lớn tại hội trường nơi những người chưa...