Nguồn gốc meme 2 mẹ con đang gây sốt trên mạng
Họa sĩ Ricardo Caté là tác giả của bức tranh biếm họa về cuộc trò chuyện của hai mẹ con đang gây sốt khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn lớn, dân mạng liên tục chia sẻ ảnh chế về cuộc trò chuyện với hai mẹ con. Trong đó, nhân vật mẹ đặt câu hỏi và đứa con đưa ra câu trả lời bất ngờ, thú vị.
Nhiều người đã chế lại lời thoại của hai mẹ con thành nhiều nội dung, chủ đề khác nhau để “troll”, quảng cáo hay bàn luận về một vấn đề nào đó.
Bức ảnh chế hai mẹ con gây sốt trên các diễn đàn mạng xã hội. Ảnh: Chino de Chavez, ảnh chụp màn hình.
Không chỉ ở Việt Nam, bức biếm họa còn viral ở nhiều nước châu Á như Thái Lan hay Philippines, trở thành meme phổ biến được nhiều người sử dụng.
Một nghệ sĩ khác là Chino de Chavez còn sáng tạo nên phiên bản tranh 3D của hai mẹ con và được dân mạng nhiệt tình ủng hộ.
Vào ngày 15/11, trang fanpage của Tổng lãnh sự quán Philippines tại Iraq sử dụng tác phẩm này với nội dung cảnh báo những người Philippines tìm kiếm việc làm từ những nhà tuyển dụng trái phép.
Với mức độ nổi tiếng của bức hình, dân mạng thích thú khi tìm ra được “cha đẻ” của bức ảnh hài hước. Tác giả của nó là Ricardo Caté – một họa sĩ biếm họa nổi tiếng người Mỹ.
Trong nội dung gốc của bức tranh, người mẹ hỏi đứa con “Hôm nay có học được gì ở trường không?” và đứa con đáp lại “Có nhưng không đủ. Người ta còn muốn con quay lại vào ngày mai”.
Video đang HOT
Bức tranh gốc được ông sáng tác và xuất bản trong chuyên mục Without Reservations của tờ nhật báo Santa Fe New Mexican và Taos Texas.
Mỗi năm, ông sáng tác khoảng 300 tác phẩm cho trang Santa Fe New Mexican.
Ricardo Caté là cha đẻ của bức tranh hai mẹ con nổi tiếng. Ảnh: FBNV.
Những tác phẩm hài hước của Caté chịu ảnh hưởng từ tranh của Don Martin và Sergio Aragonés trên Mad Magazine. Chủ đề ông hướng tới thường là các khía cạnh của cuộc sống người Mỹ bản địa, bình luận về các sự kiện đương thời và lịch sử, mục đích tạo ra tiếng cười dí dỏm, sâu cay.
Bên cạnh là họa sĩ truyện tranh, Caté còn làm nhiều công việc khác nhau như nhà hoạt động xã hội, diễn viên hài, nhà văn, giáo viên, vận động viên, làm phim.
Theo Zing
CĐM ra tay chỉ sau 3 tuần cô gái tìm được mẹ sau 20 năm xa cách
Hai mẹ con xa nhau từ năm cô lên 4 và kể từ đó đã 20 năm, ngày nào cô gái trẻ cũng mong ngóng được tìm lại được đấng sinh thành của mình.
Sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ là nước mắt, là niềm đau của sự xa cách. Người bị tổn thương nhiều nhất trong 1 cuộc chia tay đó chính là những đứa trẻ vì chúng không được sống dưới mái nhà có đầy đủ tình yêu thương của ba mẹ. Phải xa mẹ - người thân yêu nhất từ năm 4 tuổi, cô gái trẻ vẫn đau đáu tìm lại người đã mang nặng đẻ đau ra mình suốt 20 năm qua.
Hôn nhân không hạnh phúc của ba mẹ
Dù đã 23 tuổi nhưng cô gái trẻ Nguyễn Thị Hoài Thương vẫn không mảy may có chút ký ức nào trong đầu về mẹ, ngay cả đến hình dung về mẹ trong cô cũng không rõ ràng. Bởi cô xa mẹ từ nhỏ, 1 đứa trẻ hơn 4 tuổi khó có thể lưu giữ được chút hoài niệm nào ngoài việc cha dắt cô đi và rời xa vòng tay mẹ.
Ngày đó, cha mẹ cô là những lao động tự do, làm nhiều nghề, lang bạt khắp nơi để kiếm sống. Và trong 1 lần tình cờ gặp nhau, cả 2 đã về chung sống. Cha của cô là ông nguyễn Minh Chính, năm nay 63 tuổi, quê ở Tây Ninh, còn mẹ cô là Tiền Thị Lan, 50 tuổi, quê ở Sóc Trăng.
Tấm hình hiếm hoi của cha mẹ năm xưa.
Thương kể rằng khi gặp nhau, cha đã có 2 người con gái còn mẹ có 2 người con trai riêng. Cả 2 đều có điểm chung đó là từng ly dị, nên họ thấu hiểu cho hoàn cảnh của nhau mà chịu về chung sống, không đăng ký kết hôn. Sau đó cha mẹ cô cùng nhau buôn bán ở chợ Bà Hom, quận Bình Tân, TP.HCM.
Đến năm cô 2 tuổi, cha mẹ cô chính thức ly dị. Mẹ cô đưa cô về quê ngoại Sóc Trăng sống. Những ký ức mập mờ trong đầu Thương có lẽ cũng từ lời kể của cha vì chính cô cũng không thể nhớ nổi gương mặt mẹ ngoài đời thực ra sao.
Nỗi đau xa cách mẹ và hành trình tìm kiếm suốt nhiều năm qua
Đến năm Thương 4 tuổi, ông ngoại điện cho cha cô với ý muốn đưa cô về, không cho mẹ cô nuôi nữa. Thương bồi hồi kể lại: "Khi cha xuống đó, mẹ mình đã có thêm một đời chồng và đang chung sống với người đàn ông này. Ông ngoại là người đưa địa chỉ, ra tận bến xe để đón cha về nhà".
Thương tìm mẹ dựa trên những thông tin ít ỏi.
Và đó là khi cô chính thức xa mẹ, trở về Tây Ninh sống với cha cùng chị gái cùng cha khác mẹ. Đến năm lớp 6, Thương phải nghỉ học vì cha bệnh tật, hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Sau đó cô gái trẻ chuyển đến Phú Quốc (Kiên Giang) sống và làm việc rồi lại tiếp tục chuyển đến quận Bình Thạnh (TP.HCM) làm việc đến tay bây giờ.
Cuộc sống đã thay đổi nhiều trong gần 20 năm xa cách người thân nhưng có 1 điều bất biến đó là nỗi niềm đau đáu được tìm thấy và gặp lại người mẹ năm xưa của Thương. Những thông tin để liên lạc cơ bản nhất từ số điện thoại, địa chỉ nhà của mẹ cô, cha cũng không nhớ rõ khiến việc tìm lại mẹ của Thương càng trở nên khó khăn.
Sức mạnh của CĐM giúp Thương tìm lại mẹ sau vài tuần
Mặc dù mẹ đi thêm bước nữa và không nuôi cô, nhưng Thương không hề oán trách mà chỉ mong được tìm lại người mẹ ruột của mình. "Mới đây, cha nói tết này sẽ đưa mình về lại Sóc Trăng tìm mẹ, mình vui lắm! Mình không oán trách gì mẹ và cha, bởi họ đã mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng mình. Mình hiểu có những lý do khiến họ phải chọn con đường tốt hơn cho cả hai, chứ không ai muốn bỏ con...", Thương bộc bạch.
Bằng số thông tin ít ỏi của mình về người chị em và 2 người con trai của mẹ, Thương đăng lên mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ. Câu chuyện của cô gái trẻ nhanh chóng được chia sẻ và chỉ sau 3 tuần, đến ngày 31/10 Thương đã có thông tin về người mẹ ruột.
Thương mừng rỡ chia sẻ: "Do anh ấy thường làm từ thiện, quen biết nhiều, nên chỉ trong một ngày, đã có người liên hệ cung cấp thông tin của dì Vân ở chợ Long Phú. Anh ấy đã đến chỗ dì để gọi video cho mình và dì trực tiếp nói chuyện với nhau. Dì nhận ra mình ngay và kêu lên "con Xíu nè" (tên gọi ở nhà của Thương), vì gương mặt mình rất giống mẹ và không thay đổi nhiều so với lúc còn bé với dị tật ở môi và mũi. Dì khóc luôn làm mình cũng không cầm được nước mắt".
Hiện tại, mẹ cô đang sống cùng gia đình tại Trà Vinh và đầu tháng 11 này cô đã liên lạc được với mẹ, cả 2 mẹ con trò chuyện với nhau trong nước mắt. Hiện tại mẹ cô đang rất khỏe mạnh và có cuộc sống ổn định.
Cô gái trẻ tâm sự: "Thực sự mình không diễn tả được cảm giác này luôn! Mình đã nộp đơn xin công ty để nghỉ phép. Ngày 15 tới đây, mình sẽ về Trà Vinh gặp mẹ. Nếu không có sự chia sẻ rộng rãi, cuộc tìm kiếm hẳn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Mình biết ơn mọi người nhiều lắm, dù tất cả đều là những người xa lạ".
CĐM chúc mừng Thương tìm ra mẹ ruột.
Sau khi giúp đỡ được cô gái trẻ, cư dân mạng cũng vào chúc mừng cô đã tìm được mẹ như ý muốn.
"Mừng cho 2 mẹ con được đoàn tụ".
"Giúp được 2 mẹ con tìm được nhau cảm thấy thật vui, chúc mừng em nhé!"
"Nếu biết đến nhờ cộng đồng mạng sớm hơn thì có phải không phải xa cách mẹ lâu đến vậy không? Dù sao thì cũng chúc mừng bạn nhé!"
Tìm lại được người mẹ thất lạc như 1 phép màu, cô gái trẻ Hoài Thương đã có thể hạnh phúc, mãn nguyện sau hơn 20 năm trời xa cách, tìm kiếm người mang nặng đẻ đau ra mình. Thế mới thấy sức mạnh của cộng đồng mạng không hề nhỏ, đã giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn trong cảnh hoạn nạn.
Theo Ohman
1977 Vlog: Nổi tiếng "trở tay không kịp", nghiệp dư đến nỗi nhiều nơi muốn hợp tác nhưng nói... mình không hiểu gì "Mọi thứ đến với bọn mình một cách nhanh chóng còn bọn mình chưa kịp chuẩn bị gì, quá nhiều lời mời, quá nhiều điều mới lạ ập đến. Bọn mình nghiệp dư đến nỗi nhiều bên đặt vấn đề hợp tác mà người ta nói bọn mình không hiểu gì cả". 4 video, 691 nghìn lượt subscribes, 18 triệu lượt xem và...