Nguồn cung tăng, thị trường hàng hoá nội địa dần sôi động
Sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh, trong những tháng đầu năm nay, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng, khách sạn, hàng quán kinh doanh ăn uống… đã mở cửa trở lại toàn hệ thống, làm sôi động thêm hoạt động thương mại dịch vụ.
Nguồn cung tăng, giá giảm
Ngày 31/03/2022, Siêu thị Tứ Sơn (An Giang) tổ chức Chuyến xe hàng Việt về nông thôn tại thị trấn An Châu, huyện Châu Thành. Đây là hoạt động trong chuỗi 99 chuyến xe lưu động hàng Việt về nông thôn năm 2022, được tổ chức cùng với Lễ phát động “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn năm 2002″ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Sở Công Thương tỉnh An Giang.
Đây là một trong những sự kiện nổi bật trong đầu năm 2022 nhằm cung ứng hàng hóa Việt về khu vực nông thôn cho người tiêu dùng. Đồng thời, giúp thị trường hàng hóa trong nước sôi động hơn.
Theo Bộ Công Thương, việc các cơ sở kinh doanh bán hàng song song cả hình thức trực tiếp và trực tuyến đã khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ gia tăng, tháng 3 đạt 438.000 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%).
Tính chung quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.318.000 tỷ đồng, tăng 4,4%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 1,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2%).
Mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào nhưng theo Bộ Công Thương, sức mua thời gian qua vẫn còn yếu, tiêu thụ hàng hóa của người dân vẫn chủ yếu tập trung vào hàng hóa thiết yếu như: hàng lương thực, thực phẩm, vật phẩm văn hóa giáo dục và phương tiện đi lại. Trong khi các nhóm hàng may mặc và đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đều giảm. Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá của nhiều loại hàng hóa trong năm nay và lạm phát kỳ vọng có thể khiến người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu.
Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, thực hiện hiệu quả các Chương trình bình ổn thị trường, tổ chức kết nối doanh nghiệp phân phối với các nguồn hàng hóa tại từng địa phương, khôi phục hoàn toàn hoạt động các chợ truyền thống, đầu mối nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu.
Video đang HOT
Nguồn cung tăng, thị trường nội địa dần sôi động. Ảnh T.T.
Từ giữa tháng 3, giá một số mặt hàng tươi sống, rau củ quả và một số hàng hóa có chiều hướng tăng do tác động từ chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu tăng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực giữ giá cả các mặt hàng ở mức hợp lý.
Đơn cử, mặc dù chịu khó khăn do nhiều yếu tố đầu vào tăng cao song để hỗ trợ cho người tiêu dùng, từ 2/4, Saigon Co.op đã làm việc với nhà cung cấp để giảm giá khoảng 15-20% cho tất cả các nhóm mặt hàng nhằm chia sẻ áp lực với người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Bên cạnh đó, nhiều năm nay, hàng nhãn riêng Co.op đã được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn do giá cả hợp lý, thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mãi, đa dạng sản phẩm và mẫu mã, đồng thời an tâm về chất lượng. Từ nay đến 14/4, các hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra trên toàn quốc sẽ triển khai chương trình giảm giá với hàng loạt hàng nhãn riêng. Như gạo thơm ST25 Co.op Finest, đường tinh luyện RE Co.op Select 2kg, nước chấm cá cơm siêu tiết kiệm Co.op Happy 5L, dầu nành Co.op Select 5L…
Riêng với mặt hàng xăng dầu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước. Đồng thời, công tác điều hành giá xăng dầu trong nước luôn được Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Tài chính thực hiện nhất quán, đúng quy định tại các Nghị định của Chính phủ.
Theo dõi sát diễn biến cung cầu, có biện pháp điều tiết phù hợp
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương dự báo, cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm phòng tương đối cao, đảm bảo người tiêu dùng có thể tham gia thị trường mua sắm an toàn hơn. Bên cạnh đó, việc mở cửa du lịch trở lại sẽ kích thích mua sắm, tiêu dùng. Triển vọng về tiêu dùng trong nước sẽ sáng sủa hơn do sản xuất phục hồi, người lao động trở lại làm việc, thu nhập gia tăng.
Do đó, Bộ Công Thương định hướng sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá
Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất hợp lý nhằm bình ổn thị trường.Thường xuyên phối hợp với cơ quan báo chí thông tin về nguồn cung các hàng hóa thiết yếu tại thị trường trong nước nhằm cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân, tạo tâm lý ổn định cho người dân và thị trường.
Đối với mặt hàng xăng dầu, do tình hình địa chính trị bất ổn, nguồn cung khan hiếm, sự phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng linh hoạt, hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế của Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu và hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã được giao trong năm 2022 và giao bổ sung theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/02/2022 của Bộ Công Thương để có sự điều hành phù hợp.
Điều hành giá xăng dầu rất cần sự linh hoạt, nhạy bén
Đúng như mong mỏi của người tiêu dùng, doanh nghiệp và giới chuyên gia tâm huyết với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tại Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 với mức giảm từ 700 - 2.000 đồng/lít mỗi loại.
Mua bán xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu Petrolimex trên đường Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Như vậy, từ ngày 1/4 tới, mỗi lít xăng, dầu các loại được giảm tương đương từ 700-2.000 đồng. Điều này thể hiện Quốc hội kịp thời chia sẻ, đồng hành với Chính phủ đưa ra các quyết định thiết thực hỗ trợ đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, từ quyết định này cũng cho thấy, với mỗi vấn đề có ảnh hưởng quan trọng tới quốc kế dân sinh ngoài sự cẩn trọng, các cơ quan quản lý cũng cần sự linh hoạt nhạy bén để nhanh chóng đưa ra các giải pháp giải quyết trong mỗi tình huống.
Có thể nói, để đi tới việc Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022, các bộ ngành liên quan điều hành giá xăng dầu đã phải cân nhắc và đứng trước sức ép của dư luận xã hội. Dư luận xã hội cho rằng các bộ ngành như Công Thương, Tài chính còn thiếu linh hoạt, nhanh nhạy điều hành giá xăng dầu trước biến động của giá cả thế giới, sản xuất trong nước thiếu hụt do 1 trong 2 nhà máy lọc hóa dầu cung cấp giảm công suất và khâu tuyên truyền còn chậm trễ khiến người dân thiếu thông tin để nhìn nhận thấu đáo vấn đề.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, thiết yếu có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Việc giá xăng dầu tăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng của người dân.
Vậy mà có thời điểm người dân, nhất là một số tỉnh, thành phía Nam hoang mang khi nhiều cửa hàng bán xăng dầu treo biển hết hàng với lý do chưa nhập được hàng. Tại nhiều cửa hàng người dân chỉ được mua phân phối với mức 30.000 đồng hay 50.000 đồng mỗi lần mua.
Thiếu thông tin cộng với lo ngại xăng dầu khan hiếm và giá tiếp tục tăng cao nhiều người dân trước mỗi kỳ điều chỉnh giá xăng dầu đã mang can, bình nhựa mua để tích trữ; trong khi mặt hàng này có thể gây ra cháy nổ khi cất giữ không đúng quy định.
Giá xăng dầu tăng cao có lúc tới sát 30.000 đồng/lít khiến nhiều ngành như giao thông vận tải, đánh bắt thủy hải sản tiếp tục rơi vào thua lỗ, bế tắc, nằm bờ sau khi đã yếu mòn sau 2 năm chống chọi với dịch COVID-19. Các loại hàng hóa tại các chợ dân sinh liên tiếp tăng giá, các nhà cung cấp đề xuất tăng giá vào siêu thị bởi giá xăng dầu tăng cao...
Có lẽ, động thái rõ nét nhất trong bối cảnh này là Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và trực tiếp thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành của định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp.
Nhưng dư luận chỉ yên tâm hơn sau khi Phó Thủ Tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, theo thẩm quyền chủ động điều hành giá xăng dầu bảo đảm theo đúng quy định, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Phó Thủ tướng cũng quy trách nhiệm toàn diện về điều hành giá xăng dầu tới 2 bộ này.
Phải 4 ngày sau đó, Bộ Công Thương mới ban hành quyết định giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong Quý II/2022.
Thực tế các Bộ điều hành trực tiếp giá xăng dầu đều cho rằng luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để theo dõi giá xăng dầu thế giới, giá cả trong nước, lạm phát...; từ đó tham mưu, báo cáo các cấp thẩm quyền tìm giải pháp điều hành giá xăng dầu, điều tiết từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu... Nhưng qua 7 kỳ điều chỉnh giá xăng từ đầu năm tới nay có tới 6 lần điều chỉnh tăng; trong đó có kỳ tăng cao nhất tới 3.000 đồng/lít đưa giá xăng lên sát mức 30.000 đồng/lít cộng với các sức ép từ dư luận thì kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu mới được đặt trong chương trình nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vẫn biết, giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước nhưng trước những yếu tố tác động lớn đến đời sống xã hội và đặc biệt, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì dù giảm thu ngân sách, nhưng khi giá xăng dầu ổn định sẽ kích thích sản xuất, tiêu dùng sẽ phần nào bù đắp khoản thiếu hụt này. Và ở góc độ vĩ mô, việc kịp thời kéo giảm giá xăng dầu sẽ góp phần không làm chậm tiến trình của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội vốn đang được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện.
Khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa và vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu thì giá xăng dầu thế giới tăng, giá trong nước tăng theo là tất yếu và dễ hiểu. Vì vậy, việc cần làm là đảm bảo 2 nhà máy lọc hóa dầu đang cung cấp 75% nhu cầu trong nước vận hành hiệu quả. Ngoài ra, đề xuất xây dựng kho dự trữ xăng dầu cũng nên được xem xét, tính toán. Để từ đó chủ động an ninh năng lượng, hạn chế sử dụng công cụ thuế làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách quốc gia.
Chính phủ chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu xăng dầu và điều hành giá bám sát giá thị trường thế giới Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ điều hành giá xăng dầu; bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới. Chính phủ yêu cầu bảo đảm cân đối cung cầu xăng dầu và điều hành giá xăng bám sát giá thị trường thế...