Nguồn cung khí đốt Nga đang dịch chuyển khỏi phương Tây
‘Gã khổng lồ’ năng lượng Gazprom cho biết các lô khí đốt từ Nga đến các quốc gia không thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS), đã giảm hơn 40%.
Trong khi đó, lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc đang tăng lên.
Theo đài RT (Nga), nguồn cung khí đốt tự nhiên của Tập đoàn năng lượng Gazprom cho các quốc gia bên ngoài Cộng đồng các Quốc gia độc lập – bao gồm hầu hết các nước EU – đã giảm 42,6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo cho biết lượng xuất khẩu lên tới 91,2 tỉ mét khối khí đốt, thấp hơn 67,6 tỉ mét khối so với giai đoạn 10 tháng đầu năm 2021.
“Gazprom cung cấp khí đốt theo các hợp đồng đã xác nhận”, Tập đoàn Gazprom sẻ trên kênh Telegram.
Năm ngoái, công ty này đã tăng lượng xuất khẩu khí đốt sang các nước bên ngoài CIS thêm 5,8 tỉ mét khối, lên 185,1 tỉ mét khối. Trong khi đó, lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Power of Siberia đã tiếp tục tăng theo hợp đồng song phương dài hạn. Theo Gazprom, việc giao khí đốt qua đường ống này thường xuyên vượt mức ghi trong hợp đồng hàng ngày.
Gazprom bắt đầu bơm khí đốt đến Trung Quốc qua đường ống dài 3.000 km này vào năm 2019. Còn được gọi là Tuyến đường phía Đông, công suất của Power of Siberia lên tới 61 tỷ mét khối mỗi năm, bao gồm 38 tỷ mét khối xuất khẩu. Moskva và Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập tuyến vận chuyển khí đốt lớn khác qua Mông Cổ mang tên Soyuz Vostok. Gazprom đang hoàn thiện các chi tiết xây dựng cuối cùng cho dự án khổng lồ này.
Hội nghị ngoại trưởng G7 thảo luận nhiều vấn đề 'nóng' toàn cầu
Ngày 3/11, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) bắt đầu cuộc họp 2 ngày tại thành phố Mnster, miền Tây nước Đức.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên G7, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã điều hành hội nghị thảo luận về các vấn đề liên quan đến hợp tác điều phối viện trợ nhân đạo, tài chính và quân sự cho Ukraine trước mùa đông sắp tới. Các vấn đề như khủng hoảng năng lượng, tình hình lạm phát toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng tác động đến kinh tế toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến một cuộc suy thoái, G7 cũng thảo luận các biện pháp chống lạm phát, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng sụp đổ. Hội nghị lần này có tầm quan trọng chiến lược, bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine không chỉ gây ra khủng hoảng sâu sắc đối với toàn châu Âu mà còn là cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu.
Tại hội nghị lần này, Đức đã mời các bộ trưởng ngoại giao của Ghana và Kenya cũng như đại diện của Liên minh châu Phi tham dự. Ghana và Kenya hiện là các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại diễn đàn này, các bên cũng sẽ thảo luận về an ninh lương thực và năng lượng cùng các cuộc xung đột khu vực.
Trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Đức Baerbock đã tham dự "Diễn đàn Tương lai Đức - Mỹ" với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken. Sau đó, bà và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht và người đồng cấp Nhật Bản Yasukazu Hamada tham gia theo hình thức trực tuyến, tiến hành đối thoại an ninh 2 2 nhằm tăng cường hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Chi phí sạc xe điện ở Italy đắt hơn tiền mua xăng Tuần trước, cổng thông tin người tiêu dùng Facile.it đưa tin chi phí sạc một chiếc ô tô điện ở Italy sẽ tăng hơn 161% so với một năm trước do giá điện tăng cao. Ảnh minh họa: Getty Images "Do giá năng lượng tăng, trong một số trường hợp, sạc một chiếc ô tô điện còn sẽ đắt hơn tiền đổ xăng...