Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc: Triển vọng và rủi ro

Theo dõi VGT trên

Nga phụ thuộc quá mức vào thị trường dầu Trung Quốc có thể gây thách thức, khi Bắc Kinh tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc: Triển vọng và rủi ro - Hình 1
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 24/9, gần đây tập đoàn Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã có thỏa thuận tăng cường cung cấp khí đốt thông qua đường ống “Power of Siberia 1″ lên công suất tối đa. Thỏa thuận này không chỉ là một dấu hiệu hợp tác năng lượng chặt chẽ giữa Mosva và Bắc Kinh, mà còn phản ánh bối cảnh kinh tế phức tạp, trong đó Nga tìm kiếm nguồn doanh thu mới trong khi Trung Quốc cần một nguồn cung cấp năng lượng ổn định giữa bối cảnh gián đoạn toàn cầu.

Trong kỷ nguyên bất ổn của thị trường năng lượng toàn cầu, vai trò của khí đốt Nga đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc.

Tăng trưởng kinh tế bền vững và quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh hơn đã làm tăng nhu cầu về nguồn cung năng lượng đáng tin cậy.

Tuy nhiên, mặc dù Gazprom có những con số ấn tượng về nguồn cung, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa nguồn cung. Ngoài “Power of Siberia”, Bắc Kinh đang tìm kiếm các nguồn cung cấp khác từ Turkmenistan và Qatar, cũng như mở rộng đáng kể khả năng sản xuất LNG ( khí tự nhiên hóa lỏng).

Rủi ro với Nga

Video đang HOT

Đối với Nga, thị trường phía Đông không chỉ là một hướng phát triển mới mà còn là một “kênh cứu sinh” tiềm năng. Các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là sau năm 2022, đã khiến Moskva buộc phải chuyển hướng sang Trung Quốc. Dự báo về việc tăng khối lượng xuất khẩu lên 38 tỷ mét khối là một dấu hiệu lạc quan, nhưng câu hỏi quan trọng là: nhu cầu này liệu có bền vững?

Trung Quốc, với tư cách là một đối tác thực dụng, không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà cung cấp. Chiến lược đa hướng của nước này có thể dẫn đến sự cạnh tranh đối với Gazprom tại một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Ngay cả khi các số liệu cho năm 2023 và 2024 có vẻ khả quan, việc chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc vẫn là một rủi ro lớn, nhất là khi có những thay đổi tiềm ẩn trong chính sách của Bắc Kinh.

Các dự án cơ sở hạ tầng như “Power of Siberia 1″ và “Power of Siberia 2″ tiềm năng yêu cầu các khoản đầu tư khổng lồ, nhưng không thể thiếu sự bảo đảm về hoàn vốn. Một số yếu tố rủi ro có thể tác động đến kế hoạch này bao gồm:

Thứ nhất, biến động giá khí đốt và nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc: Những thay đổi trong xu hướng toàn cầu có thể làm biến động giá khí đốt, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

Thứ hai, nguy cơ nợ của Nga: Nếu không đa dạng hóa hiệu quả thị trường của mình và vẫn quá phụ thuộc vào một khách hàng mua lớn, Nga có thể rơi vào bẫy nợ.

Thứ ba, áp lực từ các dự án đường ống khác: Tốc độ xây dựng các đường ống khác như “Power of Siberia 2″ và dự án qua Mông Cổ cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp và tính cạnh tranh.

Tóm lại, triển vọng kinh tế của Gazprom tại Trung Quốc có vẻ hứa hẹn trong ngắn hạn nhưng chứa đựng một số thách thức trong dài hạn. Mặc dù gia tăng nguồn cung khí đốt cho Trung Quốc là điều cần thiết cho nền kinh tế Nga, nhưng vẫn còn những điểm yếu chiến lược do thiếu các thị trường xuất khẩu lớn khác và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ở khu vực châu Á.

Đầu tư cho năng lượng xanh xác nhận xu thế tương lai

Năm 2022, tổng số vốn đầu tư vào ngành năng lượng xanh đã vượt 1.000 tỷ USD, lần đầu tiên số vốn rót vào ngành này ngang bằng các khoản chi tiêu dành cho nhiên liệu hóa thạch.

Đầu tư cho năng lượng xanh xác nhận xu thế tương lai - Hình 1
Nhà máy điện gió ở Eaglesham Moor, Scotland. Ảnh: AFP/TTXVN

Cột mốc kép

Năm 2022, hệ thống năng lượng của thế giới đã xác lập một cột mốc kép trong quá trình khử cacbon. Dữ liệu mới nhất do nhóm nghiên cứu năng lượng sạch BloombergNEF công bố cho thấy đây là năm đầu tiên mà tổng mức đầu tư của thế giới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tương đương với tổng mức đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch.

Tờ The Time dẫn dữ liệu của BloombergNEF cho biết năm 2022, đầu tư vào các phân khúc dầu mỏ và khí đốt ở thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn cộng với dòng tiền chảy vào sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch không có công nghệ giảm phát thải, đạt 1.100 tỷ USD. Trong cùng thời gian, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, giao thông điện khí hóa, lưu trữ năng lượng và các công nghệ khác cũng đạt 1.100 tỷ USD.

Ở một góc độ khác, năm 2022 còn chứng kiến một cột mốc nữa khi đây là năm đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng khử cacbon vượt quá con số 1.000 tỷ USD. Nếu so với mức hơn 250 tỷ USD của năm 2021, rõ ràng một bước nhảy vọt đã được tạo ra, hơn nữa còn là bước nhảy vọt lớn nhất từ trước tới nay. Hai lĩnh vực là năng lượng tái tạo và giao thông điện khí hóa đã hấp thụ phần lớn trong số hơn 1.000 tỷ USD đó.Hai lĩnh vực này được thúc đẩy nhờ số lượng các nhà máy điện gió và điện mặt trời được xây dựng tăng vọt, với tổng công suất lên tới 350 Gigawatt cùng hơn 10 triệu chiếc xe điện được bán ra trên toàn cầu.

Tuy nhiên, phải thấy rằng mặc dù năng lượng tái tạo đã chứng kiến mức đầu tư kỷ lục trong năm 2022, nhưng phương tiện giao thông điện khí hóa lại đang phát triển với tốc độ nhanh hơn. Xe điện chở khách chiếm phần lớn số tiền đầu tư vào giao thông vận tải (380 tỷ USD). Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa là năm 2022, tất cả dòng vốn đều chảy vào xe điện chở khách. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng sạc pin công cộng đạt 24 tỷ USD, trong khi gần 23 tỷ USD được chi cho việc phát triển xe điện loại 2 và 3 bánh. Bên cạnh đó, xe buýt điện được đầu tư 15 tỷ USD và cho các loại xe điện thương mại khác như xe tải là 8 tỷ USD.

Ngoài ra, qua theo dõi, BloombergNEF phát hiện sáu lĩnh vực khác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng cũng được đầu tư kỷ lục vào năm ngoái, trừ hạt nhân. Dù là nhỏ nhất để đầu tư, nhưng hai lĩnh vực là thu hồi carbon và hydro cũng đạt thành tích hết sức ấn tượng. Cụ thể: 6,3 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực thu hồi carbon, tăng gần gấp 3 so với năm 2021 trong khi đầu tư cho hydro tăng hơn 3 lần, lên trên 1 tỷ USD. Trong nửa thập kỷ qua, cả hai công nghệ này đều được kỳ vọng, nhưng chưa tạo ra sức hút, hiện đã được đầu tư mạnh mẽ. Dẫu vậy, chúng vẫn cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Trên 1.000 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực khử carbon rõ ràng là một con số đầy ý nghĩa. Nhưng để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo BloombergNEF, thế giới cần phải ngay lập tức tăng gấp ba lần khoản chi 1.100 tỷ USD này và thêm hàng trăm tỷ USD nữa cho lưới điện toàn cầu.

Đầu tư cho năng lượng xanh xác nhận xu thế tương lai - Hình 2
Nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Động lực thúc đẩy

Khử cacbon không phải là chuyện một sớm một chiều, mà là cả một quá trình diễn ra trong nhiều thập kỷ, ngốn một lượng lớn USD. Kể từ năm 2004, thế giới đã đầu tư 6.700 tỷ USD vào việc chuyển đổi năng lượng. Để đạt được mục tiêu đầu tư 1.000 tỷ USD đầu tiên vào chuyển đổi năng lượng, thế giới đã phải mất 8 năm, từ 2004 - 2011, nhưng chỉ mất chưa đầy 4 năm để đạt được 1.000 tỷ USD tiếp theo và chưa đầy một năm để đạt được 1.000 tỷ USD mới nhất. Những khó khăn ban đầu đã vượt qua, giờ là lúc tăng tốc và động lực có thể đến từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Những lo ngại về an ninh năng lượng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine (bắt đầu vào ngày 24/2/2022) đã thúc đẩy các quốc gia ngày càng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, loại nhiên liệu trong năm qua đã chứng kiến sự tăng giá đột biến. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), việc lắp đặt năng lượng tái tạo đang gia tăng mạnh mẽ, với tổng mức tăng trưởng công suất trên toàn thế giới dự kiến sẽ vượt qua than đá để trở thành nguồn phát điện lớn nhất. Cụ thể: Năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 90% lượng điện được phát triển trên toàn cầu trong 5 năm tới.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng năng lượng tái tạo đã mở rộng nhanh chóng, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã đẩy chúng vào một giai đoạn mới phi thường với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn khi các quốc gia tìm cách tận dụng lợi ích an ninh năng lượng của mình. "Đây là một ví dụ rõ ràng về việc cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể trở thành một bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn như thế nào. Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo là rất quan trọng để giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 C", ông Birol nhấn mạnh.

Theo IEA, cuộc xung đột ở Ukraine là thời điểm quyết định đối với năng lượng tái tạo ở châu Âu, nơi các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm cách nhanh chóng thay thế khí đốt của Nga bằng các giải pháp thay thế. Ngoài châu Âu, tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo trong 5 năm tới còn được thúc đẩy bởi Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ, những nước đang thực hiện các chính sách và đưa ra những cải cách thị trường và quy định nhanh hơn so với kế hoạch trước đó để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng. Theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần một nửa công suất năng lượng tái tạo mới được bổ sung trên toàn cầu trong giai đoạn 2022 - 2027. Trong khi đó, Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ đã cung cấp hỗ trợ mới và tầm nhìn dài hạn cho việc mở rộng năng lượng tái tạo tại nước này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
MC Kỳ Duyên: "Tôi và chị Hồng Đào đều hận đàn ông giống nhau"
16:07:28 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Hạt Dẻ lột xác thật rồi, nhìn bức ảnh này mà choáng!
18:12:02 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen
16:54:04 16/11/2024

Tin mới nhất

Lý do Israel tăng cường tấn công trên mặt trận Syria

21:59:13 16/11/2024
Cách đây 10 ngày, Israel cũng đã tấn công cơ sở hạ tầng và tài sản của trụ sở tình báo Hezbollah tại Damascus. Đơn vị này trước đây được chỉ huy trực tiếp bởi chỉ huy tình báo Husain Ali Hazzima, người đã thiệt mạng tại Beirut một tháng...

APEC 2024: Hàn - Mỹ - Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác

21:50:42 16/11/2024
Cũng tại cuộc gặp, 3 nhà lãnh đạo còn thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo

21:43:37 16/11/2024
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.

Israel hoàn tất đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô thủ đô của Liban

21:42:13 16/11/2024
Các máy bay chiến đấu đã tấn công một kho tên lửa, cùng 15 bệ phóng tên lửa ở miền Nam Liban, bao gồm các bệ phóng được trang bị tên lửa dẫn đường nhắm vào lãnh thổ Israel.

Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ

21:36:35 16/11/2024
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.

Chuyên gia nói về lý do Tổng thống Nga không tham dự hội nghị COP29

21:32:05 16/11/2024
Hai bên tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đồng minh giữa Azerbaijan và Nga.

Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD

21:28:28 16/11/2024
Cùng với mục tiêu trên, Lầu Năm Góc sẽ phải chuyển giao những chiến lược quân sự cho chính quyền Trump sắp tới. Nhưng ông McCord kỳ vọng chính quyền mới có thể duy trì được phần lớn tính liên tục của chiến lược như trong quá khứ.

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine

13:58:20 16/11/2024
Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.

Nga bán được tiêm kích "bóng ma bầu trời" Su-57 đầu tiên cho nước ngoài

06:00:05 16/11/2024
Nga thông báo đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích hiện đại nhất của nước này, Su-57, nhưng không tiết lộ cụ thể bên mua.

Độc đáo nghi lễ Xaybath tại Boun Thatluang - Lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của Lào

05:08:15 16/11/2024
Đây cũng là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Philippines sơ tán người dân tránh bão Man-yi

04:59:46 16/11/2024
Đây là cơn bão thứ 6 mà Philippines phải đối mặt chỉ trong 1 tháng qua và hoạt động sơ tán người dân đã được thực hiện ngay trong ngày 15/11.

Có thể bạn quan tâm

"Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" là thợ săn Hồng Hài Nhi chính hiệu?

Sao châu á

21:47:20 16/11/2024
Sau khi ly hôn, Go Hyun Jung chăm chỉ đóng phim với hy vọng các con có thể nhìn mẹ thông qua tivi. Tuy nhiên, nữ diễn viên vướng rất nhiều tin đồn hẹn hò với các bạn diễn kém tuổi như Ha Jung Woo, Jo In Sung.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Triệu Lộ Tư trở thành trò cười

Hậu trường phim

21:17:17 16/11/2024
Chuyện là, tạo hình tù nhân của Triệu Lộ Tư trong tập mới nhất của Rèm Ngọc Châu Sa bị chỉ trích là tôn dáng một cách vô lý.

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Quán quân The Voice bị bắn

Sao âu mỹ

19:34:24 16/11/2024
TMZ đưa tin nam ca sĩ Sundance Head đã bị bắn vào bụng tại trang trại của anh ở vùng nông thôn Texas, Mỹ vào ngày 15/11.

Quang Hà: "Nhắc đến gia đình là tôi tuôn nước mắt"

Sao việt

17:46:32 16/11/2024
Do bận chạy show liên tục nên hơn 1 năm qua Quang Hà chưa gặp mẹ. Vì vậy, khi thấy con trai trên sân khấu, bà không kìm được nước mắt, nam ca sĩ cũng xúc động không kém.