Nguồn cung bất động sản giảm, người dân khó tiếp cận nhà ở
Nguồn cung bất động sản trong quý 1 năm nay vẫn eo hẹp, trong khi nhu cầu mua cao dẫn đến giá bán tăng khiến người thu nhập thấp, người có nhu cầu thật khó tiếp cận nhà ở.
Giá nhà ở tiếp tục tăng trong khi nguồn cung giảm
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1 của Bộ Xây dựng nhận định: “Giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng. Tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021. Tại Hà Nội, giá nhà chung cư tăng khoảng 4 – 5%, cao hơn so với tại TP.HCM tăng khoảng 1 – 2% so với cuối năm 2021″.
Giá căn hộ chung cư tăng trong quý 1 năm nay. Ảnh LÊ QUÂN
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Xây dựng trong 3 tháng đầu năm nay, căn hộ bình dân (giá từ 25 – 30 triệu đồng/m 2) ở các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m 2. Căn hộ bình dân tại Hà Nội chỉ có ở các khu vực xa trung tâm: Q.Hà Đông, H.Đông Anh, Gia Lâm; tại TP.HCM không có căn hộ dưới 30 triệu đồng/m 2…
Trong phân khúc căn hộ chung cư trung cấp (giá từ 30 – 50 triệu đồng/m 2), đa phần các dự án ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đều tăng giá nhẹ so với thời điểm đầu năm 2021, phổ biến đang giao dịch ở khoảng từ 33 – 48 triệu đồng/m 2.
Căn hộ cao cấp (giá trên 50 triệu đồng/m 2): tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… có một số dự án có vị trí đặc biệt, trung tâm có mức giá quảng cáo, chào bán rất cao, từ 100 – trên 200 triệu đồng/m 2.
Với loại hình bất động sản ở riêng lẻ, đất nền, tại Hà Nội, các khu vực có quy hoạch đường vành đai 4 đi qua H.Hoài Đức như gần cụm công nghiệp Dương Liễu, cầu vượt Song Phương có giá khoảng hơn 100 triệu/m 2; khu vực gần dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng giá khoảng 150 triệu đồng/m 2; khu vực đầu cầu Nhật Tân phía H.Đông Anh, giá khoảng hơn 200 triệu đồng/m 2 với những lô đẹp mặt đường lớn.
Giá đất nền ở vùng ven các đô thị Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng. Ảnh LÊ QUÂN
Tại TP.HCM, giá đất nền tại Thủ Thiêm Villa (Q.2) khoảng 125,3 triệu đồng/m 2, dự án The EverRich III (Q.7) khoảng 117,5 triệu đồng/m 2, Đông Tăng Long (Q.7) khoảng 64,4 triệu đồng/m 2, Hoàng Anh Minh Tuấn (Q.9) khoảng 91,5 triệu đồng/m 2, Kim Sơn (Q.7) khoảng 136,5 triệu đồng/m 2…
Video đang HOT
Tại Đà Nẵng, dự án FPT City (Q.Ngũ Hành Sơn) có giá khoảng 60 triệu đồng/m 2, dự án tại Halla Jade Residences (Q.Hải Châu) khoảng 90 triệu đồng/m 2…
Tại Khánh Hòa, dự án tại Khu đô thị mới Vĩnh Hòa (TP.Nha Trang) giá khoảng 125 triệu đồng/m 2, dự án tại Khu đô thị biển An Viên (TP.Nha Trang) khoảng 120 triệu đồng/m 2…
Tại Hải Phòng, dự án tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm (H.Thủy Nguyên) có giá khoảng 82,3 triệu đồng/m 2, dự án Him Lam Hùng Vương (Q.Hồng Bàng) khoảng 34,8 triệu đồng/m 2.
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư (bình quân tăng khoảng 5 – 10% so với quý trước). Khoảng cuối tháng 3, tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP.HCM, tại các tỉnh, thành Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai… lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng 15 – 20% so với cuối năm 2021 (tương tự thời điểm cuối quý 1 đầu quý 2/2021, nhưng mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn).
Nguồn cung vẫn eo hẹp
Theo Bộ Xây dựng, trong khi giá nhà ở tăng thì nguồn cung vẫn tiếp tục giảm. Trong quý 1, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ bằng 41%, trong đó, số căn hộ của các dự án chỉ bằng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2021.
Số lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây nhà ở (phân lô bán nền), trong quý 1 đã hoàn thành 9 dự án với 1.850 ô đất nền (bằng khoảng 64% so với quý 4/2021), được cấp phép mới 13 dự án với gần 4.900 ô đất nền (bằng khoảng 45% so với quý 4/2021).
Số lượng dự án chung cư thương mại giảm mạnh trong quý 1 năm nay. Ảnh LÊ QUÂN
Cũng theo Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, số lượng dự án, căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cũng giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 33,4% so với quý 4/2021 (56 dự án với hơn 10.300 căn hộ).
Nguồn cung bất động sản giảm cũng được thể hiện qua số lượng các dự án được Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, thẩm định cũng giảm: nhà ở 1.410 căn (bằng khoảng 68,2% so với quý 4/2021); căn hộ du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú đều không có dự án nào (trong quý 4/2021 cũng không có dự án nào).
Trong quý 1, số lượng các dự án bất động sản được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng cũng giảm mạnh. Cụ thể, nhà ở chỉ có hơn 7.300 căn (bằng khoảng 65% so với quý 4/2021); biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú đều không có dự án nào (quý 4/2021 cũng không có dự án nào).
Nguồn cung bất động sản giảm là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng giao dịch giảm. Cụ thể, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ chỉ 20.325 giao dịch thành công (tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Thọ, Bắc Giang, Lâm Đồng), tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, lượng giao dịch đất nền là hơn 153.000 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý 4/2021 (tại miền Bắc có hơn 20.700 giao dịch, miền Trung có hơn 42.700 giao dịch và miền Nam có hơn 90.000 giao dịch thành công).
Giá nhà tăng trong khi nguồn cung bất động sản giảm mạnh khiến người dân có nhu cầu ở thực khó tiếp cận nhà ở. Ảnh LÊ QUÂN
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng nguồn cung các dự án bất động sản được phát triển bởi các chủ đầu tư giảm mạnh. Trong khi nhu cầu của người dân lớn, các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn hàng ở vùng ven các đô thị. Do vậy, giá đất, số lượng giao dịch thành công đất nền vùng ven tăng mạnh trong thời gian qua.
Cũng theo ông Đính, khi nguồn cung giảm mà lực cầu vẫn tăng mạnh nếu không có giải pháp hạ nhiệt, về lâu dài cũng gây ra hệ luỵ xấu cho thị trường. Đặc biệt là cũng khiến cho những người có nhu cầu nhà ở thật, tầng lớp bình dân khó tiếp cận nhà ở.
“Thu nhập của người dân rất khó đuổi kịp tốc độ tăng giá của bất động sản. Do vậy, nếu tình trạng nguồn cung bất động sản eo hẹp kéo dài mà nhu cầu mua bất động sản vẫn cao, thì chắc chắn giá bán được đẩy lên. Như vậy cũng sẽ tước đi cơ hội mua nhà của người có thu nhập thấp, người có nhu cầu ở thật sẽ khó mua nhà hơn”, ông Đính phân tích.
Người dân TP.Thủ Đức 'kêu trời' vì khó đóng thuế chuyển nhượng bất động sản
Nhiều tháng qua, người dân ở khu vực TP.Thủ Đức (TP.HCM) liên tục kêu trời vì khó khăn trong việc nộp thuế chuyển nhượng bất động sản.
Hồ sơ bị "ngâm"
Chị Thanh Hòa nhà ở phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, cho biết chị bán 2 miếng đất ở quận Thủ Đức cũ và đã nộp hồ sơ tính thuế từ trước Tết Nguyên đán nhưng đến nay vẫn chưa xong, lí do là giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn giá thị trường. Cơ quan thuế yêu cầu chị kê khai, chị đã làm lại phụ lục hợp đồng theo hướng điều chỉnh giá mua bán tăng lên và làm biên bản cam kết bán đúng giá theo hướng dẫn của ngành thuế. Thế nhưng đến nay hồ sơ chuyển nhượng 2 miếng đất của chị mấy tháng trời vẫn chưa xong.
Hồ sơ tắc nghẽn tại TP.Thủ Đức khiến người dân bức xúc. Ảnh ĐÌNH SƠN
Ông Xuân Sơn ở phường Cát Lái (TP.Thủ Đức) cũng than quá mệt mỏi khi đi làm hồ sơ mua bán nhà đất từ ngày 28.12.2021 mà đến nay vẫn chưa xong, trong đó lâu nhất là khâu xác định thuế chuyển nhượng bất động sản. Cụ thể ông mua một căn nhà ở phường Cát Lái. Khi nộp hồ sơ vào hệ thống một cửa của TP.Thủ Đức có ấn định rõ ngày 13.1.2022 sẽ trả kết quả, tức nhận được sổ hồng mới cập nhật tên ông. Tuy nhiên đến ngày 16.3 mới có thông báo đóng thuế. Đóng xong chờ cả tháng rồi chưa ra sổ hồng. "Thuế muốn đóng nhanh phải qua cò, chi phí khoảng 25 triệu đồng. Nhưng mình không qua cò nên chậm và đến nay vẫn chưa nhận được sổ hồng", anh Xuân Sơn bức xúc.
Bà Tuyết Phương, một người chuyên dịch vụ hồ sơ nhà đất khu vực TP.Thủ Đức nhận xét, làm hồ sơ nhà đất, nhất là đóng thuế chuyển nhượng bất động sản ở TP Thủ Đức hiện quá chậm. Có hồ sơ ngâm 7 tháng chưa ra được thuế.
Có trễ hẹn nhưng "lót tay" thì phải chờ kiểm tra
Trước những bức xúc của người dân, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức, một lãnh đạo nơi đây lý giải rằng việc hồ sơ của người dân chậm là có nhưng không trễ quá nhiều. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 làm Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức bị ảnh hưởng, có khi chỉ còn một nửa nhân sự vì bị F0.
Chưa kể hiện nay để giải quyết hồ sơ cho người dân khi đi làm thủ tục về nhà đất, các phó giám đốc của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức được chia về 3 khu vực ngồi tiếp nhận và ký hồ sơ là quận Thủ Đức cũ, quận 2 cũ và quận 9 cũ. Sau đó mới tập hợp về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức để giám đốc ký. Điều này khiến việc lưu chuyển văn bản giữa các nơi cũng mất thời gian.
Riêng tình trạng nhân viên nhận "lót tay" mới giải quyết hồ sơ nhanh, vị lãnh đạo này cho biết sẽ rà soát lại, nếu đúng sẽ xử lý nghiêm cán bộ cấp dưới.
Luật sư Trần Minh Cường cho rằng, kê khai và nộp thuế theo giá trị mua bán thực tế là trách nhiệm của các bên theo quy định pháp luật. Khái niệm "giá thị trường" hiện rất mơ hồ và không chính xác vì thị trường luôn biến động. Hơn nữa giá rao bán và giá khớp mua bán khác nhau, người mua và người bán giá nào sẽ không bao giờ có con số chính xác, kể cả giao dịch qua ngân hàng. Việc một số nơi cào bằng các trường hợp mua bán thực tế như cắt lỗ (thấp hơn giá mua) hay ủy quyền theo pháp luật dân sự nhưng vẫn bị đóng thuế 2 lần như "chuyển nhượng giả cách" là không phù hợp thực tế và quy định của pháp luật.
"Để giải quyết tận gốc vấn đề này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ từ nhiều cơ quan chức năng (văn phòng công chứng, ngân hàng, các bên mua bán, cơ quan thuế, cơ quan công an, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai...) trong đó việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, tuyên truyền pháp luật và xử lý vi phạm là những vấn đề cần được quan tâm" luật sư Cường nói.
Theo đại đa số người dân, từ ngày sáp nhập 3 quận thành TP.Thủ Đức, các thủ tục hành chính tại đây được xử lý khá chậm chạp so với trước. Ảnh ĐÌNH SƠN
Luật sư Hoàng Thu, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng từng địa phương phải sớm có được bảng tính thuế để người dân chỉ phải thực hiện theo. Bởi, đã là giá thị trường thì có người bán đắt có người bán rẻ không ai bán giống ai. Kê khai thuế theo giá thực tế thì rất khó khăn cho cả người dân đến cơ quan nhà nước, lại dễ nảy sinh tiêu cực. Bộ luật Dân sự quy định: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Nội dung hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận của các bên kể cả giá trị hợp đồng. Đã là sự thỏa thuận giữa các bên thì giá trị chuyển nhượng có thể cao hoặc thấp hơn giá thị trường là điều bình thường, thuận mua vừa bán. Chưa kể hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải đóng 2% thuế trên giá trị chuyển nhượng. Như vậy việc ngành thuế cứ vin vào việc giá khai trong hợp đồng mua bán thấp hơn giá thị trường và trả hồ sơ về là không phù hợp quy định, thậm chí vi phạm luật.
"Hiện nay chưa có nghị định, thông tư thậm chí luật nào quy định người dân phải bán bất động sản của mình theo một mức giá cố định nào và việc mua bán vẫn là theo bộ luật Dân sự. Việc ngành thuế buộc người dân nộp thuế theo giá thị trường là áp đặt, chủ quan duy ý chí. Nếu ngành thuế vẫn làm khó cho người dân về việc này thì người dân có quyền khởi kiện hành vi hành chính này ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật", luật sư Hoàng Thu nói.
Bình Phước: Công ty tổ chức chốt cọc đất 'vui như hội' bị phạt 100 triệu đồng Liên quan vụ xôn xao clip chốt cọc đất "vui như hội" tại Bình Phước, UBND H.Lộc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Địa ốc Nam Khương do vi phạm Nghị định 16 của Chính phủ. Ngày 4.3, lãnh đạo UBND H.Lộc Ninh (Bình Phước) cho biết đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối...