Nguồn cơn khiến châu Á điêu đứng vì lũ lụt

Sau những trận lũ hồi tháng 6 và 7, Nobiron, góa phụ 54 tuổi sống gần sông Brahmaputra ở phía bắc Bangladesh, cho biết bà “chẳng còn gì”.

“Đời tôi chưa bao giờ phải chịu mất mát vì lũ lớn đến vậy. Ngôi nhà tổ tiên để lại đã trôi xuống sông, cùng tất cả những gì mà tôi xoay xở tiết kiệm được suốt cả cuộc đời”, Nobiron cho biết.

Bangladesh, quốc gia nằm ở vùng đồng bằng thường xuyên hứng lũ lụt do gió mùa, năm nay chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Từng có thời điểm 1/3 diện tích lãnh thổ quốc gia này chìm trong nước lũ.

“Những năm gần đây, tần suất lũ bất thường tại Bangladesh đã gia tăng đáng kể, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và tài sản của người dân”, Kaiser Rejve, giám đốc tổ chức phi chính phủ CARE chi nhánh Bangladesh, cho biết, nói thêm rằng tình trạng này “báo hiệu nguy cơ tần suất và cường độ lũ, cũng như sự xói mòn bờ sông, sẽ mạnh hơn trong những năm tới”.

Tuy nhiên, không chỉ Bangladesh, hiện tượng này đang diễn ra khắp khu vực châu Á. Kể từ tháng 6, những trận mưa xối xả đã dẫn tới ngập lụt trên diện rộng ở nhiều quốc gia phía đông, đông nam và nam châu Á. Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nepal, Pakistan, Mông Cổ, Ấn Độ, hàng triệu người phải di dời và hàng trăm người thiệt mạng vì lũ lụt.

Nguồn cơn khiến châu Á điêu đứng vì lũ lụt - Hình 1

Cư dân được sơ tán khỏi một khu phố ngập lụt ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, hôm 15/10. Ảnh: Reuters.

Chỉ tính riêng Trung Quốc trong năm nay, 2,7 triệu người phải sơ tán và ước tính 63 triệu người chịu ảnh hưởng vì lũ. Tổng cộng 53 sông đã chạm hoặc gần mực nước cao kỷ lục. Nhiều con đập trên lưu vực sông Trường Giang cũng không còn đủ sức chứa nước, gây ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở miền nam Trung Quốc ít nhất kể từ năm 1961.

Trong khi đó, 17 triệu cư dân thuộc khu vực Nam Á đã chịu ảnh hưởng của lũ lụt năm nay. Tình hình thậm chí có khả năng tồi tệ hơn do mưa lớn được dự báo còn tiếp diễn tại nhiều khu vực khắp châu Á.

Nhật Bản, quốc gia không còn xa lạ với thiên tai, cũng chứng kiến hình thái thời tiết ngày càng nguy hiểm. Lượng mưa kỷ lục ở tỉnh Kumamoto trên đảo Kyushu khiến ít nhất 65 người thiệt mạng hồi tháng 7. Nhiều nơi thuộc tỉnh Chiba, phía đông Tokyo, vẫn lao đao vì siêu bão Faxai hồi tháng 9 năm ngoái, khi nó tàn phá hơn 70.000 ngôi nhà, làm mất điện nhiều ngày, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người.

Miền Trung Việt Nam cũng đang hứng chịu những hậu quả từ khi bão Linfa đổ bộ hôm 11/10. Mưa lớn không ngừng gây ra lũ lụt và sạt lở đất, khiến 84 người thiệt mạng, 38 người mất tích, gần 53.000 hộ dân phải sơ tán, tính đến 18/10. Địa bàn bị thiệt hại rải khắp 10 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tình hình hiện nay cho thấy điều được dự báo từ rất lâu tại châu lục đông dân nhất thế giới dường như dần trở thành hiện thực. “Có một sự nhất quán trong những mô hình dự báo rằng biến đổi khí hậu ở châu Á sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn và những mùa mưa dữ dội hơn”, Homero Paltan Lopez, chuyên gia thủy lợi tại Đại học Oxford, Anh, cho biết.

Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến gió mùa tại khu vực, khiến lượng mưa tập trung hơn nữa vào mùa mưa và làm mùa khô kéo dài thêm. Đó chính xác là những gì đang xảy ra, tàn phá đời sống của người dân châu Á, kéo theo hệ lụy về kinh tế nặng nề hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Video đang HOT

“Tới năm 2050, 75% lượng vốn toàn cầu bị đe dọa bởi lũ lụt sẽ nằm ở châu Á. Tiểu lục địa Ấn Độ và các vùng lãnh thổ ven biển Đông Nam Á sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất”, Ruslan Fakhrutdinov, chuyên gia cộng tác với Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, cho biết hồi tháng 8.

“Khoa học ngày càng chính xác hơn. Có một điều chúng tôi biết chắc chắn, là những nơi ẩm ướt sẽ ngày càng ẩm ướt, và các khu vực khô hạn sẽ ngày càng khô hạn”, Abhas K Jha, chuyên gia thuộc chương trình quản lý rủi ro đô thị và thiên tai ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, cho biết.

Tuy nhiên, khả năng tình trạng mưa cực đoan tăng lên không đồng nghĩa với việc năm nào cũng lũ lụt. “Không chỉ lũ, các dòng chảy còn có thể biến tướng theo cách khác và khó lường hơn”, chuyên gia Lopez đánh giá, nói thêm rằng các nhà hoạch định không nên bất ngờ nếu lượng mưa trong mùa gió mùa năm sau ít hơn.

Hiện nay, để giải quyết vấn đề, hầu hết thế giới tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính, nhằm giảm tác động lâu dài của biến đổi khí hậu. Châu Á chiếm phần lớn tổng lượng khí thải carbon toàn cầu và tỷ lệ này đang gia tăng, tương ứng với tỷ lệ trong nền kinh tế toàn cầu và mức đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của châu lục này.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đối với vấn đề lũ lụt, tác động của việc giảm phát thải trong ngắn hạn và trung hạn rất hạn chế, bởi có khả năng lượng khí thải từ trước đến nay mới là nguyên nhân gây mưa cực đoan và mực nước biển dâng cao, dẫn đến lũ lụt. Hơn nữa, các yếu tố phi khí hậu, như di cư và phát triển, cũng liên quan đến tầm ảnh hưởng kinh tế – xã hội của lũ lụt.

“Theo ước tính, mỗi tuần có khoảng một triệu người di cư đến thành thị. Đó là sự bùng nổ chủ yếu không có kế hoạch, gây ra vấn đề lớn”, chuyên gia Jha tại Ngân hàng Thế giới cho biết, nói thêm rằng điều tồi tệ hơn là hầu hết xảy ra ở những thành phố vừa và nhỏ, với “khả năng thích ứng kém nhất”.

Tình trạng di cư bắt nguồn từ quá trình phát triển kinh tế kéo dài hàng thập kỷ ở châu Á. Các thành phố tại đây có thêm tổng cộng 200 triệu cư dân trong vòng 10 năm, kể từ năm 2000. Xu hướng này thể hiện rõ rệt nhất ở Trung Quốc, nhưng tốc độ đô thị hóa tại Pakistan, Indonesia và Ấn Độ cũng đang gia tăng mạnh mẽ.

Việc dân số ngày càng đông, thường định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi có khả năng hứng lũ cao, đồng nghĩa với cái giá phải trả tăng lên. Một nghiên cứu hồi tháng 7 trên tạp chí Scientific Reports chỉ ra rằng trong khi nguy cơ lũ lụt đang gia tăng trên toàn cầu, mật độ dân số châu Á, kết hợp với yếu tố các cộng đồng thường tập trung ven bờ, đồng nghĩa với việc phần lớn dân số thế giới khả năng cao chịu rủi ro vì lũ trong 80 năm tới sẽ tập trung ở châu lục này.

Những dữ liệu khác cũng phác họa bức tranh tương tự. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications năm ngoái ước tính đến năm 2050, số người từng sống tại những nơi hứng lũ do biến đổi khí hậu sẽ là 300 triệu, với các quốc gia dễ bị tổn thương nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.

Nguồn cơn khiến châu Á điêu đứng vì lũ lụt - Hình 2

Thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ngập trong nước lũ ngày 17/7. Ảnh: Reuters.

Những sự thay đổi khác do con người, như tình trạng tàn phá trên diện rộng để nuôi trồng thủy sản tại vùng rừng ngập mặn ven biển, vốn giúp hạn chế nước dâng do bão và nước mặn xâm nhập vào đất liền, khiến đất bị chìm xuống do khai thác nước ngầm quá mức. Việc mất các khu vực đầm lầy và bể chứa nước tự nhiên khác đồng nghĩa với nhiều thành phố dễ bị ngập lụt hơn, ngay cả khi không có yếu tố biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, phản ứng từ các nhà hoạch định chính sách được cho là vẫn còn lỗ hổng, dù sự phát triển của khoa học giúp cung cấp ngày càng nhiều dữ liệu về cuộc khủng hoảng.

Câu hỏi được đặt ra là liệu các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, như những con đập, có phải giải pháp hay không. Một số trận lũ lụt dữ dội đã xảy ra trên lưu vực sông Trường Giang, nơi sở hữu những cơ sở hạ tầng trị thủy quy mô lớn hàng đầu thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp. Chuyên gia Lopez cho biết việc lũ hoành hành tại nơi mà Trung Quốc dồn nỗ lực kiểm soát ngập lụt suốt nhiều thập kỷ là một “bất ngờ”.

Do đó, chuyên gia Jha đề xuất chuyển từ cái mà ông gọi là “cơ sở hạ tầng xám”, bao gồm các đập, kênh và công trình trị thủy quy mô lớn khác, sang những “cơ sở hạ tầng xanh”, có nghĩa là tập trung vào việc tăng khả năng chứa nước của các thành phố thông qua cảnh quan, đồng thời khôi phục những hệ thống sinh thái như đồng bằng ngập nước, đầm lầy và rừng ngập mặn.

“Vấn đề thường nằm ở chỗ ngay cả khi các thành phố cố gắng xử lý lũ lụt, họ vẫn quá chú trọng vào cơ sở hạ tầng xám. Đó là một phần của giải pháp, nhưng không phải tất cả. Chúng ta phải cân bằng giữa cơ sở hạ tầng xanh và xám, hoặc thiết kế đô thị sao cho hợp lý”, Jha giải thích.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trụ sở ở Manila, Philippines, ước tính chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và xám tại châu Á từ nay đến năm 2030 vào khoảng 800 tỷ USD, con số khá lớn. Tuy nhiên, cái giá phải trả nếu không hành động có thể còn cao hơn. Chỉ riêng lũ lụt ở Trung Quốc đã gây thiệt hại 25 tỷ USD trong năm nay.

Nhiều quốc gia đang mở rộng ngân sách cho vấn đề môi trường. Hồi tháng 7, Hàn Quốc công bố kế hoạch “Thỏa thuận Xanh Mới” đến năm 2025, với ngân sách lên tới 73 nghìn tỷ won (63 tỷ USD). Các mục tiêu chính bao gồm giảm khí thải carbon trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời đầu tư vào những công trình tiết kiệm năng lượng.

Đây được đánh giá là một khởi đầu tốt, nhưng Jha cho rằng cần nỗ lực lớn hơn nữa. “Chúng tôi muốn thấy nhiều hành động hơn”, ông nói.

Vạn Lý Trường Thành "nhái" xây tốn hàng triệu USD gây tranh cãi ở TQ

Một bản xây dựng "nhái" di tích Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc vừa được phát hiện ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Chính quyền thành phố đã chi hàng triệu USD xây dựng công trình này, gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội Trung Quốc về ý nghĩa và giá trị sử dụng.

Vạn Lý Trường Thành nhái xây tốn hàng triệu USD gây tranh cãi ở TQ - Hình 1

Vạn Lý Trường Thành - địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc (ảnh: CNN)

Công trình Vạn Lý Trường Thành "nhái" được xây dựng trên một dãy đồi dài 4km với những bức tường nối dài, chia theo từng tháp canh, y hệt di tích Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh.

Công trình Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng ở Bắc Kinh gắn liền với hình ảnh của vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên - Tần Thủy Hoàng. Ông cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc du mục thiểu số nơi biên giới.

Công trình quy mô và tốn kém này chính thức được hoàn thành vào thời nhà Minh.

Theo nhiều cư dân mạng Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn từ ý nghĩa lịch sử hàng ngàn năm. Vì vậy, xây dựng thêm Vạn Lý Trường Thành "nhái" là điều "vô nghĩa", lãng phí và có thể khiến du khách nước ngoài hiểu lầm.

Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, xây Vạn Lý Trường Thành "nhái" cũng tốt nếu nó kích thích du lịch địa phương.

"Quá lãng phí tiền bạc để làm ra bức tưởng đạo nhái kém chất lượng này. Chúng ta chỉ có một Vạn Lý Trường Thành. Sự duy nhất đó thể hiện giá trị của di tích", Liu - một người dùng mạng xã hội Trung Quốc - bình luận.

"Nếu địa phương nào cũng học đòi xây Vạn Lý Trường Thành nhái kiểu này thì giá trị lịch sử của di tích thật thể hiện ở đâu? Vạn Lý Trường Thành tại Bắc Kinh mới là di tích thực sự", một người khác nêu ý kiến.

Không chỉ về giá trị của di tích, nhiều người con lo ngại việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành "nhái" sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, quần thể động vật hoang dã của địa phương khi bức tường mới xây chia đôi cả khu rừng.

Vạn Lý Trường Thành nhái xây tốn hàng triệu USD gây tranh cãi ở TQ - Hình 2

Vạn Lý Trường Thành "nhái" gây tranh cãi ở thành phố Nam Xương, Giang Tây về sự lãng phí (ảnh: Hoàn cầu)

"Tại sao lại xây một bức tường cắt đôi khu rừng ra như vậy. Nó có thể ảnh hưởng môi trường sinh thái và khiến động vật hoang dã mất nơi sinh sống", một cư dân mạng tên Cai bình luận.

Công trình Vạn Lý Trường Thành ở Nam Xương được khởi công vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư 14,6 triệu USD.

"Chúng tôi không dám gọi bức tường này là Vạn Lý Trường Thành. Cái tên đó là do khách du lịch đặt. Hầu hết người đến chiêm ngưỡng bức tường do họ không có điều kiện tới Bắc Kinh", Yu - quản lý Vạn Lý Trường Thành "nhái" - nói.

Theo ông Yu, khu rừng du lịch sinh thái nơi xây Vạn Lý Trường Thành "nhái" đã đón 650.000 lượt khách/năm kể từ khi đi vào hoạt động - tăng gấp 10 lần so với trước khi bức tường được xây dựng.

"Để giảm bớt thiệt hại cho rừng cây, trong quá trình xây dựng, chúng tôi dùng những con la để vận chuyển vật liệu, thay vì dùng máy móc. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng bức tường quá giống Vạn Lý Trường Thành thật", ông Yu nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung ĐôngLoạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông
14:55:40 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim CookTổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook
22:14:00 16/05/2025
Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ănBí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn
16:40:14 16/05/2025
Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của MỹPhát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ
19:46:13 16/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ KỳTổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ
20:38:57 15/05/2025

Tin đang nóng

Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?
09:34:27 17/05/2025
Động thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn độngĐộng thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn động
06:34:24 17/05/2025
Cho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửaCho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửa
05:05:35 17/05/2025
Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?
06:44:04 17/05/2025
Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xãVụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã
08:24:33 17/05/2025
Dược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắtDược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắt
09:09:14 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái LanSao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
07:30:10 17/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóaThảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóa
06:40:07 17/05/2025

Tin mới nhất

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

10:46:01 17/05/2025
Hiện tại, Iran đang làm giàu urani ở mức độ tinh khiết 60% - cao hơn nhiều so với giới hạn 3,67% được đặt ra trong thỏa thuận năm 2015, nhưng cũng thấp hơn mức 90% cần thiết cho vật liệu cấp vũ khí.
Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

10:45:00 17/05/2025
Đại diện Baidu cho biết, nếu được triển khai thành công, hệ thống AI này có thể tạo điều kiện cho một giao tiếp cảm xúc sâu sắc hơn và hiểu biết hơn giữa động vật và con người, cải thiện độ chính xác và hiệu quả của giao tiếp giữa các l...
Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

10:44:35 17/05/2025
Quan chức hai nước nhất trí rằng những nỗ lực song phương nhằm hiện đại hóa Lực lượng Vệ binh quốc gia Saudi Arabia đang diễn ra suôn sẻ và cam kết sẽ đạt được những kết quả rõ rệt vào cuối năm nay.
Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

10:30:13 17/05/2025
Quan chức hàng đầu của Ukraine ước tính số quân nhân Nga đang tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.
Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

10:03:13 17/05/2025
Trong bản cập nhật tình báo, bộ này ước tính rằng các vụ nổ có thể đã gây ra thiệt hại lớn nhất về đạn dược của Nga do nguyên nhân chủ quan kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

22:15:47 16/05/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện , đồng thời đảm bảo nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

22:11:57 16/05/2025
Nga muốn đàm phán trực tiếp song phương với Ukraine thay vì một cuộc họp 4 bên với sự tham gia cả của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

22:05:40 16/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin càng sớm càng tốt khi 2 nhà lãnh đạo sắp xếp được lịch trình.
Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

20:51:15 16/05/2025
Trong cuộc xung đột với Pakistan vừa qua, quân đội Ấn Độ đã sử dụng cả tên lửa BrahMos của liên doanh Nga - Ấn và SCALP của Pháp, vậy tên lửa nào có ưu điểm vượt trội hơn trong thực chiến?
Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

20:40:55 16/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 12/5 cho biết, việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

20:38:02 16/05/2025
Video ghi cảnh những thiếu nữ mặc áo choàng trắng lắc mái tóc dài khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm UAE là một phần trong màn trình diễn văn hóa truyền thống được gọi là Al-Ayyala.
Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

20:32:42 16/05/2025
Dù chưa xác định thời điểm cụ thể cho cuộc gặp tiềm năng với ông Putin, ông Trump bày tỏ hy vọng tình hình an ninh toàn cầu sẽ trở nên an toàn hơn nhiều trong vòng hai đến ba tuần tới.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"

Sao việt

11:23:00 17/05/2025
Nhưng tôi vẫn thấy yêu thương, vẫn thấy biết ơn dù sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng nhiều , hoa hậu nổi tiếng cả nước chia sẻ.
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?

Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?

Nhạc quốc tế

11:20:33 17/05/2025
Mệnh danh là hoa hậu Kpop nhưng chị cả BLACKPINK lại đang đối mặt với việc liên tục tụt follower. Điều này khiến cộng đồng mạng đặt nghi vấn cô bị khán giả quay lưng .
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!

Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!

Nhạc việt

11:15:01 17/05/2025
Nhiều fan còn ước rằng, ca khúc này sẽ có 1 phiên bản MV khác phù hợp hơn với ca khúc, không sến rện và cũ kĩ như MV vừa ra mắt 2 ngày trước.
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới

12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới

Netizen

11:13:27 17/05/2025
Vào tháng 3, trên nền tảng Instagram, một đoạn video một loại côn trùng có khả năng đặc biệt đã thu hút hơn 12,7 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn bình luận.
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?

Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?

Sao châu á

11:10:38 17/05/2025
Sau ồn ào trốn thuế từng khiến hình ảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Tống Tổ Nhi bất ngờ có cú lội ngược dòng ngoạn mục với bộ phim Khom Lưng. Chỉ sau 3 ngày lên sóng, tác phẩm do cô đóng chính đã đạt được thành tích cực kỳ ấn tượng trên ...
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Tin nổi bật

11:04:39 17/05/2025
Đến 9h30 ngày 17/5, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện thi thể của 3 trong số 5 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở ở công trường thi công của công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y

Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y

Pháp luật

11:04:31 17/05/2025
Để có chứng chỉ hành nghề y mà không đi thực hành tại bệnh viện, 4 bác sĩ đã liên hệ và chi hàng trăm triệu đồng để được cấp chứng nhận này tại Đắk Lắk.
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm

Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm

Thế giới số

11:04:19 17/05/2025
Với những thành công này, giá trị thị trường của Netflix đã đạt mức 416,22 tỷ USD, đưa gã khổng lồ này lọt vào danh sách 20 công ty có giá trị nhất thế giới.
Honda CBR650R 2025 chính thức trình làng, có E-Clutch cực ấn tượng!

Honda CBR650R 2025 chính thức trình làng, có E-Clutch cực ấn tượng!

Xe máy

10:49:21 17/05/2025
Honda tại Ấn Độ mới đây đã ra mắt phiên bản 2025 dành cho bộ đôi CB650R và CBR650R với điểm nhấn là việc áp dụng E-Clutch.
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'

Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'

Sức khỏe

10:46:05 17/05/2025
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thường xuyên sử dụng chanh để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Thiết kế trễ vai chinh phục mọi cô nàng với vẻ ngoài quyến rũ

Thiết kế trễ vai chinh phục mọi cô nàng với vẻ ngoài quyến rũ

Thời trang

10:44:11 17/05/2025
Là biểu tượng cho vẻ đẹp đầy nữ tính, ngọt ngào, những thiết kế trễ vai một lần nữa chứng minh vị thế độc tôn qua những bản phối vô cùng bắt mắt.